Trẻ luôn ngậm thức ăn mà không chịu nhai là vì 4 thói quen xấu này, nhưng điều thứ 3 hầu như trẻ nào cũng làm

Kiều Trang - Ngày 01/05/2023 09:27 AM (GMT+7)

Việc rèn luyện kỹ năng nhai và nuốt là rất quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Khi nói đến việc ăn uống của trẻ, nhiều bậc bố mẹ thường phàn nàn rằng con mình ăn có vẻ không ngon miệng hay sao mà mỗi lần đưa thức ăn vào miệng thì đứa trẻ sẽ ngậm rất lâu, mà không chịu nhai. Khi bố mẹ nhìn thấy con cái làm điều này, bố mẹ có thể nghĩ rằng con cái đang cố tình chống đối lại mình.

Nhưng thực tế không phải vậy, phần lớn nguyên nhân có thể là do trẻ chưa phát triển đầy đủ cơ quan tiêu hóa, chưa có đủ kỹ năng nhai thức ăn, hoặc do thói quen ăn uống của trẻ. Ngoài ra, rối loạn về khả năng nhai và nuốt cũng có thể là một nguyên nhân.

Thực trạng trẻ ngậm cơm không nhai đầy đủ là một vấn đề khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Theo một số nghiên cứu, khoảng 20-25% trẻ em dưới 2 tuổi có thể có tình trạng ngậm cơm và không nhai đầy đủ.

Tình trạng ngậm cơm không nhai đầy đủ có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như táo bón, đầy hơi, khó tiêu, hoặc thậm chí là sự suy dinh dưỡng. Nếu trẻ có thói quen ngậm cơm trong thời gian dài, nó cũng có thể gây ra các vấn đề về răng miệng và hàm.

Chẳng hạn như trường hợp của bé Dâu (Trung Quốc), việc ăn uống hàng ngày của bé rất khó khăn. Mỗi lần mẹ cho cô bé ăn mì, cô bé gần như ngậm chúng vào miệng và nuốt chúng cùng một lúc, người mẹ không thể nhìn thấy động tác nhai của cô bé.

Trước đây, mẹ của Dâu không coi trọng vấn đề này, nhưng thời gian gần đây vì phân của con luôn khô nên người mẹ bắt đầu chú ý đến vấn đề ăn uống của con gái, nhưng mấy tháng rồi mà tình trạng nhai thức ăn của bé vẫn không cải thiện, người mẹ thực sự hối hận khi không rèn luyện thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh cho con ngay từ khi còn nhỏ.

Trẻ luôn ngậm thức ăn mà không chịu nhai là vì 4 thói quen xấu này, nhưng điều thứ 3 hầu như trẻ nào cũng làm - 2

Nguyên nhân khả năng nhai của trẻ kém?

Khả năng nhai là khả năng dùng răng nghiền nát thức ăn một cách từ từ. Thức ăn được nghiền nhỏ rồi đi vào dạ dày sẽ dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn. Ngược lại, nếu khả năng nhai không tốt, sau khi thức ăn vào dạ dày sẽ gây ra gánh nặng, khiến tỳ vị dạ dày ngày càng kém, lâu dần sẽ trở thành một thói quen ăn uống xấu.

Nguyên nhân là do nhiều bậc bố mẹ quan tâm đến con quá mức, luôn nấu những món ăn rất mềm, dễ nhai vì sợ con mệt, khiến cho con ít có cơ hội để nhai thức ăn nên khả năng nhai đương nhiên sẽ kém đi. Vì vậy, muốn trẻ ăn ngon thì việc cải thiện khả năng nhai của trẻ là vô cùng quan trọng, bố mẹ không nên quá coi thường nó.

Ngoài ra, nên tránh 4 thói quen xấu này để không ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ. Đồng thời làm trì hoãn việc cải thiện khả năng nhai nuốt của trẻ, bố mẹ nên biết điều này càng sớm càng tốt để kịp thời uốn nắn trẻ ngay từ khi con nhỏ.

Trẻ luôn ngậm thức ăn mà không chịu nhai là vì 4 thói quen xấu này, nhưng điều thứ 3 hầu như trẻ nào cũng làm - 3

Có nhiều nguyên nhân xuất phát từ thói quen xấu, khiến kỹ năng nhai nuốt của trẻ kém phát triển.

Trẻ luôn ngậm thức ăn mà không chịu nhai là vì 4 thói quen xấu này, nhưng điều thứ 3 hầu như trẻ nào cũng làm - 4

4 thói quen xấu ảnh hưởng đến khả năng nhai nuốt của trẻ

Trẻ luôn ngậm thức ăn mà không chịu nhai là vì 4 thói quen xấu này, nhưng điều thứ 3 hầu như trẻ nào cũng làm - 5

Bé hơn một tuổi vẫn chỉ ăn thức ăn đặc, lỏng

Một số bố mẹ cho rằng trẻ khoảng 1 tuổi răng chưa mọc hết, nếu cho trẻ ăn thức ăn to, cứng hơn trẻ sẽ cảm thấy khó nhai, dễ dẫn đến tình huống bị hóc nên cứ làm thức ăn mềm, lỏng vì cho rằng như vậy là sẽ có lợi cho trẻ khi nuốt, nhưng nó thực sự không đúng. 

Nếu cứ duy trì thói quen ăn kiểu này thì lâu dần trẻ sẽ hình thành nếp ăn không lành mạnh, khi thay đổi lại trẻ khó thích nghi và rất dễ phản kháng. Khả năng nhai nuốt kém và khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém sẽ khiến trẻ chậm phát triển trong tương lai.

Vậy nên trong giai đoạn này, bé cần được học cách nhai thức ăn và phải được đưa dần dần vào chế độ ăn uống bao gồm các loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của bé. 

Một số cách mà bố mẹ có thể áp dụng để giúp bé phát triển kỹ năng nhai và nuốt thức ăn chẳng hạn như: cho bé ăn từng miếng thức ăn nhỏ hơn để bé dễ dàng nhai và nuốt thức ăn; chọn các loại thực phẩm mềm, như bột, súp, thịt xay để giúp bé dễ dàng nhai và nuốt.

Khuyến khích bé ăn chậm và nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt, không ép buộc bé ăn, nếu bé cảm thấy không muốn ăn, bố mẹ nên tạm thời ngừng cho bé ăn và thử lại sau...

Trẻ luôn ngậm thức ăn mà không chịu nhai là vì 4 thói quen xấu này, nhưng điều thứ 3 hầu như trẻ nào cũng làm - 6

Bé trên 1 tuổi không nên để trẻ thường xuyên ăn thức ăn mềm, lỏng.

Thường xuyên cho trẻ ăn cháo

Một số bố mẹ không biết nên cho con ăn gì nên lựa chọn nấu cháo là cách nhanh nhất và dễ nhất, đồng thời nghĩ rằng cháo là thức ăn bổ dưỡng. Trên thực tế, về mặt dinh dưỡng thì món cháo sẽ được quyết định bởi cách chế biến và lựa chọn nguyên liệu của bố mẹ.

Tuy nhiên nếu chỉ là cháo trắng thì thành phần dinh dưỡng hầu như sẽ không có, vì cháo trắng hoàn toàn là nước và chất béo. Nếu ăn thường xuyên thì việc trẻ dễ bị suy dinh dưỡng là điều khó tránh khỏi.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên cho trẻ ăn cháo có thể ảnh hưởng đến kỹ năng nhai và nuốt của trẻ. Cháo thường có độ mềm và độ nhão cao, do đó trẻ sẽ không cần phải nhai quá nhiều. Điều này có thể làm giảm khả năng phát triển cơ hàm và cơ miệng của trẻ, gây ra các vấn đề liên quan đến nhai và nuốt thức ăn.

Khi trẻ thường xuyên ăn cháo, trẻ có thể không được rèn luyện các kỹ năng nhai và nuốt thức ăn, dẫn đến việc trẻ khó khăn trong việc ăn những loại thực phẩm khác có độ cứng và độ khó nhai hơn. Điều này cũng có thể gây ra nguy cơ bị nghẹn khi trẻ không biết cách nhai và nuốt đúng cách.

Ăn và uống nước cùng lúc

Trên thực tế, rất nhiều bố mẹ có thói quen chuẩn bị sẵn một ly nước cho con khi ăn, hoặc thỉnh thoảng nhắc con uống nước khi con đang ăn, điều này diễn ra với tần xuất lặp đi lặp lại sẽ khiến trẻ hình thành thói quen vừa uống nước vừa ăn.

Đây là một thói quen rất không tốt, không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ mà còn khiến cho khả năng nhai và nuốt của trẻ kém đi rõ rệt. Bởi vì, khi trẻ uống nước cùng lúc khi đang ăn, nước có thể làm hòa tan thức ăn và làm cho thức ăn không còn đủ độ dày để kích thích cơ hàm và cơ miệng của trẻ phát triển.

Ngoài ra, nước có thể làm nhũng bớt nước bọt trong dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Điều này có thể làm giảm hiệu quả của quá trình tiêu hóa, gây khó chịu, đầy hơi và đôi khi cảm giác buồn nôn cho trẻ.

Trẻ luôn ngậm thức ăn mà không chịu nhai là vì 4 thói quen xấu này, nhưng điều thứ 3 hầu như trẻ nào cũng làm - 7

Ăn và uống nước cùng lúc sẽ không chỉ ảnh hưởng dạ dày, mà còn hạn chế khả năng nhai nuốt.

Luôn cho trẻ ăn bún mềm, cơm mềm

Khi trẻ còn nhỏ thì bác sĩ khuyến khích bố mẹ nên cho trẻ ăn mì mềm và cơm mềm, nhưng khi trẻ lớn lên thì không thể ăn những thứ này mọi lúc, nếu không khả năng nhai sẽ không được cải thiện. Vì lợi ích của con cái, bố mẹ phải học cách thay đổi, nếu giữ nguyên tình trạng như vậy thì chỉ làm hại con mà thôi.

Bố mẹ nên cho trẻ ăn một số thức ăn bổ sung dạng nhão khi trẻ 6 hoặc 7 tháng tuổi. Khi đứa trẻ lớn đến 8 hoặc 9 tháng, thức ăn nên được điều chỉnh thành hình dạng băm nhỏ, sau đó chuyển thành từng miếng nhỏ, và từ mềm sang cứng.

Sau khi trẻ lớn đến 1 tuổi, hình thức thức ăn mềm và cứng, về cơ bản gần giống với thức ăn người lớn ăn, nhưng gia vị không nên cho quá nhiều, chỉ cần dùng muối nhưng càng ít càng tốt để trẻ tập thích nghi.

Trẻ luôn ngậm thức ăn mà không chịu nhai là vì 4 thói quen xấu này, nhưng điều thứ 3 hầu như trẻ nào cũng làm - 8

Bố mẹ cần thay đổi đa dạng thức ăn từ mềm sang cứng để rèn luyện kỹ năng nhai nuốt cho trẻ.

Đứa trẻ đột ngột khóc khi nhìn thấy ai đó, không phải mê tín dị đoan mà có cơ sở khoa học
Trẻ sơ sinh khóc là chuyện bình thường, nhưng điều kỳ lạ là một số trẻ bình thường rất ngoan, nhưng chỉ cần nhìn thấy một “ai đó” là trẻ sẽ đột nhiên khóc.

Dạy con 6-12 tháng

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách