Chuyên gia giáo dục: "Trẻ em có kỹ năng xã hội tốt thường đạt điểm cao và học giỏi hơn"

Kiều Trang - Ngày 13/05/2023 19:02 PM (GMT+7)

Các chuyên gia tâm lý, giáo dục cho rằng, những đứa trẻ có kỹ năng xã hội phát triển vượt trội thì thường sẽ đạt được thành tích tốt hơn so với những đứa trẻ khác.

Nhà tâm lý học Piaget từng nói: "Thời thơ ấu thường có hai thế giới, một là thế giới tương tác với bố mẹ, hai là thế giới của những người bạn đồng hành". Khi trẻ lớn lên, đi học mẫu giáo, hòa nhập tập thể, thích nghi với xã hội thì việc giao tiếp xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Giáo sư Martha Bronson của Đại học Boston cũng đã đề cập trong cuốn sách của mình: Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã phát hiện ra rằng, những người có kỹ năng tương tác cao với các bạn cùng lớp trong trường, và dễ được bạn bè chấp nhận sẽ có thành tích học tập và tương lai tốt hơn trong cuộc sống.

Ngay cả đối với trẻ mẫu giáo, việc trẻ có thể kết bạn mới hay không và liệu trẻ có hoà nhập hay không, có thể dự đoán mức độ nhiệt tình của trẻ trong lớp học, và những đứa trẻ này có thể độc lập hoàn thành bài tập về nhà do giáo viên giao. Vậy kỹ năng xã hội quan trọng như vậy thì trẻ cần vun đắp nó như thế nào?

Chuyên gia giáo dục: amp;#34;Trẻ em có kỹ năng xã hội tốt thường đạt điểm cao và học giỏi hơnamp;#34; - 2

Chuyên gia giáo dục: amp;#34;Trẻ em có kỹ năng xã hội tốt thường đạt điểm cao và học giỏi hơnamp;#34; - 3

Trau dồi khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ - Vai trò của bố mẹ rất quan trọng

Điểm quan trọng nhất trong việc trau dồi kỹ năng xã hội là trau dồi khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ, và để trau dồi khả năng diễn đạt của trẻ, vai trò của bố mẹ là rất quan trọng.

Dana Suskind đã đề cập trong cuốn "Parents' Language": "Môi trường ngôn ngữ đầu đời chính là chìa khóa ảnh hưởng đến khả năng học tập cuối cùng của trẻ. Trẻ càng cảm nhận được ngôn ngữ của bố mẹ thì khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ càng tốt".

Đừng hy vọng đứa trẻ có thể nói được nhiều từ phong phú ở tuổi lên ba, nếu những từ mà bố mẹ nói với con cái rất ít và sự tương tác giữa bố mẹ và con cái vô cùng hạn chế. Bởi vì, sẽ rất khó cho một cặp bố mẹ không giỏi nói để nuôi dạy một đứa trẻ có thể nói tốt.

Trên thực tế, những ông bố bà mẹ có kỹ năng giao tiếp tốt, có xu hướng giúp con cái phát triển mạnh mẽ hơn các kỹ năng nhận thức và ngôn ngữ. Về cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, chứ không khó khăn như một số bố mẹ phàn nàn rằng bản thân không có khả năng trò chuyện hay tương tác cùng con.

Bước đầu tiên, bố mẹ hãy sử dụng nhiều câu hỏi mở hơn, hỏi tại sao và phải làm gì, để trẻ suy nghĩ rộng hơn và thể hiện nhiều hơn. Thứ hai, lắng nghe cũng là một cách dạy con kỹ năng nói hiệu quả, thay vì rao giảng nhiều và coi đó là điều hiển nhiên thì bố mẹ hãy cho trẻ cơ hội để bày tỏ quan điểm của bản thân, như vậy sẽ giúp trẻ có thể nói nhiều hơn.

Ngoài ra, đừng ghét sự ngây thơ và lém lỉnh trong những cuộc trò chuyện của trẻ em, trên đường từ trường về nhà, trong bữa ăn và trước khi đi ngủ, đều là cơ hội tốt để bố mẹ tạo môi trường trò chuyện cùng con. Đồng thời, bố mẹ nên khuyến khích trẻ thể hiện sự mạnh dạn, nâng cao sự tự tin để dần cải thiện các kỹ năng xã hội của trẻ.

Chuyên gia giáo dục: amp;#34;Trẻ em có kỹ năng xã hội tốt thường đạt điểm cao và học giỏi hơnamp;#34; - 4

Khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ nâng cao nếu bố mẹ tương tác thường xuyên với trẻ.

Chuyên gia giáo dục: amp;#34;Trẻ em có kỹ năng xã hội tốt thường đạt điểm cao và học giỏi hơnamp;#34; - 5

Nói cho trẻ biết các quy tắc và chi tiết của giao tiếp giữa các cá nhân sớm

Một số trẻ em thường gặp khó khăn trong giao tiếp giữa các cá nhân, không phải vì trẻ không thể diễn đạt, mà vì bản thân đã tỏ thái độ không lịch sự và xúc phạm người khác mà lại không hề cảm nhận được điều đó.

Ví dụ, một người đã từng chia sẻ về trải nghiệm xã hội của con trai anh ấy. Một lần đưa con đi chơi xúc cát ở khu vui chơi trẻ em trong cộng đồng, đứa trẻ đã dùng bộ dụng cụ chơi xúc cát mới mua để xây lâu đài cát. Chơi được một lúc thì có một bé gái đi tới muốn chơi cùng, nhưng con trai anh không muốn chia sẻ đồ chơi nên đã hét lớn: “Đi đi!

Bé gái còn chưa kịp nói chuyện, mẹ của cô bé đã đi tới và nhẹ nhàng ngỏ lời: “Tiểu soái ca, con có thể để bạn chơi cùng được không?” Lúc này con trai anh ấy đã từ chối thẳng: “Con không muốn chơi với mấy đứa hay khóc!” Nói xong, thằng bé liền nhăn mặt với bạn gái. Mẹ của bé gái rõ ràng đã rất tức giận, nhưng không biết xử lý như thế nào nên chỉ biết dỗ dành và an ủi con gái mình.

Thông qua hành vi xã hội này, các bậc bố mẹ có thể thấy rằng vẫn cần phải dạy trẻ một số phép xã giao đơn giản. Trẻ em trước khi vào tiểu học sẽ có một số hành vi xấu ngoài xã hội như đánh người khác, nổi cơn thịnh nộ, chửi bậy, giật đồ chơi của trẻ khác,...

Việc có những hành vi trên đến một giai đoạn nào đó là rất không bình thường. Vì vậy bố mẹ cần ngăn chặn càng sớm càng tốt và cho con biết những hành vi khiếm nhã, thô lỗ không được hoan nghênh ở bất cứ đâu và đặc biệt là nói cho trẻ hiểu về hậu quả của nó.

Khi đứa trẻ lớn lên, phép lịch sự cần được thiết lập mọi lúc mọi nơi. Chẳng hạn như luôn biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc, không lấy đồ của người khác khi chưa được phép, không bình phẩm về ngoại hình của người khác, không dễ dàng cắt ngang cuộc nói chuyện của người khác, không dễ dàng làm phiền người khác...

Lịch sự là tấm giấy thông hành quan trọng nhất trong giao tiếp giữa người với người, nếu không biết tôn trọng người khác thì nhất định sẽ không được người khác tôn trọng. Là bố mẹ thì nên cho con cái hiểu chân lý này ngay từ khi còn nhỏ, để con có thể trở thành một người biết tôn trọng người khác trong tương lai.

Chuyên gia giáo dục: amp;#34;Trẻ em có kỹ năng xã hội tốt thường đạt điểm cao và học giỏi hơnamp;#34; - 6

Để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, trẻ cần được dạy về các quy tắc trong giao tiếp xã hội.

Chuyên gia giáo dục: amp;#34;Trẻ em có kỹ năng xã hội tốt thường đạt điểm cao và học giỏi hơnamp;#34; - 7

Tôn trọng cá tính của trẻ - Đừng ép trẻ thay đổi bản thân

Có một bộ phim tài liệu tên là "Post-Zero", trong đó nhân vật chính Yiyi là một cô bé trông đặc biệt "khác" ở trường mẫu giáo. Cô bé ấy thích ở một mình, chơi với đất một mình, đọc sách một mình, ngủ một mình, ăn một mình...

Mọi người đều tò mò: "Tại sao Yiyi không thích chơi với người khác?" Năm 3 tuổi, cô bé ấy đã trả lời bằng giọng trẻ thơ rằng: "Con chỉ thích một mình, và mỗi người đều có sự lựa chọn của riêng mình".

Vì lo lắng, hiệu trưởng đã liên lạc với bố mẹ của Yiyi, giải thích tình hình và hy vọng rằng bố mẹ có thể hướng dẫn nhiều hơn và giúp Yiyi hòa đồng hơn. Lúc đầu mẹ Yiyi hơi ngạc nhiên khi nghe điều đó. Bởi vì cả cô và bố của Yiyi đều khá trầm tính, nên trong mắt họ, Yiyi thích ở một mình cũng là chuyện bình thường.

Chuyên gia giáo dục Montessori từng có một câu nói rất nổi tiếng: "Không người lớn nào có thể gánh thay gánh nặng của trẻ nhỏ, hay lớn lên thay cho nó. Đúng vậy, mỗi đứa trẻ có một sứ mệnh riêng, một con đường phát triển riêng mà chúng cần tự đi. Không ai có thể làm thay hay nên giúp nó cả, việc ta cần làm là giúp nó “tự làm” lấy để phát triển độc lập, mạnh mẽ. Đừng để tình yêu của mình cản trở đứa trẻ được lớn lên theo cách của nó".

Không phải tất cả trẻ em đều là những người hòa đồng tuyệt vời và đối với một số trẻ, ở một mình có thể là cách chúng tích lũy năng lượng. Tôn trọng cá tính của mỗi đứa trẻ có thể giúp hướng dẫn trẻ từ từ hòa nhập vào nhóm theo tốc độ của riêng mình, nhưng bố mẹ không thể can thiệp mạnh mẽ và cố tình thay đổi cá tính của trẻ, nếu không có thể phản tác dụng.

Chuyên gia giáo dục: amp;#34;Trẻ em có kỹ năng xã hội tốt thường đạt điểm cao và học giỏi hơnamp;#34; - 8

Mỗi đứa trẻ đều có cá tính riêng, bố mẹ nên tôn trọng để giúp trẻ phát triển lành mạnh.

Thi đạt điểm 10 nhưng mẹ không thực hiện lời hứa, hành vi của bé trai sau đó khiến chuyên gia xót xa: Mẹ thế sao dạy được con
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui chia sẻ với bố mẹ về vấn đề giáo dục con trở thành một đứa trẻ biết giữ lời hứa, trọng chữ tín.

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con