Sau 18 năm, khoảng cách giữa đứa trẻ thường xuyên bị mắng và không bị mắng sẽ có sự khác biệt

Kiều Trang - Ngày 19/04/2023 15:00 PM (GMT+7)

Theo các chuyên gia, có một sự khác nhau rất dễ nhìn thấy giữa đứa trẻ thường xuyên bị bố mẹ la mắng và ngược lại sau khi trẻ trưởng thành.

Alfred Alder từng nói: "Đứa trẻ hạnh phúc sẽ dùng tuổi thơ để chữa lành mọi vết thương trong đời. Đứa trẻ bất hạnh sẽ dùng cả đời để hàn gắn những tổn thương của thời thơ ấu."

Trẻ càng nhỏ càng dễ bị tác động từ bên ngoài, giống như một miếng bọt biển khô khan để hấp thụ mọi thứ mà trẻ trải qua. Hầu hết các hành vi ở tuổi trưởng thành có thể được tìm thấy trong thời thơ ấu. Ví dụ, một số người tham tiền, đó có thể là do họ không hài lòng với những thứ vật chất khi còn trẻ, một số người thiếu cảm giác an toàn, đó có thể là do họ đã không nhận được tình yêu thương trọn vẹn của bố mẹ khi còn nhỏ.

Những đứa trẻ lớn lên trong tình yêu thương và sự tôn trọng, tương lai sẽ trở thành những người ấm áp, biết yêu thương và biết tôn trọng người khác, trong khi những đứa trẻ lớn lên trong sự coi thường và la mắng, tính cách sau này sẽ trở nên nhạy cảm, tự ti và rất khó gần, thậm chí là hung hăng hơn.

Khi nhận thấy tính cách của con mình ngày càng sa sút, đừng vội cho là tốt, phần lớn nguyên nhân là do cách giáo dục của bố mẹ. Nếu bố mẹ luôn la mắng con, khi lớn lên sẽ có 3 điểm khác biệt rõ rệt so với những trẻ không bị la mắng.

Sau 18 năm, khoảng cách giữa đứa trẻ thường xuyên bị mắng và không bị mắng sẽ có sự khác biệt - 2

Sau 18 năm, khoảng cách giữa đứa trẻ thường xuyên bị mắng và không bị mắng sẽ có sự khác biệt - 3

Tính cách

Những đứa trẻ thường xuyên bị la mắng có xu hướng cực đoan hơn về mặt nhân cách. Nếu trẻ bị bố mẹ la mắng, chỉ trích, hắt hủi trong thời gian dài, lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ sẽ bị bào mòn dần. Do đó dưới áp lực của bố mẹ, trẻ có thể trở nên tự ti, rụt rè, nhát gan, hay trở thành kiểu nịnh bợ...

Cũng có một số trẻ do bị kìm nén lâu ngày, nên khi bị bố mẹ la mắng sẽ bắt chước cách bố mẹ để đối xử ngược lại với bố mẹ hoặc người khác. 

Kết quả là hình thành tính cách bạo lực, cáu kỉnh, sau khi lớn lên sẽ dễ có những hành vi nổi loạn, chẳng hạn như cãi lời bố mẹ, thậm chí đánh nhau...

Đối với những đứa trẻ không bị la mắng hoặc ít khi bị la mắng, do bố mẹ giao tiếp với trẻ điềm tĩnh hơn, cách xử lý cũng hợp lý hơn, không khí gia đình cũng rất đầm ấm nên tính tình của trẻ thường dễ gần, vui vẻ, tự tin và trẻ sẽ không hoảng sợ khi đối mặt với bố mẹ nếu có chuyện gì đó xảy ra.

Sau 18 năm, khoảng cách giữa đứa trẻ thường xuyên bị mắng và không bị mắng sẽ có sự khác biệt - 4

Trẻ bị bố mẹ la mắng nhiều sẽ có tính cách hung hăng, khó gần và hay cãi lại.

Sau 18 năm, khoảng cách giữa đứa trẻ thường xuyên bị mắng và không bị mắng sẽ có sự khác biệt - 5

Trí tuệ

Hành vi thường xuyên la mắng con cái của bố mẹ sẽ gây tổn hại không thể khắc phục đối với trí thông minh của trẻ. Đại học Harvard từng thực hiện một nghiên cứu và phát hiện ra rằng, những đứa trẻ thường xuyên bị bố mẹ la mắng và đối xử bạo lực có chỉ số IQ thấp hơn 12 điểm, so với những đứa trẻ không bị tổn thương từ hành vi này của bố mẹ.

Bạo lực bằng lời nói của bố mẹ không chỉ làm tổn thương tâm hồn con cái, mà còn gây tổn thương trực tiếp đến não bộ của trẻ. Ví dụ như câu chuyện về một gia đình nọ, cả nhà không ai có tiền sử bệnh tâm thần, nhưng đứa trẻ đã phát triển tâm thần bất thường khi bé 8 tuổi, sau đó, đứa trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt và có chỉ số IQ thấp. 

Từ khi còn nhỏ, bé đã thường nghe bố mẹ la mắng mình, khi đứa trẻ học được cách cầm nắm trong vài tháng, bố mẹ sẽ đánh vào tay mỗi khi thấy bé nắm lấy thứ gì đó. Khi tập đi, chỉ cần trẻ đi không vững, bố mẹ sẽ gay gắt, thậm chí đẩy trẻ.

Thực tế đã chứng minh, trẻ thường xuyên bị la mắng, đánh đập, lâu ngày tinh thần sẽ luôn trong trạng thái căng thẳng, không dám làm gì vì sợ bị chỉ trích, trong tâm trạng sợ hãi như vậy, cấu trúc não bộ của trẻ đã bị ảnh hưởng.

Theo đó, khi não bị tổn thương thì khả năng tư duy giảm sút, vô tình sự phát triển trí tuệ của trẻ đương nhiên cũng sẽ bị tác động đáng kể theo chiều hướng ngày càng tệ hơn.

Sau 18 năm, khoảng cách giữa đứa trẻ thường xuyên bị mắng và không bị mắng sẽ có sự khác biệt - 6

Việc bị bố mẹ "bạo lực ngôn ngữ" trong thời gian dài, sẽ khiến não bộ của trẻ ảnh hưởng xấu, chậm phát triển.

Sau 18 năm, khoảng cách giữa đứa trẻ thường xuyên bị mắng và không bị mắng sẽ có sự khác biệt - 7

Mối quan hệ với bố mẹ

Bố mẹ đôi khi la mắng con cái có thể xuất phát vì lợi ích của con, vì thương con. Tuy nhiên, khi một đứa trẻ bị la mắng, thay vì cảm nhận được sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ, trẻ sẽ nghĩ rằng bố mẹ không còn yêu thương mình nữa, và trẻ sẽ nảy sinh ý nghĩ ghét bỏ bố mẹ.

Nhìn thấy bố mẹ nhíu mày khi quát mắng, nghe thấy tiếng gào thét dữ dội của bố mẹ, những đứa trẻ bất lực phản kháng như đối mặt với "dã thú". Theo thời gian, trái tim bé bỏng của đứa trẻ sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến kết quả là mối quan hệ giữa con cái và bố mẹ sẽ ngày càng xa cách, thậm chí trẻ còn có suy nghĩ muốn thoát khỏi bố mẹ khi lớn lên.

Vì vậy, việc bố mẹ quát mắng không làm con ngoan hơn mà càng đẩy con ra xa hơn. Dĩ nhiên, đây là hậu quả mà không bố mẹ nào mong muốn nhận được. Nếu bố mẹ muốn con mình trở nên xuất sắc, hoặc muốn trẻ lớn lên khỏe mạnh và thuận lợi, phương pháp giáo dục bằng cách la mắng, chỉ trích đương nhiên không được ủng hộ.

Mặc dù con cái mắc lỗi nên cần được bố mẹ nghiêm khắc phê bình và giáo dục, nhưng bố mẹ vẫn phải chú ý đến cách truyền đạt khi nói chuyện với con. Hạn chế la hét, tốt nhất là nói chuyện với con một cách chậm rãi với tốc độ và giọng điệu phù hợp.

Hãy để con cái có thể bình tĩnh và lắng nghe cẩn thận, hiểu ý bố mẹ và sẵn sàng nói chuyện với bố mẹ, sau đó, dưới sự hướng dẫn của bố mẹ từng chút một, con cái sẽ tự nhiên trở nên tốt hơn.

Khi bố mẹ la mắng, mặc dù bản thân được giải tỏa cảm xúc nhưng lại gây áp lực cho con cái. Đối với trẻ em, đây sẽ là một tổn thương gây ảm ánh, thậm chí đi theo trẻ đến suốt cuộc đời.

Vậy nên, bố mẹ không nên gieo rắc cảm xúc xấu của mình lên con cái. Muốn giáo dục con hiệu quả, bố mẹ cũng phải học cách kiềm chế cảm xúc, bao dung với con, cho con quyền được tự do nhất định, như vậy mới có thể giúp con bay cao hơn trên bầu trời rộng lớn của chính mình.

Sau 18 năm, khoảng cách giữa đứa trẻ thường xuyên bị mắng và không bị mắng sẽ có sự khác biệt - 8

Bố mẹ càng la mắng con cái, càng làm cho khoảng cách trong mối quan hệ với con xa hơn.

Con trai 8 tuổi biến mất sau giờ cơm tối, biết được nguyên nhân chuyên gia mắng bố mẹ: Quá vô tâm
Một đứa trẻ được nuôi dưỡng trong gia đình hạnh phúc, sẽ phát triển lành mạnh. Ngược lại, một đứa trẻ thường xuyên chứng kiến bố mẹ cãi nhau, sẽ bị...

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ tiểu học