Chuyên gia tâm lý: Đừng cho con nhiều vật chất, chỉ cần dạy theo cách này trẻ khắc sẽ giàu có khi lớn

Thi Thi - Ngày 25/10/2023 11:24 AM (GMT+7)

Chuyên gia tâm lý Li Meijin cho biết, sự động viên của bố mẹ là cách giáo dục con đơn giản và hiệu quả nhất .

Xiao Ming là một học sinh tiểu học, bố mẹ là công nhân và không có nhiều nguồn lực để đầu tư vật chất cho con. Tuy nhiên, họ rất coi trọng việc học tập của con, đặc biệt là việc động viên. Một lần, Xiao Ming tham gia một cuộc thi toán cấp trường và kết quả của cậu không đạt yêu cầu. 

Cậu bé thất vọng và cảm thấy mình thật ngu ngốc. Lúc này, người mẹ đã nói:"Con trai, thất bại là bước đầu tiên của thành công. Chỉ cần con không từ bỏ, mẹ tin lần tới con sẽ được kết quả tốt". Lời động viên của người mẹ đã khiến Xiao Ming cảm thấy dễ chịu hơn. Từ đó, cậu bé học hành chăm chỉ  và điểm số dần được cải thiện.

Li Meijin, một chuyên gia giáo dục gia đình nổi tiếng, cho biết: "Sự động viên là một loại sức mạnh ". Bà tin rằng đối mặc dù nhiều gia đình không có điều kiện đầu tư cho con, nhưng có sự động viên của bố mẹ là cách giáo dục đơn giản và hiệu quả nhất để giúp con đạt được thành công trong cuộc sống.

Chuyên gia tâm lý: Đừng cho con nhiều vật chất, chỉ cần dạy theo cách này trẻ khắc sẽ giàu có khi lớn - 2

Những tác động tích cực nếu bố mẹ thường xuyên khen ngợi, khích lệ con

Chuyên gia tâm lý: Đừng cho con nhiều vật chất, chỉ cần dạy theo cách này trẻ khắc sẽ giàu có khi lớn - 3

Nâng cao sự tự tin của trẻ

Sự khuyến khích có thể giúp trẻ xây dựng sự tự tin, can đảm hơn để đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ hoặc thể hiện tốt, bố mẹ nên ghi nhận, khen ngợi kịp thời để trẻ cảm nhận được giá trị và khả năng của mình. Những phản hồi tích cực này sẽ kích thích sự tự tin, nhiệt tình, thúc đẩy trẻ hoạt động tốt hơn trong tương lai.

Khi mẹ Xiao Ming biết rằng con mình đã đạt kết quả xuất sắc trong bài kiểm tra toán của trường. Cô nhanh chóng khẳng định nỗ lực và nói với cậu: “Con đã làm tốt hơn lần trước, mẹ rất tự hào''. Sự động viên, công nhận này khiến Xiao Ming cảm nhận được khả năng và giá trị của bản thân, đồng thời cũng truyền cảm hứng cho cậu có một đam mê học tập, nhiệt tình và tự tin. 

Thúc đẩy tính tự chủ của trẻ

Sự khuyến khích có thể giúp trẻ phát triển tính tự chủ, cho phép giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách độc lập hơn. Khi trẻ gặp khó khăn, bố mẹ nên khuyến khích trẻ suy nghĩ về vấn đề, tìm giải pháp và cho trẻ đủ thời gian, không gian để thực hành ý tưởng của mình.

Sự hỗ trợ này sẽ khiến trẻ cảm nhận được khả năng và giá trị của mình, đồng thời cũng kích thích khả năng sáng tạo, tinh thần đổi mới của trẻ.

Sự khuyến lệ có thể giúp trẻ xây dựng sự tự tin, can đảm hơn.

Sự khuyến lệ có thể giúp trẻ xây dựng sự tự tin, can đảm hơn.

Bố của Xiaohua phát hiện ra rằng con trai rất thích thú với đồ chơi Lego, nên đã khuyến khích Xiaohua tự mình thiết kế một mô hình Lego.

Với sự khuyến khích của bố, Xiaohua bắt đầu suy nghĩ, thiết kế, lắp ráp và cuối cùng đã hoàn thành một mô hình độc đáo của riêng mình. Quá trình này không chỉ rèn luyện khả năng thực hành, mà còn giúp cậu bé có cơ hội phát triển khả năng sáng tạo và tự chủ của mình.

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa bố mẹ và con cái

Phương pháp này giúp xây dựng mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái tốt đẹp hơn, đồng thời tăng cường sự tương tác, tin tưởng giữa các thành viên trong gia đình.

Trẻ cảm nhận được tình yêu thương, sự ủng hộ, khơi dậy lòng biết ơn, kính trọng đối với bố mẹ. Mối quan hệ thân thiết này sẽ khiến trẻ dễ dàng chia sẻ cảm xúc, từ đó bố mẹ hiểu rõ hơn về thế giới nội tâm của con.

Nuôi dưỡng sự đồng cảm của trẻ

Tiếp theo, trẻ phát triển sự đồng cảm, tôn trọng và hiểu biết hơn về người khác. Khi trẻ nghe được sự động viên, trẻ sẽ cảm nhận được sự ghi nhận và hỗ trợ của bố mẹ, điều đó thôi thúc trẻ chú ý và thấu hiểu người khác. Sự đồng cảm này còn giúp trẻ xây dựng các mối quan hệ tốt hơn tương lai.

Trẻ phát triển sự đồng cảm, tôn trọng và hiểu biết hơn về người khác.

Trẻ phát triển sự đồng cảm, tôn trọng và hiểu biết hơn về người khác.

Chuyên gia tâm lý: Đừng cho con nhiều vật chất, chỉ cần dạy theo cách này trẻ khắc sẽ giàu có khi lớn - 6

Bố mẹ nên chú ý điều gì nhằm giúp trẻ phát triển lành mạnh?

Khuyến khích con cái là một trong những phương pháp giáo dục quan trọng nhất của gia đình, vậy bố nên thực hiện điều đó như thế nào trong đời sống hàng ngày? Đây là một vài gợi ý.

Chú ý đến quá trình trưởng thành và kịp thời khám phá những điểm sáng của trẻ

Mỗi đứa trẻ đều có những thế mạnh, chuyên môn riêng, vì vậy bố mẹ nên giỏi trong việc khám phá và khẳng định những điểm mạnh đó. Ví dụ, nếu trẻ giỏi vẽ tranh, ca hát, nhảy múa,... Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ phát triển lĩnh vực này.

Bằng cách động viên, hướng dẫn, cung cấp cơ hội cho trẻ thực hành và trải nghiệm, bố mẹ có thể giúp con xác định và phát triển những tài năng riêng. 

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tạo môi trường thuận lợi để trẻ phát triển thế mạnh. Ví dụ, cung cấp sách vở, dụng cụ và tài liệu liên quan đến lĩnh vực mà trẻ quan tâm. 

Hỗ trợ trẻ khi gặp khó khăn

Khi trẻ gặp thất bại, bố mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu và đồng cảm với cảm xúc của con. Trẻ cần được anh, chị, bố, mẹ lắng nghe, tạo không gian thể hiện cảm xúc và chia sẻ những suy nghĩ của mình. Bằng cách này, trẻ sẽ cảm thấy được yêu thương, chấp nhận trong bối cảnh thất bại.

Đồng thời, bố mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu thất bại là một phần tự nhiên của cuộc sống, đây cơ hội để học hỏi và trưởng thành.

Bố mẹ có thể kể con nghe những trải nghiệm không thành công của chính mình, từ đó rút ra bài học quý giá và phát triển những kỹ năng mới. Đồng thời, trẻ cần được khuyến khích, tạo điều kiện để dũng cảm đối mặt với khó khăn, không chùn bước.

Trẻ cần được bố mẹ lắng nghe, tạo không gian thể hiện cảm xúc và chia sẻ những suy nghĩ của mình.

Trẻ cần được bố mẹ lắng nghe, tạo không gian thể hiện cảm xúc và chia sẻ những suy nghĩ của mình.

Sử dụng ngôn ngữ tích cực để giao tiếp với trẻ

Bố mẹ cũng nên chú ý đến giọng điệu và lời nói khi giao tiếp với con. Sử dụng ngôn ngữ tích cực, khích lệ khi giao tiếp để trẻ cảm nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của bố mẹ. Ví dụ, mẹ có thể nói: “Mẹ tin con làm tốt việc này”, “Mẹ biết con đang học tập chăm chỉ”...

Đặt mục tiêu hợp lý cho con

Bố mẹ nên đặt ra những mục tiêu hợp lý cho con dựa trên độ tuổi, sở thích và khả năng. Mục tiêu quá cao sẽ gây áp lực, mục tiêu quá thấp sẽ không tạo được động lực cho trẻ.

Những mục tiêu phù hợp có thể giúp trẻ cảm nhận được niềm vui thành công trong quá trình đạt được kết quả, từ đó nâng cao sự tự tin.

Làm gương cho con 

Bố mẹ là người thầy đầu tiên, vì vậy lời nói, việc làm thường sẽ ảnh hưởng đến con cái. Do đó, bố mẹ nên làm gương, để trẻ có thể học được những giá trị và quan điểm sống đúng đắn từ bố mẹ.

Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý rằng, việc bố mẹ khuyến khích không có nghĩa là nuông chiều con. Trong quá trình này, bố mẹ cũng nên dạy con học tính tự giác, tự hoàn thiện và tự lập. Bằng cách này, trẻ có thể tiếp tục tiến bộ khi lớn lên, trở thành một người có trách nhiệm.

Nếu trẻ giỏi vẽ tranh, ca hát, nhảy múa,... Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ phát triển lĩnh vực này.

Nếu trẻ giỏi vẽ tranh, ca hát, nhảy múa,... Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ phát triển lĩnh vực này.

3 khác biệt trong cách dạy con giữa người mẹ biết chăm chút bản thân và người mẹ xuề xòa
Theo chuyên gia tâm lý, phong cách và thái độ của người mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con hình thành nhân cách tốt trong tương lai.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời