Câu nói "Bố mẹ làm tất cả là vì con", tưởng là tình yêu nhưng thực chất hại con

Thi Thi - Ngày 01/10/2023 13:40 PM (GMT+7)

Bố mẹ được khuyên nên hạn chế thể hiện tình yêu thương với con theo cách áp đặt, bởi có thể ảnh hưởng đến hình thành tính cách của trẻ.

Khi đối diện với trẻ không vâng lời, nhiều phụ huynh thường sử dụng câu như: "Bố mẹ làm tất cả điều này là vì con" nhằm cố gắng để trẻ nhận thức về sự cống hiến và chăm chỉ của cha mẹ.

Tuy nhiên, theo góc độ tâm lý từ các chuyên gia, đây được xem là một loại bạo lực lặng lẽ, dưới vỏ bọc tình yêu, vô tình đặt lên trẻ một áp lực về việc phải đáp ứng và trân trọng những gì bố mẹ làm. Trẻ có thể cảm thấy bị ràng buộc và không tự do để thể hiện ý kiến và sự lựa chọn cá nhân.

Trong một số trường hợp, đứa trẻ cảm thấy mọi hành động đều phải phục vụ lợi ích của bố mẹ, bản thân sẽ dần bị hạn chế trong việc thể hiện sự sáng tạo và khám phá các lựa chọn cá nhân. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng phát triển sự đa dạng của trẻ.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ nên hạn chế thể hiện tình yêu thương với con theo cách áp đặt, bởi có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của trẻ trong tương lai.

Câu nói amp;#34;Bố mẹ làm tất cả là vì conamp;#34;, tưởng là tình yêu nhưng thực chất hại con - 2

Một đứa trẻ bị ràng buộc bởi tình yêu sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?

Khó thể hiện được cái tôi

Mỗi người đều là một cá thể độc lập và là sự tồn tại duy nhất trên thế giới này. Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên trong một môi trường giáo dục kiểm soát, quyền tự do dần bị hạn chế, không có ý kiến độc lập và mất cái tôi riêng trong tiềm thức.

Trong môi trường này, ý kiến của bố mẹ luôn được coi là đúng, và trẻ chỉ việc tuân thủ theo chỉ dẫn đó là đủ. Trường hợp trẻ không nhận được sự hướng dẫn, thường cảm thấy bối rối và không biết làm thế nào để đưa ra quyết định.

Một số phụ huynh thường sử dụng các phương pháp khiến trẻ cảm thấy có lỗi để kiểm soát, đứa trẻ dễ dần thu mình lại. Trong mối quan hệ tương tác với người khác, khi xảy ra xung đột, phản ứng tự nhiên của trẻ là tự trách mình, hay tìm cách bào chữa cho người khác.

Những đứa trẻ này thường nhạy cảm, sợ xung đột, sợ làm người khác thất vọng và luôn lo lắng rằng bản thân không đáng yêu. 

Nhiều đứa trẻ thường nhạy cảm, sợ xung đột, sợ làm người khác thất vọng và luôn lo lắng rằng bản thân không đáng yêu.

Nhiều đứa trẻ thường nhạy cảm, sợ xung đột, sợ làm người khác thất vọng và luôn lo lắng rằng bản thân không đáng yêu. 

Khó có cơ hội bộc lộ tài năng

Truyền thông Trung Quốc từng đưa tin về thiên tài trẻ Wei Yongkang, với việc hoàn thành trung học cơ sở vào tuổi 4, được nhận vào trường Đại học vào tuổi 13 và Học viện Khoa học Trung Quốc vào tuổi 19. Tuy nhiên, sau đó, Wei Yongkang đã bị đuổi học vì anh thiếu các kỹ năng sống và giao tiếp cơ bản.

Nghiên cứu kỹ hơn cho thấy rằng điều này có liên quan chặt chẽ đến mẹ của Wei Yongkang, để ép con trai hoàn thành ước mơ học tập của mình, bà đã yêu cầu con trai phải nghiêm túc tuân theo kế hoạch giáo dục của mình, không cho phép con làm bất cứ điều gì không liên quan đến học tập.

Để đảm bảo rằng đứa trẻ tập trung tối đa vào mục tiêu của mình, người mẹ chịu kiểm soát tất cả khía cạnh trong cuộc sống và không bao giờ cho phép con làm sai. Điều này khiến Wei Yongkang ở trong trạng thái căng thẳng một thời gian dài, cậu không thể giao tiếp, hay sinh hoạt như thanh niên bình thường, mà tất cả phụ thuộc vào người mẹ. 

Dễ nổi loạn

Trong thời gian gần đây, nhiều trường hợp trẻ bị trầm cảm hoặc gặp các vấn đề về tâm lý tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này liên quan đến việc, nhiều phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến cảm xúc của con cái và thể hiện sự kiểm soát bằng cách áp đặt.

Sự áp đặt bằng tình yêu sẽ làm cho những cảm xúc tiêu cực của trẻ không được giải tỏa và tiếp tục tích tụ. Khi áp lực trở nên quá lớn đến mức trẻ không thể chịu đựng, trẻ dễ trở nên nổi loạn để đối đầu với sự kiểm soát từ bố mẹ.

Trẻ khó có cơ hội bộc lộ tài năng vì sự kiểm soát của bố mẹ.

Trẻ khó có cơ hội bộc lộ tài năng vì sự kiểm soát của bố mẹ.

Câu nói amp;#34;Bố mẹ làm tất cả là vì conamp;#34;, tưởng là tình yêu nhưng thực chất hại con - 5

Vậy vì sao bố mẹ lựa chọn yêu con theo cách áp đặt?

Những bậc phụ huynh chưa thể hiện tình yêu thương con đúng cách có thể ảnh hưởng từ phương pháp giáo dục gia đình trước đây. Do lớn lên trong một môi trường như vậy, bản thân bố mẹ trong vô tình giáo dục con cái theo cách tương tự, tạo ra một vòng xoáy ảnh hưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Theo quan điểm ban đầu là mong muốn bảo vệ và tránh cho con phải chịu những thiệt hại mà bản thân đã từng trải qua.

Không thể phủ nhận rằng đây là cách cần thể hiện tình yêu thương với con. Tuy nhiên, bố mẹ vô tình bỏ qua rằng đứa trẻ là một cá nhân độc lập với ý thức, quyền tự chủ cá nhân riêng.

Vì vậy, khi trẻ đến giai đoạn thay đổi nhận thức sẽ thể hiện ý kiến ​​khác nhau, bố mẹ thường cảm thấy tình yêu dành cho con không được thấu hiểu. Sự mâu thuẩn này dần dẫn đến sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái.

Ở một mức độ nào đó, nếu bố mẹ thường nói "Bố mẹ làm tất cả là vì con" có thể không biết làm thế nào để ứng xử với quá trình lớn lên của đứa trẻ, vì vậy thường chọn cách sử dụng cảm xúc để đánh thức cảm giác có lỗi trong con.

Câu nói amp;#34;Bố mẹ làm tất cả là vì conamp;#34;, tưởng là tình yêu nhưng thực chất hại con - 6

Bố mẹ nên làm gì để thể hiện tình yêu thương đúng cách với con?

Câu nói amp;#34;Bố mẹ làm tất cả là vì conamp;#34;, tưởng là tình yêu nhưng thực chất hại con - 7

Các chuyên gia khuyên rằng, để tạo dựng mối quan hệ gần gũi, thấu hiểu với con trẻ, bố mẹ có thể tham khảo 3 cách sau đây. 

Tôn trọng trẻ 

Sun Yunxiao, một chuyên gia giáo dục, đã từng nói: "Điều kiện tiên quyết để giáo dục trẻ là hiểu trẻ, và điều kiện tiên quyết để hiểu trẻ là tôn trọng trẻ."

Hay Bi Shumin đã từng nói: "Cuộc đời của một đứa trẻ có quỹ đạo riêng của nó."

Bố mẹ luôn được khuyên nên cần nhận thức rõ ràng rằng con cái là những cá nhân độc lập, không phải là sự mở rộng của bản thân. Vì vậy, nên tạo điều kiện cho trẻ lựa chọn, thay vì áp đặt các lựa chọn lên trẻ.

Để làm được điều này, bố mẹ nên lắng nghe nhiều hơn và không áp đặt mong muốn của mình lên con. Dù biết rằng sự lựa chọn của trẻ có thể dẫn đến những con đường khác nhau, bố mẹ có thể nhắc nhở và hướng dẫn, thay vì sử dụng tình yêu thương như một cớ để ngăn cản trẻ.

Bố mẹ luôn được khuyên nên cần nhận thức rõ ràng rằng con cái là những cá nhân độc lập.

Bố mẹ luôn được khuyên nên cần nhận thức rõ ràng rằng con cái là những cá nhân độc lập.

Không lo lắng về mâu thuẫn

Trong quá trình trẻ trưởng thành, đến một giai đoạn nhất định, việc bất đồng ý kiến với bố mẹ, hay xảy ra mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi.

Các chuyên gia khuyên bố mẹ nên chấp nhận thực tế này và sẵn sàng đối mặt với thách thức từ con cái trong tương lai. Như vậy, khi đối diện với sự khác biệt quan điểm với trẻ, bố mẹ sẽ không cảm thấy thất vọng, như thể trẻ đã làm điều gì đó hoàn toàn vô lý.

Thực tế, đằng sau những xung đột này là giai đoạn cần thiết để trẻ tiến tới sự độc lập và trưởng thành. Khi mâu thuẫn nảy sinh, nếu bố mẹ biết kiềm chế cảm xúc và cố gắng nhìn vấn đề từ góc độ của trẻ, sẽ dễ tạo dựng mối quan hệ ấm áp, gần gũi hơn trong gia đình.

Yêu con nhưng cũng yêu bản thân 

Tình yêu thường mang đến sự ấm áp, nhưng cũng có thể gây áp lực khó chịu. Khi bố mẹ dành tất cả tình yêu thương cho con mà không quan tâm đến bản thân, có thể rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan về tâm lý.

Bố mẹ có thể cảm thấy rằng đã cho đi quá nhiều, vì vậy đứa trẻ phải sống theo ý mình. Đồng thời, nếu bố mẹ không chấp nhận sự phản kháng của trẻ, có thể cảm thấy như bị phản bội tinh thần.

Đối với trẻ, tình yêu thương như vậy có thể tạo ra áp lực, làm bản thân cảm thấy ngột ngạt. Điều quan trọng là bố mẹ hiểu cách yêu thương con, mà vẫn yêu thương chính bản thân mình.

Khi cha mẹ biết cách yêu thương và làm hài lòng bản thân, sẽ không bị cuốn vào những chi tiết nhỏ nhặt. Môi trường gia đình sẽ trở nên thoải mái và hòa hợp hơn.

Điều quan trọng là bố mẹ hiểu cách yêu thương con, nhưng vẫn yêu thương chính bản thân mình.

Điều quan trọng là bố mẹ hiểu cách yêu thương con, nhưng vẫn yêu thương chính bản thân mình.

Khi trẻ nói: Mẹ ơi, con muốn mua ..., câu trả lời của mẹ sẽ định hình tính cách con
Trên thực tế với những bậc cha mẹ có cách ứng xử khác nhau thì trẻ cũng sẽ hình thành những tính cách khác nhau khi lớn lên.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm