99% trẻ có tính cách này lớn lên khó thành người lãnh đạo giỏi

Kiều Trang - Ngày 04/01/2024 12:46 PM (GMT+7)

Trẻ có tính kiêu ngạo sẽ không thể trở thành người lãnh đạo giỏi trong tương lai.

Là bố mẹ, khi thấy con mình học hành sa sút dẫn đến hình thành tính tự ti, không tin vào năng lực của bản thân thì cũng sẽ đều lo lắng. Tuy nhiên nếu con luôn học rất giỏi, đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống khiến con dần trở nên tự tin thái quá và có biểu hiện kiêu ngạo thì bố mẹ cũng đau đầu nhức óc.

Trên thực tế, sự tự tin là cần thiết và rất tốt vì điều này sẽ giúp trẻ không ngừng phát triển bản thân. Vì để kích thích tinh thần tự tin, phấn đấu của trẻ mà nhiều bậc bố mẹ không kiệm những lời khen ngợi dành cho con mỗi khi đứa trẻ làm được một việc gì đó, dù là nhỏ nhặt nhất.

Trẻ kiêu ngạo thường tự cho bản thân là nhất, hay tỏ thái độ chê bai, khinh thường người khác (Ảnh minh hoạ).

Trẻ kiêu ngạo thường tự cho bản thân là nhất, hay tỏ thái độ chê bai, khinh thường người khác (Ảnh minh hoạ).

Thế nhưng ranh giới giữa tự tin và kiêu ngạo vốn dĩ vô cùng mỏng manh. Nếu bố mẹ chỉ luôn khen ngợi con, thậm chí đề cao, tâng bốc con quá mức thì sẽ rất dễ khiến trẻ hình thành sự ảo tưởng về bản thân và dần trở nên kiêu ngạo, tự xem mình là trung tâm của vũ trụ.

Theo chuyên gia Tâm lý Lưu Thị Hường, kiêu ngạo là một đức tính sẽ cản trở bước đường thành công của trẻ. Trẻ có tính kiêu ngạo sẽ không thể trở thành người lãnh đạo giỏi trong tương lai. Đó là lý do mà bố mẹ nên kịp thời nhận ra sớm, và có những phương pháp giáo dục phù hợp để "chữa" tính kiêu ngạo của con.

Thạc sĩ Tâm lý học Lưu Thị Hường.

Thạc sĩ Tâm lý học Lưu Thị Hường.

99% trẻ có tính cách này lớn lên khó thành người lãnh đạo giỏi - 4

Thưa chuyên gia, trẻ có tính kiêu ngạo thường có những cách thể hiện và hành vi như thế nào?

Trẻ có tính kiêu ngạo thường có những cách thể hiện và hành vi như sau:

- Trẻ thường cho mình là người rất giỏi giang, tinh thông mọi thứ, không ai giỏi bằng mình. Đặc biệt trẻ kiêu ngạo sẽ có cái tôi cao.

- Vì nghĩ bản thân là nhất nên trẻ kiêu ngạo có xu hướng chê bai, bài xích, thường bày tỏ thái độ xem thường, không tôn trọng người khác.

- Trẻ nghĩ mình luôn đúng nên đôi khi sẽ phát sinh hành vi, biểu hiện chống đối người lớn, thậm chí có những hành động và lời nói hỗn hào.

- Khi không đạt được điều bản thân mong muốn, trẻ kiêu ngạo dễ có biểu biện thái quá, chẳng hạn như la hét, đập phá đồ đạc, nghĩa là trẻ không giỏi làm chủ cảm xúc.

- Trẻ kiêu ngạo luôn cảm thấy đố kỵ, ganh ghét đối với những người tài giỏi hơn mình.

99% trẻ có tính cách này lớn lên khó thành người lãnh đạo giỏi - 5

Có những yếu tố nào trong môi trường gia đình hoặc xã hội có thể góp phần vào quá trình hình thành tính cách này ở trẻ?

Thứ nhất, trong quá trình nuôi dạy có thể bố mẹ đã nuông chiều hoặc đề cao con trẻ quá mức. Nếu trẻ thường được bố mẹ khen ngợi và có nhiều đặc quyền trong gia đình, con có thể phát triển tính tự mãn và kiêu ngạo, tự cho mình là "trung tâm vũ trụ". Ngoài ra, một môi trường gia đình mà trẻ không phải đối mặt với hậu quả của hành vi kiêu ngạo, hoặc không được giáo dục về sự khiêm tốn cũng có thể đóng góp vào quá trình hình thành tính cách này.

Thứ hai, trẻ học được từ hành vi của người lớn. Ví dụ trong gia đình, trẻ thường nghe bố mẹ nói chuyện, bàn tán về bạn bè, đồng nghiệp của mình bằng những lời lẽ và thái độ khinh thường, chê bai. Trẻ cũng sẽ tiếp thu và bắt chước theo.

Thứ ba, trẻ học từ môi trường xã hội. Ví dụ khi trẻ quan sát thấy người khác giao tiếp với nhau, hoặc xem các video trên mạng xã hội, tivi và thấy nhiều người có thái độ kiêu ngạo, tự mãn, luôn cho mình là hơn hết, trẻ có thể sẽ hình thành nhận thức tích cực về điều này và thực hành tương tự.

99% trẻ có tính cách này lớn lên khó thành người lãnh đạo giỏi - 6

Làm thế nào để phân biệt giữa tính tự tin và tính kiêu ngạo ở trẻ?

Tính tự tin

- Tự tin được xây dựng dựa trên lòng tự trọng và sự tin tưởng vào khả năng của bản thân.

- Trẻ tự tin thường có thái độ tích cực, khám phá thế giới xung quanh và không sợ thử thách mới.

- Trẻ tỏ ra thoải mái khi giao tiếp và tương tác với người khác, không coi thường người khác và lắng nghe ý kiến của người khác một cách tôn trọng. Chính vì thế mà trẻ tự tin có mối quan hệ xã hội tốt, được nhiều người quý mến.

- Tính tự tin thường đi kèm với sự nhận thức về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, trẻ có khả năng chấp nhận thất bại bằng thái độ bình tĩnh và nỗ lực để hoàn thiện mình.

Tính kiêu ngạo

- Kiêu ngạo thường được xây dựng từ sự tự cao và hay coi thường người khác.

- Trẻ kiêu ngạo thường có thái độ kiêu căng, tự mãn và muốn thể hiện mình là hơn hẳn.

- Trẻ thường không lắng nghe ý kiến của mọi người, luôn cho mình là đúng nên khó tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, lâu bền với người khác và cũng không nhận được sự yêu mến từ nhiều người.

- Tính kiêu ngạo thường đi kèm với việc hiếu thắng, và trẻ thường không thể chấp nhận sự thất bại hoặc thừa nhận lỗi của mình để sửa chữa. Thay vào đó, trẻ kiêu ngạo còn rất dễ mất bình tĩnh, có thái độ thái quá khi không đạt được thành công.

99% trẻ có tính cách này lớn lên khó thành người lãnh đạo giỏi - 7

Có đúng khi nói rằng, trẻ có tính kiêu ngạo sẽ không thể trở thành người lãnh đạo giỏi trong tương lai?

Theo quan điểm của tôi, tôi cho rằng điều này đúng. Bởi vì đối với người làm lãnh đạo, thường sẽ có 2 nhóm rõ ràng như sau:

- Nhóm thứ nhất là lãnh đạo quyền lực cứng, nghĩa là trẻ dùng vị trí, chức vụ của mình, chẳng hạn như lớp trưởng, nhóm trưởng để yêu cầu và ra lệnh cho người khác phải phục tùng.

- Nhóm thứ hai là lãnh đạo quyền lực mềm, nghĩa là trẻ dùng năng lực, nhân phẩm, tấm gương của bản thân để truyền cảm hứng cho người khác, khiến người khác phải "tâm phục khẩu phục" nghe theo mình.

Trẻ có tính kiêu ngạo sẽ không thể nào trở thành người lãnh đạo quyền lực mềm, mà chỉ có thể sử dụng quyền lực cứng mà thôi. Tuy nhiên một khi hết quyền lực cứng thì những người khác chắn chắn sẽ không nghe theo mệnh lệnh của trẻ nữa, bởi lúc này trẻ đã không còn ở vị trí là người lãnh đạo.

Bên cạnh đó, một kỹ năng không thể khiếu để trở thành lãnh đạo giỏi đó là kỹ năng làm việc nhóm. Trẻ có tính kiêu ngạo thường xem bản thân là nhất, nên sẽ rất khó hoà nhập trong các công việc đòi hỏi tính đồng đội hay tinh thần tập thể cao.

Hơn nữa, đa số người lãnh đạo giỏi khi đối diện với khó khăn, thử thách hay thấy bại, họ luôn giữ sự điềm đạm, hiểu được nguyên nhân và từ đó tìm cách khắc phục. Tuy nhiên khi rơi vào hoàn cảnh này, đứa trẻ có tính kiêu ngạo sẽ ngay lập tức thể hiện sự thái quá, không chấp nhận lỗi sai nên dĩ nhiên cũng không nhìn thấy nguyên nhân của thất bại để sửa chữa. 

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con cùng chuyên gia