Con đi học bắt chước bạn nói bậy, chuyên gia mách cách cao tay bố mẹ trị con "tâm phục khẩu phục"

Kiều Trang - Ngày 03/05/2023 11:00 AM (GMT+7)

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui mách bố mẹ bí quyết trị trẻ nói hỗn, không cần đòn roi mà con vẫn răm rắp nghe lời.

Trong thực tế, việc bắt gặp một đứa trẻ nói hỗn không phải là tình huống hiếm hoi. Bởi vì khi đến một độ tuổi nhất định, nhận thức của trẻ sẽ dần rộng ra và trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong quá trình học tập và sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên vì nhận thức chưa đạt đến độ "chín muồi" nên đôi khi trẻ sẽ không phân biệt được đâu là hành vi được phép và không được phép làm vì nó tốt hoặc xấu. Đó là lý do mà những đứa trẻ ở độ tuổi nhận thức, kinh nghiệm và kỹ năng chưa hoàn thiện cần có bố mẹ ở bên cạnh để hướng dẫn.

Cách giáo dục của bố mẹ hàng ngày sẽ quyết định rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai. Đặc biệt là ở vấn đề trẻ nói hỗn, nếu bố mẹ không can thiệp kịp thời và đúng đắn, trẻ rất dễ hình thành nhân cách lệch lạc sau này.

Bà Lưu có một cậu con trai tên là A Nam, cậu bé rất thích chơi đùa và làm trò vui nhộn với bạn bè. Nhưng đôi khi, cậu bé sẽ tỏ thái độ tức giận khi không được như ý, và mỗi lần như thế thì cậu sẽ nói hỗn và đập phá đồ vật xung quanh.

Một ngày, khi đang chơi cầu trượt với bạn bè, A Nam bị một đứa trẻ lớn hơn trêu chọc và đẩy cậu bé ngã xuống đất. A Nam bị đau và tức giận, cậu bé bắt đầu nói hỗn và đập phá cầu trượt, gây ra sự chú ý của mọi người xung quanh.

Con đi học bắt chước bạn nói bậy, chuyên gia mách cách cao tay bố mẹ trị con amp;#34;tâm phục khẩu phụcamp;#34; - 2

Trong tình huống trẻ nói hỗn, bố mẹ cần bình tĩnh đưa ra cách xử lý phù hợp (Ảnh minh hoạ Internet).

Bà Lưu mặc dù thấy hành động của con trai, nhưng không tức giận hay đánh đập cậu, thay vào đó, bà đã đưa cậu bé ra khỏi khu vực đang chơi và ngồi xuống để trò chuyện với cậu một cách trung thực và chân thành. Bà giải thích cho A Nam rằng việc nói hỗn và đập phá đồ vật là không tốt, vì có thể gây nguy hiểm cho chính cậu và những người xung quanh.

Lúc này, bà Lưu cũng hỏi cậu về lý do tại sao cậu lại nói hỗn và đập phá, và A Nam đã tiết lộ rằng cậu cảm thấy bị bức bối và bất an vì một vài vấn đề trong cuộc sống của mình. Bà Lưu đã tập trung lắng nghe con trai chia sẻ và đưa ra những lời khuyên hỗ trợ cho cậu, để giúp cậu vượt qua những khó khăn đó.

Kể từ đó, khi A Nam cảm thấy tức giận hoặc bất an, cậu bé đã học được cách kiềm chế cảm xúc của mình và tìm cách giải quyết vấn đề một cách hợp lý, không còn có hành vi nói hỗn và đập phá đồ vật nữa.

Như vậy có thể thấy, phương pháp giáo dục con cái trong trường hợp này là vô cùng quan trọng. Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui khuyến khích bố mẹ cần bình tĩnh để lựa chọn cách dạy con đúng đắn và phù hợp trong tình huống con có hành vi nói hỗn. Bởi vì khi tâm lý con đang không ổn định, bố mẹ càng căng thẳng thì đứa trẻ sẽ càng hư.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Con đi học bắt chước bạn nói bậy, chuyên gia mách cách cao tay bố mẹ trị con amp;#34;tâm phục khẩu phụcamp;#34; - 4

Thưa chuyên gia, nguyên nhân vì sao khi trẻ bắt đầu vào độ tuổi đến trường thì hành vi nói hỗn của trẻ lại càng phổ biến hơn?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ nói hỗn. Nguyên nhân đầu tiên đến từ bản thân của trẻ, khi bản thân trẻ có những ức chế trong lòng và muốn giải toả ra bên ngoài, có thể ý đồ và nội dung nói trẻ không sai, nhưng cách nói của trẻ sẽ thể hiện cảm xúc bức bối, khó chịu, ức chế cho nên nó có thể biến thành một lời nói hỗn.

Nguyên nhân thứ hai có thể đến từ môi trường xung quanh, trẻ học tập từ những người thân trong gia đình, bố mẹ, những người hàng xóm.

Đặc biệt là khi trẻ ở độ tuổi đến trường, nếu trẻ tiếp xúc nhiều với những người bạn thường xuyên sử dụng lời nói hỗn để giao tiếp, thì trẻ sẽ dễ dàng học tập, bắt chước theo hành vi này.

Con đi học bắt chước bạn nói bậy, chuyên gia mách cách cao tay bố mẹ trị con amp;#34;tâm phục khẩu phụcamp;#34; - 5

Việc trẻ nói hỗn ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển của trẻ trong tương lai?

Khi trẻ nói hỗn, trẻ có thể nhận được những phản ứng tiêu cực từ gia đình, từ thầy cô giáo, chẳng hạn như lời la mắng, hoặc thậm chí là sử dụng đòn roi. Như vậy thì tại thời điểm đó, tâm lý của trẻ sẽ càng trở nên tồi tệ hơn, cảm xúc cũng sẽ trở nên tức giận hơn.

Nhưng điều này hoàn toàn không có lợi cho quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Bởi vì khi người lớn phản ứng gay gắt, đứa trẻ cũng có thể có phản ứng ngược. Nghĩa là càng la, càng không đồng tình với hành vi nói hỗn của trẻ, trẻ sẽ càng thực hiện hành vi đó mạnh mẽ hơn, để bày tỏ sự chống đối người lớn.

Như vậy, việc người lớn, đặc biệt là bố mẹ có cách xử lý không phù hợp ngay tại thời điểm trẻ nói hỗn thì có thể khiến cho tâm lý của đứa trẻ bị ảnh hưởng. Từ đó, dẫn đến quá trình hình thành nhận thức và nhân cách của trẻ bị lệch lạc.

Bên cạnh đó, việc trẻ nói hỗn và có cách thể hiện cảm xúc không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp và thiếu kỹ năng mềm cần thiết để giải quyết những mâu thuẫn xã hội. Vì lý do này mà trẻ sẽ khó tiếp cận và kết nối với người khác.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể không biết cách quản lý cảm xúc của mình, và trở nên dễ bị kích động hoặc tức giận trong những tình huống khó khăn. Điều này có thể dẫn đến hành động không đúng đắn và gây tổn thương cho người khác.

Con đi học bắt chước bạn nói bậy, chuyên gia mách cách cao tay bố mẹ trị con amp;#34;tâm phục khẩu phụcamp;#34; - 6

Chuyên gia đã gặp trường hợp nào trẻ thể hiện thái độ hoặc lời nói hỗn hào với người lớn? Tại thời điểm đó, bố mẹ nên phản ứng như thế nào là phù hợp nhất?

Tôi gặp rất nhiều trường hợp trẻ thể hiện thái độ hoặc lời nói hỗn hào với người lớn trong cuộc sống hàng ngày. Và tại thời điểm đó, tôi khuyến khích bố mẹ nên giữ sự bình tĩnh để đưa ra cách xử lý phù hợp. Vì nếu như lúc đó bố mẹ càng tỏ ra căng thẳng thì sẽ càng khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Lúc này bố mẹ cần phải nhận diện rõ, hành vi nói hỗn của trẻ là xuất phát từ nguyên nhân gì? Cảm xúc của trẻ lúc đó có đang tức giận hoặc bị tổn thương hay không? Điều quan trọng là bố mẹ đừng chỉ nhìn thấy lỗi từ con, rồi vội vàng luận tội, mà bố mẹ nên tìm hiểu câu chuyện dẫn đến việc trẻ nói hỗn.

Nếu bố mẹ lắng nghe trẻ chia sẻ, trẻ cũng sẽ dành sự lắng nghe cho bố mẹ. Như vậy thì bố mẹ sẽ có thể giáo dục trẻ về điều này dễ dàng hơn, khiến trẻ nhận ra lỗi sai và sửa chữa để không lặp lại nó vào những lần sau.

Con đi học bắt chước bạn nói bậy, chuyên gia mách cách cao tay bố mẹ trị con amp;#34;tâm phục khẩu phụcamp;#34; - 7

Giữa phương pháp giáo dục mềm mỏng và cương quyết, bố mẹ nên áp dụng từng cái ở tình huống như thế nào để giáo dục, uốn nắn con đúng đắn trong vấn đề này?

Việc áp dụng phương pháp giáo dục mềm mỏng hay cương quyết phụ thuộc vào tình huống cụ thể và tính cách của con. Ở mỗi gia đình, bố mẹ có thể có một cách giáo dục khác nhau và không có phương pháp nào là tuyệt đối đúng hay sai.

Tuy nhiên, để giáo dục, uốn nắn con đúng đắn, bố mẹ nên áp dụng sự linh hoạt và thích nghi với từng tình huống cụ thể. Thường thì, một phương pháp kết hợp giữa giáo dục mềm mỏng và cương quyết sẽ hiệu quả hơn.

Trong những tình huống cần đưa ra quyết định nhanh chóng và cần phải có sự quyết đoán, bố mẹ có thể áp dụng phương pháp cương quyết để đưa ra sự lựa chọn và hành động đúng đắn. Ví dụ như trong trường hợp hành vi của con để lại những hậu quả nghiêm trọng, chạm đến đạo đức, nguyên tắc chuẩn mực thì bố mẹ cần phải đưa ra sự quyết định nhanh chóng và áp dụng các biện pháp cương quyết để giải quyết vấn đề.

Trong những tình huống khác, khi con gặp khó khăn trong việc tự quản lý cảm xúc hoặc giao tiếp với người khác, phương pháp giáo dục mềm mỏng có thể được áp dụng. Bố mẹ có thể thảo luận, lắng nghe và đưa ra lời khuyên để giúp con hiểu và quản lý cảm xúc một cách lành mạnh. Ví dụ như trong trường hợp con bị người khác trêu chọc, bố mẹ có thể trò chuyện với con và giúp con học cách xử lý tình huống một cách tự tin và hiệu quả, mà không cần dùng đến những lời nói hỗn.

Trong mỗi tình huống, bố mẹ cần phải hiểu rõ tính cách và nhu cầu của con để có thể áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp nhất. Ngoài ra, bố mẹ cần phải làm gương tốt cho con, luôn tạo sự yêu thương, tôn trọng, lắng nghe con nhiều hơn và động viên con trong quá trình giáo dục, uốn nắn để giúp con phát triển toàn diện và trưởng thành tốt hơn. 

Sự khác biệt giữa đứa trẻ im lặng và đứa trẻ cãi lại khi bị bố mẹ mắng
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui chia sẻ về cách bố mẹ phản ứng như thế nào là phù hợp khi trẻ cãi lại lời bố mẹ.

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ tiểu học