Chuyên gia Tâm lý: Hơn cả tiền tài vật chất, bố mẹ dạy con biết "chịu đựng gian khổ" mới là cách thành công

Kiều Trang - Ngày 09/01/2024 12:00 PM (GMT+7)

Dạy con biết "chịu đựng gian khó" sẽ là hành trang quý báu để trẻ trưởng thành mạnh mẽ về sau.

Chuyên gia Tâm lý: Hơn cả tiền tài vật chất, bố mẹ dạy con biết amp;#34;chịu đựng gian khổamp;#34; mới là cách thành công - 1

Trên con đường trưởng thành, việc dạy con biết "chịu đựng gian khó" là một bài học quan trọng. Có người từng nói "không có gì dễ dàng mà đáng giá", chính vì thế việc trẻ trải qua những thử thách và khó khăn trong cuộc sống sẽ không chỉ giúp trẻ vượt qua bản thân ở hiện tại, mà còn xây dựng nền tảng mạnh mẽ cho sự thành công và hạnh phúc trong tương lai.

Dẫu biết rằng bố mẹ nào cũng thương con, không muốn đứa trẻ của mình phải vất vả hay chịu thiệt thòi nên luôn tìm mọi cách để mang lại cho con những điều tốt đẹp nhất. Cũng vì như vậy mà nhiều bậc phụ huynh có tư tưởng bao bọc, cưng chiều cao quá mức.

Dạy con biết chịu đựng gian khó sẽ là hành trang quý báu để trẻ trưởng thành mạnh mẽ về sau (Ảnh minh hoạ).

Dạy con biết "chịu đựng gian khó" sẽ là hành trang quý báu để trẻ trưởng thành mạnh mẽ về sau (Ảnh minh hoạ).

Thế nhưng để có thể khám phá và phát triển tiềm năng bên trong, giúp con vươn tới những giới hạn mới thì bố mẹ hãy để con "chịu đựng gian khó". Bố mẹ cần phải biết lúc nào nên "nắm" và lúc nào nên học cách "buông bỏ" đúng lúc. Chỉ có như vậy, con mới có cơ hội và môi trường để va chạm, tương tác và từ đó dần hoàn thiện chính bản thân mình. 

Chia sẻ về chủ đề nuôi dạy này, chuyên gia Tâm lý Quang Thị Mộng Chi cũng có những lời khuyên và hướng dẫn sâu sắc dưới đây dành cho các bậc bố mẹ.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Chuyên gia Tâm lý: Hơn cả tiền tài vật chất, bố mẹ dạy con biết amp;#34;chịu đựng gian khổamp;#34; mới là cách thành công - 4

Ở nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Thuỵ Sĩ... các bậc phụ huynh rất coi trọng huấn luyện cho trẻ biết cách tự lo liệu, biết chịu gian khổ. Theo quan điểm của chuyên gia, bố mẹ Việt Nam có nên áp dụng phương pháp nuôi dạy này, vì sao?

Dạy con sống tự lập và có khả năng vượt qua những thách thức, khó khăn là điều cần thiết không chỉ với các phụ huynh ở các đất nước phát triển mà ở cả Việt Nam. Trước đây, khi kinh tế còn khó khăn, những đứa trẻ đã phải trải qua giai đoạn cùng vượt khó với hoàn cảnh gia đình nên chưa cần phải đặt ra yêu cầu dạy con về những kỹ năng này.

Tuy nhiên thời nay, kinh tế được cải thiện hơn nên nhiều bố mẹ muốn bù đắp cho con cái, không muốn con mình phải vất vả như bố mẹ thời trước, mong con mình đủ đầy bằng chúng bạn.

Điều này giúp bé có nhiều cơ hội được đáp ứng đầy đủ nhu cầu và thoả mãn hơn về vật chất, nhưng đồng thời cũng mang đến tâm lý muốn gì được nấy ở trẻ, hoặc vì luôn luôn thuận lợi trong đáp ứng mọi nhu cầu, mong đợi và suôn sẻ trong cuộc sống khiến trẻ không có kỹ năng ứng phó với những khó khăn.

Giống như việc chích vắc xin để giúp cơ thể làm quen và tạo kháng thể, từ đó dễ dàng chống lại những virus có hại, việc tập luyện cho trẻ biết cách tự lo liệu, biết chịu đựng gian khổ và biết vượt qua những khó khăn gặp phải là vô cùng cần thiết.

Chuyên gia Tâm lý: Hơn cả tiền tài vật chất, bố mẹ dạy con biết amp;#34;chịu đựng gian khổamp;#34; mới là cách thành công - 5

Việc dạy con biết chịu đựng gian khó từ sớm nên được áp dụng cho cả con trai và con gái, hay sẽ "lấy nghèo nuôi con trai, lấy giàu nuôi con gái" thì phù hợp hơn?

Nhiều bậc bố mẹ thường nghĩ con trai mới cần nỗ lực nhiều để chứng tỏ bản thân, trở thành chỗ dựa cho gia đình nên phải chịu đựng sự nuôi dạy trong nghèo khó, với con gái thì không nên để con phải thiếu thốn để không bị khuất phục trước tiền tài. Thực ra đó chỉ là một mặt của vấn đề. Nếu lật ngược vấn đề thì chúng ta có thể thấy nó có những bất cập.

Đầu tiên, chúng ta xem xét về vấn đề vượt khó ở con trai. Việc quan niệm rằng giới nam phải chịu vất vả, khó khăn để sau này có thể gánh vác việc lớn, và đảm đương trách nhiệm chính về thu nhập cho gia đình sau này sẽ tạo ra một áp lực vô cùng lớn cho các bé trai, đặc biệt trong một xã hội mà như chúng ta đang thấy, sự cạnh tranh ngày một gay gắt hơn. Điều này có thể đẩy các bé trai đến với những vấn đề căng thẳng, lo âu rất lớn.

Thứ hai, nhìn sang việc dạy con gái bằng sự giàu có, đủ đầy ta cũng sẽ thấy có điểm chưa ổn. Nếu bé gái quen được sống trong nhung lụa và sự dễ dàng, thoải mái tiện nghi, khi bất ngờ gặp những biến cố khiến cho việc đáp ứng các yêu cầu như trước trở nên bất khả thi thì khả năng cao các bé sẽ khó thích nghi được với hoàn cảnh để phát triển, ngược lại, bé có thể trượt dài trước những điều bất như ý ấy.

Do đó, theo quan điểm hiện đại thì con trai hay con gái cũng cần có cơ hội phát triển bản thân, đóng góp tích cực năng lực và giá trị cho cộng đồng nên cả hai cùng đều nên được rèn luyện việc vượt khó, vượt khổ để bản thân mạnh mẽ và đủ bản lĩnh đương đầu với những thách thức của cuộc đời. Chỉ có như vậy mới có được những độc lập và tự do lựa chọn cuộc đời cho chính mình, dù là trai hay gái đi nữa.

Chuyên gia Tâm lý: Hơn cả tiền tài vật chất, bố mẹ dạy con biết amp;#34;chịu đựng gian khổamp;#34; mới là cách thành công - 6

Trong quá trình dạy con biết chịu đựng gian khó, bố mẹ cần lưu ý những yếu tố nào để đảm bảo con trẻ không bị áp lực quá lớn?

Mặc dù trẻ cần được dạy dỗ và rèn luyện tính vượt khó, nhưng không có nghĩa là phải "đơn thương độc mã" chịu đựng một mình và từ bỏ mọi sự hậu thuẫn từ gia đình và hoàn cảnh sống. Nói như vậy nghĩa là trẻ hoàn toàn có thể tận dụng mọi nguồn lực mà mình có để tự giải quyết những khó khăn, và nếu khó quá thì có thể sử dụng “các quyền trợ giúp” để vượt qua.

Hơn nữa, bố mẹ cũng cần cho con biết, con luôn được yêu thương, luôn có bố mẹ bên cạnh hỗ trợ. Để cho con thấy được điều đó thì bố mẹ cần nhắc nhở con nhiều lần "Con cần tự vượt qua vấn đề của mình, nhưng con luôn có bố mẹ ở bên để động viên, để nhờ vả những lúc cần, và bố mẹ rất yêu thương con, luôn sẵn lòng đồng hành cùng con".

Đôi khi, trẻ chỉ cần được biết mình luôn được yêu thương, được chấp nhận để cảm thấy an toàn vươn ra ngoài kia đối đầu với những thách thức của cuộc sống để trải nghiệm và học hỏi.

Một lưu ý khác dành cho bố mẹ là, cần định hướng giúp con việc đặt mục tiêu vừa sức để các con hoàn thành những nhiệm vụ và ghi nhận những thành quả, từ đó tăng sự tự tin và tăng dần mức độ thách thức bản thân hơn. Tránh để trẻ trèo quá cao, té đau và sợ không dám trèo nữa.

Chuyên gia Tâm lý: Hơn cả tiền tài vật chất, bố mẹ dạy con biết amp;#34;chịu đựng gian khổamp;#34; mới là cách thành công - 7

Giai đoạn nào bố mẹ nên bắt đầu dạy con biết chịu đựng gian khó? Những phương pháp mà bố mẹ có thể sử dụng để giúp con trẻ phát triển khả năng chịu đựng gian khó một cách kiên trì và hiệu quả là gì?

Thực ra, việc giúp con rèn luyện khả năng vượt khó nó đi đôi với việc để trẻ tự lập, mà việc này có thể làm từ khi trẻ còn nhỏ. Nghĩa là, với mỗi mức độ phát triển của trẻ thì đều có những nhiệm vụ mà trẻ cần tự làm để thành thục một kỹ năng nhất định.

Ví dụ: trẻ đi được thì phải tự đi, tự mặc quần áo được thì phải tự mặc, tự khám phá đồ chơi được thì cũng được cho phép làm điều này. Cho đến khi trưởng thành hơn thì các lĩnh vực mở rộng hơn, các mức độ khó tăng dần, và trẻ cứ từng bước một tăng khả năng thích ứng và giải quyết các vấn đề khó nhằn hơn.

Khi con gặp khó thì bố mẹ không nên để con ở một mình trong đó quá lâu, mà cần có sự can thiệp vừa phải, gợi ý con cách giải quyết, thậm chí nếu quá khó thì làm cùng với con, để trẻ học cách giải quyết vấn đề. Đưa thêm cho trẻ những tình huống tương tự để con làm nhiều thành quen, sau đó phát triển sang tình huống mới, kỹ năng mới.

Nếu thấy con có dấu hiệu nản lòng thì động viên, khích lệ cho con, giảm yêu cầu/ độ khó của nhiệm vụ hoặc chia nhỏ nhiệm vụ thành các bước nhỏ để dễ dàng giải quyết hơn. Như vậy, để con vượt khó thì bố mẹ cũng phải đồng hành cùng con trong suốt chặng đường ấy.

Với mỗi kỹ năng con học được, mỗi hành vi con tự tin làm độc lập, bố mẹ sẽ nhàn được nhiều phần và cái lợi lớn nhất là cảm thấy yên tâm về sự trưởng thành mỗi ngày của con. Bố mẹ cũng có thể khuyến khích con tham gia vào những lĩnh vực mới để con trải nghiệm niềm yêu thích khám phá thế giới và khám phá bản thân, từ đó tăng động lực học tập, phát triển ở con.

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm