Con nói "Bà ngoại nuôi con sao mẹ bắt con yêu bà nội", chuyên gia xử lý khi con phân biệt bên ngoại, bên nội

Kiều Trang - Ngày 12/09/2023 16:00 PM (GMT+7)

Nếu bố mẹ không dạy con cách cân bằng tình yêu thương, trẻ sẽ có sự phân biệt giữa ông bà nội và ông bà ngoại.

Trong mỗi gia đình, không chỉ có mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, mà các mối quan hệ khác xung quanh trẻ cũng rất cần được thiết lập, xây dựng một cách phù hợp, đặc biệt là mối quan hệ giữa ông bà và các cháu.

Trên thực tế, sẽ luôn tồn tại một khoảng cách trong tình yêu thương của cháu dành cho bên nội và bên ngoại. Nếu như bố mẹ không kịp thời giáo dục con trẻ về sự cân bằng ngay từ khi còn nhỏ, việc trẻ có sự phân biệt là điều khó tránh khỏi.

Chẳng hạn như trường hợp của một cô bé 7 tuổi tên là Viên Viên (Trung Quốc). Trong buổi tiệc gia đình, có sự tham gia đầy đủ của ông bà nội và ông bà ngoại, khi mọi người bắt đầu ngồi vào bàn ăn, Viên Viên đã nhanh nhảu chọn vị trí chỗ ngồi ngay cạnh bà ngoại. Suốt buổi tiệc, Viên Viên cười nói rất vui vẻ với bà ngoại và liên tục gắp thức ăn cho bà. Tuy nhiên cô bé lại không tỏ cùng thái độ đó với bà nội.

Khi không được giáo dục về sự cân bằng, trẻ sẽ có sự phân biệt trong tình yêu thương giữa ông bà nội và ngoại (Ảnh minh hoạ).

Khi không được giáo dục về sự cân bằng, trẻ sẽ có sự phân biệt trong tình yêu thương giữa ông bà nội và ngoại (Ảnh minh hoạ).

Điều này đã khiến không khí buổi tiệc trở nên khó xử. Mẹ của Viên Viên cũng cảm nhận được sự thất vọng, có chút ganh tỵ và buồn bã thể hiện rõ trên gương mặt của bà nội Viên Viên. Thế là mẹ liền bảo Viên Viên cũng gắp thức ăn cho bà nội. Nhưng điều bất ngờ là cô bé lại phản kháng, "Con không thích bà nội. Bà ngoại mới là người nuôi con, sao mẹ lại bắt con phải yêu thương bà nội?"

Trước lời đáp bất ngờ của Viên Viên, tất cả mọi người có mặt trên bàn tiệc đều "mắt chữ A, mồm chữ O". Tuy nhiên để sự việc không đi quá xa khiến cho không khí buổi tiệc chùng xuống, người mẹ đã không la mắng hay làm gắt lên, mà xởi lởi và lảng sang chủ đề khác. Đợi đến khi tàn tiệc thì mẹ Viên Viên mới trò chuyện cùng con gái.

Thực tế thì những tình huống như trên trong cuộc sống không phải là hiếm gặp. Tuy nhiên, mỗi gia đình, bố mẹ sẽ có cách phản ứng và uốn nắn con trẻ khác nhau.

Về vấn đề này, Nghiên cứu sinh - Tiến sĩ Tâm lý Nhi Nguyễn Thị Tú Anh. sẽ có những chia sẻ thú vị dưới đây, nhằm giúp bố mẹ tìm ra cách phù hợp để giáo dục con trẻ về sự cân bằng trong tình yêu thương giữa ông bà nội và ông bà ngoại.

Nghiên cứu sinh Tiến sĩ Tâm lý Nhi Nguyễn Thị Tú Anh.

Nghiên cứu sinh Tiến sĩ Tâm lý Nhi Nguyễn Thị Tú Anh.

Con nói amp;#34;Bà ngoại nuôi con sao mẹ bắt con yêu bà nộiamp;#34;, chuyên gia xử lý khi con phân biệt bên ngoại, bên nội - 4

Thưa chuyên gia, giữa bà nội và bà ngoại thì ai có xu hướng gần gũi cháu hơn?

Nếu khẳng định theo cách so sánh giữa bà nội và bà ngoại, thì chúng ta có thể mắc phải cách đánh giá hơi phiến diện hoặc quy chụp, vì tôi tin rằng, ông bà nào cũng yêu quý cháu mình. Cháu mình, bất kể là nội hay ngoại, thì đều là do con gái hoặc con trai của mình sinh ra.

Trong cuộc sống đời thường, đôi khi sẽ có những trường hợp quan sát được sự khác biệt trong cách đối xử, hoặc sự chênh lệch trong việc gần gũi giữa bà – cháu nội hoặc ngoại. Nhìn nhận từ góc nhìn dựa trên các khác biệt cá nhân của từng người chăm sóc (ông bà, cha mẹ), bối cảnh riêng của từng gia đình, và cả hoàn cảnh quan hệ riêng và sự phân công sắp xếp trong gia đình khi có một thành viên mới chào đời.

Sự gần gũi và cảm giác gắn bó trong những năm đầu đời, thường có liên quan đến mức độ sát sao của việc chăm sóc, và lượng thời gian chăm sóc của người bà với trẻ. Có những gia đình khi mẹ sinh em bé ra sẽ về ở với bà ngoại và bà ngoại là người chăm bé chính, có khi là 1 đến 3 tháng, có khi cả năm trời.

Ngược lại, cũng có những gia đình ở cùng bà nội từ khi trẻ ra đời cho đến khi trẻ lớn. Dựa trên bối cảnh đó, từ phương diện của người bà thì phải chăng là ai dành nhiều thời gian chăm sóc và có những tương tác ấm áp, đồng điệu với đặc điểm tính khí của trẻ, trẻ cảm thấy an toàn và dễ chịu hơn thì mối quan hệ đó trở nên gần gũi hơn, chứ không nhất thiết là bà nội hay bà ngoại.

Tuy nhiên, cũng có khi người bà dù dành nhiều thời gian chăm sóc nhưng lại không có được sự đồng điệu và thấu hiểu tính khí, không tạo được cảm giác an tâm về cảm xúc cho trẻ, thì có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng mối quan hệ gắn bó.

Ngoài ra, các yếu tố cá nhân khác như niềm tin, cách suy nghĩ về cháu và cả mối quan hệ của bà với bố mẹ của em bé cũng có thể có ảnh hưởng đến cách tương tác của bà với cháu. Vì vậy, cần phải nhìn vào từng trường hợp cụ thể thay vì cách suy nghĩ “đánh đồng”.

Con nói amp;#34;Bà ngoại nuôi con sao mẹ bắt con yêu bà nộiamp;#34;, chuyên gia xử lý khi con phân biệt bên ngoại, bên nội - 5

Vì sao giữa bà nội và bà ngoại, đa số trẻ sẽ có sự chênh lệch về mức độ thân thiết, yêu thương?

Trẻ nhỏ từ khi vài tháng tuổi hoàn toàn có khả năng nhận biết được “nhiệt độ” trong mối quan hệ với từng người chăm sóc, và có sự phản hồi tương ứng với cách người chăm sóc đó đối xử với trẻ. Ngay cả khi trẻ chưa có khả năng giao tiếp thành lời, trẻ vẫn có thể “bắt sóng” được thái độ, nét mặt và cảm xúc của người đối diện, từ đó phát triển cảm giác an tâm hay bất an, thoải mái hay né tránh.

Tương tự như những phân tích ở trên, trẻ sẽ thể hiện mức độ gần gũi và thoải mái với ai có thể đồng điệu với trẻ, chứ không có sự phân biệt bà nội hay bà ngoại.

Tuy nhiên, cần phải kể đến một khả năng đôi khi bà vì ít gặp cháu nên có thể sẽ nuông chiều cháu hơn. Trẻ khi được nuông chiều quá mức, ban đầu có thể tỏ ra rất muốn quấn quýt lấy người chiều chuộng mình hơn. Nhưng về lâu dài, việc không giao tiếp rõ ràng và không dạy trẻ các giới hạn một cách nhất quán, có thể gây ra các vấn đề ở hành vi của trẻ về sau này.

Con nói amp;#34;Bà ngoại nuôi con sao mẹ bắt con yêu bà nộiamp;#34;, chuyên gia xử lý khi con phân biệt bên ngoại, bên nội - 6

Trong gia đình, nếu ông bà có sự thiên vị giữa các cháu, điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tính cách và tâm lý của trẻ?

Nếu sự thiên vị giữa các cháu quá rõ ràng và bất công, cộng với việc trẻ không có được lời giải thích thoả đáng hay nhận định đúng đắn về tình huống, ảnh hưởng đầu tiên là mối quan hệ giữa mọi người trong gia đình, không chỉ là giữa trẻ và ông bà, giữa các trẻ với nhau, mà có thể giữa người lớn với nhau nữa.

Ảnh hưởng thứ hai là tâm lý và nhận định của trẻ về chính bản thân mình. Trẻ có thể trở nên tự ti vì nghĩ mình thua kém, mình không được yêu thương và trân trọng, có thể dẫn đến sự rụt rè, chán nản, hoặc hành vi hung hăng để chứng tỏ bản thân hoặc cái tôi của mình được nhìn nhận.

Con nói amp;#34;Bà ngoại nuôi con sao mẹ bắt con yêu bà nộiamp;#34;, chuyên gia xử lý khi con phân biệt bên ngoại, bên nội - 7

Bố mẹ nên phản ứng ra sao và giáo dục con như thế nào khi con có sự phân biệt về mức độ yêu thương, gần gũi giữa ông bà nội và ông bà ngoại?

Có lẽ cách hiệu quả nhất là tác động từ cả hai phía, ở trẻ và cả ông bà. Đôi khi sẽ không dễ dàng, nhưng phụ huynh cần tâm niệm rằng trong những tình huống bình thường, ông bà nào cũng thương và quý cháu, nhưng do cách suy nghĩ và niềm tin cũng như khoảng cách thế hệ, cách thể hiện có thể có phần khác nhau.

Để có thể trò chuyện với cả ông bà và cháu, hãy sử dụng góc nhìn của họ và sự cảm thông. Đừng chỉ trích ông bà mà hãy giúp ông bà hiểu cảm giác của cháu.

Và với trẻ, hãy bù đắp cho con cảm giác được quan tâm và yêu thương, đồng thời hãy lắng nghe suy nghĩ thật sự của con trong từng sự việc, rồi sử dụng cách lý giải đơn giản, dễ hiểu và phù hợp nhất với từng bối cảnh để giải thích cho con.

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phương pháp giáo dục sớm