Chuyên gia nói, cho trẻ quá nhiều hay quá ít tiền tiêu vặt đều không tốt, làm đúng sẽ là 4 cách này

Thi Thi - Ngày 12/05/2024 12:20 PM (GMT+7)

Theo chuyên gia, cách bố mẹ cho trẻ tiền tiêu vặt cũng ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của con sau này.

Giáo sư tâm lý Li Meijin từng đặt vấn đề: Tại sao trẻ em làm mọi việc chỉ vì vài đồng? Vấn đề nằm ở tiền tiêu vặt. Theo vị chuyên gia này, việc cho trẻ quá nhiều hay quá ít tiền tiêu vặt, đều không tốt, sẽ có ảnh hưởng nhất định đến phát triển tính cách và xu hướng trẻ nhìn nhận về tiền.

Giáo sư Li cho rằng, nhiều trẻ không có khả năng quản lý tiền bạc, rất dễ gặp rắc rối nếu được cấp quá nhiều hoặc quá ít. Nếu bố mẹ đưa cho con tiền tiêu vặt quá nhiều, trẻ sẽ nghĩ rằng kiếm tiền dễ dàng và sẽ tiêu xài hoang phí. 

Cho tiền tiêu vặt tuy là việc nhỏ nhưng lại ảnh hưởng đến quỹ đạo cuộc đời của trẻ. Trẻ em phải đối mặt với tiền bạc trong suốt cuộc đời. Vì vậy, bố mẹ cần giúp trẻ hình thành quan điểm đúng đắn về tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ.

Vậy nên cho tiền tiêu vặt khi nào, nên cho như thế nào và cho bao nhiêu? Giáo sư Li gợi ý những cách sau đây.

Chuyên gia nói, cho trẻ quá nhiều hay quá ít tiền tiêu vặt đều không tốt, làm đúng sẽ là 4 cách này - 1

Bắt đầu cho trẻ tiền tiêu vặt khoảng 7 tuổi

Khi trẻ khoảng 7 tuổi, tính tự chủ ngày càng mạnh mẽ, mối quan hệ xã hội dần được mở rộng, trẻ có hiểu biết cơ bản về các con số, tiền bạc và mong muốn tiêu dùng độc lập. Đây là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển, khi trẻ bắt đầu khám phá và học cách quản lý tài chính cá nhân.

Nếu bố mẹ không cho trẻ tiền tiêu vặt vào lúc này, trẻ sẽ không thể mua được những món đồ nhỏ mà mình thích. Điều này có thể gây ra sự thất vọng và tiềm tàng những hệ lụy tiêu cực. Trẻ có thể cảm thấy bị bỏ lại phía sau bạn bè khi không thể tham gia vào hoạt động mua sắm nhỏ, gây ra sự khác biệt và áp lực xã hội.

Có thể bắt đầu cho trẻ tiền tiêu vặt khoảng 7 tuổi.

Có thể bắt đầu cho trẻ tiền tiêu vặt khoảng 7 tuổi.

Trong khi đó, trẻ nhìn vào các bạn khác đều có khoản tiêu vặt nhất định, ham muốn tiền bạc sẽ ngày càng nhiều. Nếu nhu cầu sử dụng tiền không được đáp ứng, trẻ càng lớn thì càng dễ hình thành những hành vi xấu. Cảm giác không thỏa mãn và khao khát tiền bạc có thể thúc đẩy trẻ vào những hành vi không đúng đắn, vì trẻ còn thiếu kiến thức và khả năng đánh giá đúng sai.

Do đó, trong việc giáo dục tài chính, bố mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận và hiểu về giá trị của tiền bạc. Thay vì từ chối hoàn toàn, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách quản lý tiền một cách có trách nhiệm. Điều này giúp trẻ hiểu rõ giá trị của tiền, cách tiết kiệm và sử dụng một cách hợp lý.

Chuyên gia nói, cho trẻ quá nhiều hay quá ít tiền tiêu vặt đều không tốt, làm đúng sẽ là 4 cách này - 3

Số tiền tiêu vặt cần được lên kế hoạch kỹ lưỡng

Tiền tiêu vặt không được cho nhiều như ý muốn mà phải được hoạch định theo nhu cầu thực tế của trẻ. Ví dụ, khi một học sinh lớp 3 tiểu học ra ngoài và bắt xe buýt, hay khi trẻ cảm thấy khát nước và cần uống nước, hoặc khi được bạn mời đi ăn vặt. Trong những trường hợp như vậy, trẻ phải có tiền để mua đồ ăn vặt hoặc nước đáp lại bạn bè.

Do đó, bố mẹ cần tính toán một khoản tiêu vặt hợp lý cho con, dựa trên mức độ phù hợp với thu nhập gia đình. Việc này giúp trẻ hiểu rằng tiền không phải là vô tận và phải sử dụng một cách có trách nhiệm và cân nhắc.

Số tiền tiêu vặt cần được lên kế hoạch kỹ lưỡng.

Số tiền tiêu vặt cần được lên kế hoạch kỹ lưỡng.

Đồng thời, bố mẹ cũng phải giới hạn phạm vi tiêu dùng của con ở độ tuổi này. Nếu trẻ muốn mua một món đồ mà vượt quá giới hạn tiền tiêu vặt đã được xác định trước đó, bố mẹ cần giải thích cho con rằng sẽ phải đợi đến lần sau hoặc tiết kiệm thêm để có đủ số tiền. 

Bằng cách này, khi trẻ tiêu tiền, trước tiên trẻ sẽ nhìn vào giá của món đồ đó và đánh giá xem nó có vượt quá khả năng hay không. Trẻ sẽ phải suy nghĩ và đưa ra quyết định có nên mua hay không.

Quá trình này giúp trẻ chi tiêu số tiền tiêu vặt có hạn của mình một cách có kế hoạch và khả năng quản lý tiền dần dần trở nên tốt hơn.

Chuyên gia nói, cho trẻ quá nhiều hay quá ít tiền tiêu vặt đều không tốt, làm đúng sẽ là 4 cách này - 5

Khoảng thời gian đưa tiền tiêu vặt cần hợp lý

Đối với trẻ tiểu học, khả năng tự chủ còn kém, nên việc phân bổ tiền tiêu vặt một cách hợp lý là rất quan trọng. Một phương pháp có thể áp dụng là cho trẻ một lần tiền tiêu vặt mỗi tuần. Điều này giúp trẻ có thời gian để học cách quản lý và sử dụng tiền một cách có trách nhiệm.

Tuy nhiên, khi trẻ bước vào cấp hai, khả năng tính toán và quản lý tiền bạc đã tiến bộ. Do đó, bố mẹ có thể điều chỉnh phương thức phân bổ tiền tiêu vặt, ví dụ như cho trẻ mỗi tuần một lần, hay sau hai tuần. Việc này sẽ tạo cơ hội cho trẻ rèn luyện khả năng quản lý thời gian và tiền bạc, trẻ cũng sẽ học được cách chờ đợi và tiết kiệm để có đủ tiền tiêu vặt trong khoảng thời gian dài hơn.

Tạo cơ hội cho trẻ rèn luyện khả năng quản lý thời gian và tiền bạc.

Tạo cơ hội cho trẻ rèn luyện khả năng quản lý thời gian và tiền bạc.

Khi trẻ vào trường trung học phổ thông, có thể xem xét việc trao tiền tiêu vặt mỗi tháng một lần. Lúc này, trẻ đã trưởng thành và có thể đảm nhận trách nhiệm quản lý tiền bạc một cách tốt hơn. Việc nhận một khoản tiền tiêu vặt lớn và theo chu kỳ tháng sẽ giúp trẻ học cách phân bổ tiền cho các nhu cầu trong thời gian dài, lập kế hoạch chi tiêu một cách tỉ mỉ hơn.

Từ từ kéo dài khoảng cách giữa các lần nhận tiền tiêu vặt có thể giúp trẻ giảm bớt thói quen tiêu dùng bốc đồng và tăng cường khả năng phân bổ và kiểm soát tiền bạc. Trẻ sẽ học cách đánh giá mức độ ưu tiên của các nhu cầu và đặt ưu tiên trong việc sử dụng tiền. Đồng thời, việc chờ đợi và tiết kiệm để có một khoản tiền lớn hơn cũng sẽ giúp trẻ hiểu rõ giá trị của tiền, ý nghĩa của việc tiết kiệm và lập kế hoạch tài chính.

Chuyên gia nói, cho trẻ quá nhiều hay quá ít tiền tiêu vặt đều không tốt, làm đúng sẽ là 4 cách này - 7

Kiếm tiền bằng sức lao động

Nhiều bậc phụ huynh ủng hộ việc thưởng tiền khi làm việc nhà, nhưng các bà mẹ Mỹ không đồng tình với quan điểm này. Bởi vì nếu làm như vậy, giá trị của trẻ sẽ lệch lạc và trẻ sẽ cố tình làm mọi việc vì tiền.

Một khi không được nhận tiền, trẻ sẽ không muốn làm được việc đó nữa. Bởi gia đình là của chung và là thành viên trong gia đình, con cái có nghĩa vụ thể hiện trách nhiệm.

Trong những lần đầu bố mẹ có thể thưởng khi trẻ chủ động giúp việc nhà, nhưng sau đó nên có kế hoạch và hướng dẫn những việc phù hợp với độ tuổi, để trẻ kiếm tiền bằng sức lao động nhỏ của mình. 

Một người có trí tuệ tài chính từ khi còn nhỏ có thể kiểm soát tiền bạc tốt.

Một người có trí tuệ tài chính từ khi còn nhỏ có thể kiểm soát tiền bạc tốt.

Tuy nhiên, trước khi cho con tiền tiêu vặt, bố mẹ cần giúp con có nền tảng tốt và hiểu đúng về tiền. Khi có tiền tiêu vặt, trẻ sẽ biết cách tiêu tiền hợp lý hơn. Với những trẻ nhỏ chưa hiểu được những kiến ​​thức sâu sắc và trừu tượng, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu và hiểu hơn khi kết hợp với sự hướng dẫn của sách tranh tài chính, kinh doanh.

Nhiều phụ huyng sẵn sàng đầu tư vào phát triển chỉ số IQ, trí tuệ cảm xúc nhưng lại thường quên trau dồi trí thông minh tài chính cho con. Thực tế, một người có trí tuệ tài chính từ khi còn nhỏ có thể kiểm soát tiền bạc tốt, mở ra cánh cửa bước vào thế giới tiền bạc như một người giàu có và khả năng gia tăng giá trị của đồng tiền tốt hơn người bình thường.

Tiền tiêu vặt là bước đầu tiên để trẻ học cách quản lý và tiêu tiền. Đây cũng là nền tảng của giáo dục tài chính, vì vậy bố mẹ cần chú ý giáo dục sớm cho con.  

Chuyên gia nói, cho trẻ quá nhiều hay quá ít tiền tiêu vặt đều không tốt, làm đúng sẽ là 4 cách này - 9

Chuyên gia nói, cho trẻ quá nhiều hay quá ít tiền tiêu vặt đều không tốt, làm đúng sẽ là 4 cách này - 10

Bố mẹ thông minh dạy điều này sớm, con vừa biết tiết kiệm lại giỏi kiếm tiền
Các chuyên gia gợi ý, dưới đây là những cách phù hợp bố mẹ dạy con hiểu đúng về tiền bạc.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời