Con dỗ mãi không ngủ nhưng sau khi bị đánh mắng liền ngủ thiếp đi, chuyên gia cảnh báo tác hại

Kiều Trang - Ngày 24/04/2023 09:31 AM (GMT+7)

Rất nhiều trường hợp trong thực tế, trẻ dỗ mãi không ngủ, nhưng sau khi bị bố mẹ đánh mắng thì liền khóc nức nở và ngủ thiếp đi.

Điều hạnh phúc nhất của mỗi ông bố bà mẹ là được nhìn con lớn lên khỏe mạnh, vui vẻ mỗi ngày, mong con có một ngoại hình ưa nhìn. Đó là vấn đề mà nhiều bậc bố mẹ rất quan tâm, đặc biệt là chiều cao của trẻ.

Thống kê cho thấy 70% chiều cao của trẻ phụ thuộc vào yếu tố di truyền, và 30% phụ thuộc vào các yếu tố thông qua rèn luyện (ngủ, ăn, vận động, cảm xúc). Trong đó, khoảng 30% yếu tố thông qua rèn luyện, giấc ngủ đứng hàng đầu trong việc ảnh hưởng đến chiều cao, bởi trẻ sẽ tiết hormone tăng trưởng khi ngủ.

Theo quan điểm của y học hiện đại, hormone tăng trưởng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của cơ thể con người, khác với các hormone khác trong cơ thể con người được tiết ra vào ban ngày, hormone tăng trưởng được tiết ra từng đợt, chủ yếu vào ban đêm. 

Vì vậy, để đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, để trẻ hình thành một nếp ngủ khoa học, đi ngủ sớm hơn một phút, nhiều bố mẹ đã cố gắng hết sức để rèn luyện thói quen này thật tốt cho trẻ, nhưng một số đứa trẻ vẫn không chịu đi ngủ sớm, cho đến khi bị bố mẹ đánh mắng xong thì khóc lăn ra và cuối cùng là tự ngủ lúc nào không hay.

Con dỗ mãi không ngủ nhưng sau khi bị đánh mắng liền ngủ thiếp đi, chuyên gia cảnh báo tác hại - 2

Vì sao trẻ càng lớn càng ngủ ít? 

Bố mẹ sẽ phát hiện ra, khi trẻ càng lớn, thời gian thức của trẻ sẽ càng dài ra và dĩ nhiên thời gian ngủ sẽ hạn chế lại. Không giống như khi trẻ còn ở giai đoạn sơ sinh, ngủ suốt ngày, trông rất đáng yêu.

Ngoài ra trẻ càng lớn thì càng khó đi vào giấc ngủ hơn. Ví dụ, trước đây, chỉ cần bố mẹ kể cho trẻ nghe những câu chuyện trước khi đi ngủ mà trẻ thích nghe, trẻ có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, nhưng khi trẻ lớn lên, những câu chuyện trước khi đi ngủ không những không có tác dụng mà trẻ còn thích đặt ra "mườn vạn câu hỏi vì sao".

Trẻ không chịu ngủ mà bố mẹ còn phải ở bên, điều này thực sự rất khó chịu, bởi người lớn cũng có những việc riêng cần giải quyết như công việc chưa hoàn thành ở công ty, việc nhà…

Con dỗ mãi không ngủ nhưng sau khi bị đánh mắng liền ngủ thiếp đi, chuyên gia cảnh báo tác hại - 3

Nguyên nhân khiến trẻ (chủ yếu từ 2-6 tuổi) trằn trọc khó ngủ là do đâu? 

Con dỗ mãi không ngủ nhưng sau khi bị đánh mắng liền ngủ thiếp đi, chuyên gia cảnh báo tác hại - 4

Giờ sinh hoạt thất thường

Nhịp sống xã hội hiện nay rất nhanh, ban ngày bố mẹ bận rộn với công việc, ban đêm con mới thực sự thuộc về mình, nhưng việc chơi điện thoại đã trở thành một trong những cách giải trí, cũng là nguyên nhân khiến bố mẹ và con cái thường xuyên thức khuya, dẫn đến lịch trình sinh hoạt thất thường.

Và việc người lớn làm việc, nghỉ ngơi không điều độ cũng sẽ ảnh hưởng đến con cái, nhiều bậc bố mẹ cho rằng sau khi cho con đi ngủ là có thể ra khỏi phòng để tự do làm thứ mình muốn, ít ai biết rằng trẻ sơ sinh rất thông minh, làm sao trẻ có thể ngoan ngoãn ngủ khi phát hiện bố mẹ không ở bên cạnh.

Ngoài ra, thời gian ngủ của trẻ hàng ngày tương đối cố định, nếu thời gian ngủ vào ban ngày quá dài thì thời gian ngủ vào ban đêm cũng sẽ bị rút ngắn theo. Trước tình hình này, bố mẹ cần phải điều chỉnh thói quen hoạt động và nghỉ ngơi của trẻ, để trẻ hình thành thói quen ngủ ít vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm, tránh tình trạng giấc ngủ lộn xộn, đảo ngược trắng đen.

Con dỗ mãi không ngủ nhưng sau khi bị đánh mắng liền ngủ thiếp đi, chuyên gia cảnh báo tác hại - 5

Nếu ban ngày ngủ quá nhiều, ban đêm trẻ sẽ thường ngủ ít lại.

Thừa năng lượng

Khi trẻ lớn hơn, trẻ sẽ tràn đầy sự tò mò về thế giới chưa biết này và nóng lòng muốn khám phá thêm, vì vậy cả người thường sẽ duy trì trạng thái quá phấn khích hoặc căng thẳng nên rất khó đi vào giấc ngủ.

Ví dụ như đi chơi, chuyển đến nhà mới, đồ chơi mới, người trông trẻ hoặc khách mới..., tất cả những thay đổi này sẽ khơi dậy trí tò mò mạnh mẽ của trẻ và năng lượng của trẻ sẽ đặc biệt mạnh mẽ vào lúc này, khiến ban đêm trẻ khó lấy lại trạng thái bình thường để đi vào giấc ngủ sâu.

Ngoài ra, ngủ quá nhiều vào ban ngày cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm, vì vậy hãy cố gắng cho trẻ vận động nhiều hơn vào ban ngày để tiêu hao năng lượng, tuy nhiên trước 30 phút chuẩn bị đi ngủ, bố mẹ tuyệt đối đừng cho trẻ vận động mạnh, nếu không trẻ sẽ sinh ra trạng thái phấn khích quá độ.

Lý do thể chất

Nếu các nguyên tố vi lượng trong cơ thể không đủ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, vậy nên tốt nhất là bố mẹ nên cho trẻ đi khám để chẩn đoán nguyên nhân khiến trẻ ngủ không ngon giấc, khó đi vào giấc ngủ rồi mới lựa chọn phát đồ điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, thiếu canxi là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ ngủ không ngon giấc. Nếu trẻ bị thiếu canxi, hạ canxi máu sẽ làm tăng tính hưng phấn của các dây thần kinh tự chủ trong não, dẫn đến các triệu chứng như thức giấc ban đêm, kinh hãi về đêm, bứt rứt về đêm, trằn trọc khó ngủ.

Trẻ ngủ không ngon giấc nếu là do thiếu canxi thì nên bổ sung thêm canxi, ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa, chế phẩm từ sữa…, sau đó tắm nắng nhiều hơn để thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi. Nói tóm lại, nếu đứa trẻ không ngủ được, bố mẹ nên làm tốt việc hướng dẫn ngẫu nhiên, ban ngày để trẻ tham gia nhiều hoạt động hơn, để tiêu hao năng lượng dư thừa, có lợi cho việc ngủ ngon vào ban đêm.

Con dỗ mãi không ngủ nhưng sau khi bị đánh mắng liền ngủ thiếp đi, chuyên gia cảnh báo tác hại - 6

Trẻ đang gặp vấn đề về sức khoẻ, cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ.

Con dỗ mãi không ngủ nhưng sau khi bị đánh mắng liền ngủ thiếp đi, chuyên gia cảnh báo tác hại - 7

Vì sao trẻ dễ ngủ thiếp đi sau khi bị bố mẹ đánh mắng?

Trẻ quấy khóc, ngủ gật sau khi bị đánh mắng sẽ gây tổn hại về mặt tâm lý. Việc trẻ “ngủ ồn ào” sẽ khiến người lớn mất kiên nhẫn, sẽ cho rằng trẻ vô cớ gây sự, rồi không thể kiềm chế được cảm xúc nên đã đánh mắng trẻ, sau đó thì trẻ vừa khóc vừa lăn ra ngủ.

Thực chất đây là biểu hiện của sự thiếu an toàn của trẻ. Lúc này, người lớn nên quan tâm, ôm ấp, vuốt ve trẻ nhiều hơn, trẻ sẽ có cảm giác an toàn, dễ đi vào giấc ngủ.

Ví dụ, tại sao trẻ em dễ ngủ mỗi khi ngồi trên ô tô? Đó là bởi vì khi xe đang lái, sự rung lắc nhẹ sẽ khiến bé có ảo giác rằng mình đang ở trong bụng mẹ, sẽ cảm thấy mình đang ở trong vòng tay của mẹ, điều này khiến bé có cảm giác rất an toàn.

Vì vậy, việc trẻ khóc và ngủ sau khi bị đánh mắng sẽ không tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ, bởi thực chất cơ thể trẻ nhiều khi đã ở trong trạng thái buồn ngủ, nhưng trẻ lại không dám ngủ vì thiếu an toàn.

Kết quả là khi bị người lớn đánh mắng, khóc thực sự tiêu hao năng lượng thể chất, nhìn bề ngoài có vẻ như trẻ khóc mệt nên ngủ thiếp đi, nhưng thực chất là căng thẳng tinh thần cao độ, và tâm lý sợ hãi là nguyên nhân khiến đứa trẻ ngủ nhanh hơn.

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ như đã nói ở trên, trẻ khi ngủ sẽ tiết ra hormone tăng trưởng, mà hormone tăng trưởng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của cơ thể con người, vậy có phải ngủ càng nhiều trẻ càng cao lớn?

Trên thực tế, điều này là sai, bởi vì hormone tăng trưởng tiết ra là có tiền đề, chỉ khi trẻ ngủ say, hormone tăng trưởng mới tiết ra. Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, 2 khoảng thời gian rất quan trọng để trẻ cao lớn hơn đó là: 9 giờ tối -1 giờ sáng hôm sau, 5 giờ 7 giờ sáng. Vì vậy bố mẹ nên nhớ để giúp trẻ hình thành thói quen ngủ tốt, đảm bảo giấc ngủ ngon, phát triển bình thường.

Con dỗ mãi không ngủ nhưng sau khi bị đánh mắng liền ngủ thiếp đi, chuyên gia cảnh báo tác hại - 8

Trẻ nên ngủ bao nhiêu là phù hợp? 

Trên thực tế, độ dài của giấc ngủ thay đổi theo độ tuổi, bố mẹ có thể tham khảo 4 nhóm tuổi sau để điều chỉnh thời gian ngủ cho con:

Trẻ sơ sinh dưới 5 tháng

Trẻ sơ sinh chưa hình thành đồng hồ sinh học ổn định, nên khó phân biệt giữa ngày và đêm. Có thể nói, trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi sẽ luôn ở trạng thái ngủ hoặc nửa ngủ, trừ lúc bú.

Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi ngủ 16-17 tiếng mỗi ngày; 1-4 tháng ngủ 14-16 tiếng mỗi ngày. Trẻ sơ sinh không được ngủ ít hơn 11 tiếng mỗi ngày, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường.

Con dỗ mãi không ngủ nhưng sau khi bị đánh mắng liền ngủ thiếp đi, chuyên gia cảnh báo tác hại - 9

Trẻ sơ sinh dưới 5 tháng tuổi được khuyến khích ngủ càng nhiều càng tốt, trừ lúc bú.

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

Thông thường, trẻ từ 5-12 tháng tuổi ngủ 12-16 tiếng mỗi ngày. Lúc này, bố mẹ nên giúp con ngủ trưa đều đặn, thời gian ngủ không được ít hơn 10 tiếng mỗi ngày, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường.

Trong suốt thời thơ ấu, tuyến yên liên tục tiết ra hormone tăng trưởng, bất kể là ngày hay đêm. Vì vậy bé trước 1 tuổi lớn rất nhanh. Sau thời thơ ấu, hormone tăng trưởng tiết ra vào ban ngày rất ít và sự tiết ra chủ yếu tập trung vào ban đêm khi ngủ.

Trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo

Trong giai đoạn này, trẻ hoạt động nhiều hơn và giấc ngủ càng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Đối với trẻ từ 1-2 tuổi, thời gian ngủ khuyến nghị là 12-14 tiếng mỗi ngày, trẻ từ 3-5 tuổi, thời gian ngủ khuyến nghị là 11-13 tiếng mỗi ngày.

Sau khi trẻ vào tiểu học, chỉ khi trẻ ngủ đủ giấc mới đảm bảo hoạt động trong ngày và hiệu quả học tập. Vì vậy, trẻ em từ 6-12 tuổi nên đảm bảo ngủ đủ 9-12 tiếng mỗi ngày, không được ngủ ít hơn 9 tiếng nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả học tập.

Trẻ tuổi dậy thì

Trẻ em giai đoạn này vẫn đang trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển, áp lực học tập ngày càng tăng dần, thời gian ngủ nghỉ tương đối giảm. Trẻ từ 13-17 tuổi nên ngủ từ 8-10 tiếng mỗi ngày, nếu ít hơn 7 tiếng sẽ mất tập trung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả học tập.

Tất nhiên, điều cần chỉ ra ở đây là thời gian ngủ của mỗi cá nhân có sự khác biệt rất lớn, có người cần 10 tiếng, có người chỉ cần 5 tiếng mỗi ngày. Ví dụ như Edison - nhà phát minh nổi tiếng người Mỹ, mỗi ngày chỉ ngủ 4-5 tiếng nhưng ông vẫn tràn đầy năng lượng, trong đời ông đã thực hiện hơn 2.000 phát minh cho nhân loại.

Dù thế nào đi nữa, đối với lứa tuổi thanh thiếu niên đến trường, vẫn cần đảm bảo giấc ngủ đủ 8-10 tiếng. Vì hàng ngày dốc hết sức lực và tinh thần cho những công việc học tập nặng nhọc, một giấc ngủ ngon có thể khiến trẻ tràn đầy năng lượng thể chất, trí óc và cảm xúc, từ đó làm việc gì cũng sẽ hiệu quả tối ưu.

Con dỗ mãi không ngủ nhưng sau khi bị đánh mắng liền ngủ thiếp đi, chuyên gia cảnh báo tác hại - 10

Trẻ tuổi dậy thì cũng là giai đoạn phát triển chiều cao, vì vậy giấc ngủ cần được thiết lập khoa học.

Con hỏi: Bố mẹ ơi, sao không chơi với con, chuyên gia mách câu đáp chuẩn để bố mẹ bận con vẫn biết bố mẹ yêu con
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui có lời khuyên gửi đến các ông bố bà mẹ, rằng thời gian bên con là quan trọng. Vì vậy, bố mẹ nên đồng hành cùng con...

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ