Đây là 4 giai đoạn trẻ khó nuôi nhất và 4 giai đoạn nhàn nhất khi chăm con, biết được sẽ vượt qua dễ dàng

Thi Thi - Ngày 11/03/2024 09:04 AM (GMT+7)

Trẻ thường trải qua 4 giai đoạn khó chăm nhất, thời điểm này bố mẹ cần dành nhiều thời gian, công sức hơn vào việc chăm con.

Quá trình nuôi dạy con giống như việc thuần hóa một con vật nhỏ bí ẩn, người mẹ nào cũng đầy kỳ vọng, rằng con lớn lên khỏe mạnh, vui vẻ và thành công.

Tuy nhiên, quá trình nuôi dưỡng này cũng không hề dễ dàng, bởi có những thời điểm bố mẹ cần chú ý đặt vào nhiều công sức, thời gian hơn, đặc biệt với những ai lần đầu sinh con càng khó khăn hơn.

Vậy giai đoạn nào khó nhất để nuôi dưỡng một đứa trẻ? Các chuyên gia chỉ ra có 4 thời điểm quan trọng, bố mẹ có thể tham khảo. 

Đây là 4 giai đoạn trẻ khó nuôi nhất và 4 giai đoạn nhàn nhất khi chăm con, biết được sẽ vượt qua dễ dàng - 1

Trẻ ở giai đoạn nào khó nuôi nhất? 

0-6 tháng: Giây phút lo lắng khi lần đầu làm bố mẹ

Trong giai đoạn này, trẻ chưa thể bày tỏ nhu cầu của mình bằng lời nói, mà chỉ có thể thể hiện cảm xúc qua tiếng khóc. Đối với những ai lần đầu làm bố mẹ, việc thấu hiểu tiếng khóc này đôi khi thật khó khăn.

Thậm chí, việc trẻ quấy khóc về đêm càng khiến bố mẹ mệt mỏi hơn. Nhưng quan trọng là bố mẹ hiểu và đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của con. Khi trẻ khóc, đó có thể là dấu hiệu của đói, buồn ngủ, cảm thấy không thoải mái, hoặc cần sự an ủi và sự chú ý của bố mẹ. Bằng cách lắng nghe và quan tâm, bố mẹ có thể tìm hiểu một cách dần dần về những tín hiệu và cách trẻ thể hiện nhu cầu của mình.

Trẻ 0-6 tháng tuổi chưa thể bày tỏ nhu cầu của mình bằng lời nói.

Trẻ 0-6 tháng tuổi chưa thể bày tỏ nhu cầu của mình bằng lời nói.

Giai đoạn chập chững biết đi: Đồng hành cùng con

Đây là giai đoạn trẻ dần phát triển và có thể tự đi lại. Trong thời điểm này, bố mẹ sẽ phải liên tục giám sát các cử động của con.

Để tránh cho trẻ thương khi mới chập chững biết đi, sự bừa bộn trong nhà cần được sắp xếp kịp thời và sàn nhà phải được giữ sạch sẽ. Sự đồng hành, động viên của bố mẹ chính là chìa khóa giúp trẻ tiến tới bước đi độc lập thành công. 

2-3 tuổi: Những thử thách trong thời kỳ nổi loạn

Hầu hết trẻ sẽ nghe theo sự sắp xếp của người lớn trước khi được 2 tuổi, sau đó bắt đầu có chính kiến ​​riêng và phát triển tâm lý nổi loạn. Giai đoạn này đòi hỏi sự kiên nhẫn hơn từ bố mẹ.

Bố mẹ nên khuyến khích con thể hiện cảm xúc một cách chính xác thay vì phản ứng bằng quát mắng. Việc bảo vệ an toàn trong nhà cũng rất quan trọng, tính tò mò của trẻ sẽ thôi thúc khám phá khắp nơi. Lúc này, bố mẹ cần chú ý bảo vệ trong môi trường sống để đảm bảo trẻ mình lớn lên an toàn trong giai đoạn nổi loạn.

Bước vào mẫu giáo: Vượt qua nỗi lo chia ly

Trẻ bước vào mẫu giáo thường kèm theo nỗi lo lắng chia ly, có thể quấy khóc và không chịu đến trường. Đây là bước đầu tiên để trẻ bước vào xã hội học tập và cần có sự hiểu biết, hỗ trợ của bố mẹ.

Trong giai đoạn này, bố mẹ nên hướng dẫn con giải quyết đúng đắn nỗi lo âu và rèn luyện cho con bước vào mẫu giáo một cách dũng cảm và tích cực. Đồng thời, bố mẹ cũng nên bắt đầu trau dồi các kỹ năng xã hội và giúp con thích nghi tốt hơn với môi trường mới thông qua các trò chơi và tương tác.

Trẻ bước vào mẫu giáo thường kèm theo nỗi lo lắng chia ly, có thể quấy khóc.

Trẻ bước vào mẫu giáo thường kèm theo nỗi lo lắng chia ly, có thể quấy khóc.

Đây là 4 giai đoạn trẻ khó nuôi nhất và 4 giai đoạn nhàn nhất khi chăm con, biết được sẽ vượt qua dễ dàng - 4

Vậy giai đoạn nào thoải mái nhất với bố mẹ khi chăm con?

Trẻ sau 6 tháng

Nhiều trẻ trước khi được 6 tháng tuổi, do bú không đều và dung tích dạ dày còn hạn chế, nên người mẹ cần ăn nhiều bữa nhỏ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con. Đặc biệt đối với các bà mẹ đang cho con bú, để đáp ứng nhu cầu này, thường cho con cầu bú đêm.

Tuy nhiên, khi trẻ bước qua giai đoạn 6 tháng tuổi, khi dung tích dạ dày tăng lên, thói quen ăn uống trở nên ổn định hơn và tần suất bú đêm cũng giảm đi đáng kể. Sau khi được ăn dặm, sự phụ thuộc vào sữa của trẻ dần yếu đi, giúp mẹ có một đêm yên bình hơn.

Ngoài ra, sau 6 tháng, xương của trẻ chắc khỏe hơn, thậm chí một số trẻ còn có thể ngồi tương đối ổn định. Trong quá trình vui chơi, trẻ có thể tương tác với mẹ, mang lại những phút giây thư giãn và thú vị hơn.

Trẻ có thể tương tác với mẹ, mang lại những phút giây thư giãn và thú vị hơn.

Trẻ có thể tương tác với mẹ, mang lại những phút giây thư giãn và thú vị hơn.

Sau khi trẻ cai sữa

Thông thường, các mẹ đang cho con bú sẽ lựa chọn cai sữa khi trẻ được 1-2 tuổi, khi răng đã phát triển và đã có khả năng nhai.

Sau khi cai sữa, trẻ thường ăn nhiều hơn, cảm giác thèm ăn tăng lên, giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ. Ở giai đoạn này, mẹ sẽ có được sự tự do hơn.

Trẻ sau 3 tuổi

Đứa trẻ 3 tuổi có những kỹ năng xã hội nhất định, đã phát triển thói quen ngủ ngon vào ban đêm. Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể hiểu được lời giải thích của người lớn và tỏ ra thích thú với đồ vật.

Các em bắt đầu bộc lộ sở thích và có thể tham gia các trò chơi tương tác. Điều quan trọng hơn là trẻ 3 tuổi đã có khả năng tự chăm sóc ở mức độ nhất định, học cách tự đi vệ sinh, tự ăn, điều này giúp giảm bớt gánh nặng cho mẹ rất nhiều.

Trẻ sau 5 tuổi

Trẻ sau 5 tuổi tỏ ra thích thú học tập, đọc sách và hình thành thói quen sinh hoạt tốt. Dù là học, ăn hay chơi đều có tính tự giác cao hơn.

Trong giai đoạn này, bố mẹ không còn cần phải can thiệp quá mức, trẻ bắt đầu tỏ ra quan tâm đến bản thân và người khác. Đôi khi, trẻ còn có thể chăm sóc mẹ khi mẹ ốm, mang lại cho mẹ niềm an ủi.

Nhìn chung, việc một đứa trẻ có dễ chăm sóc không chỉ bị ảnh hưởng bởi độ tuổi, mà còn bởi sự khác biệt ở tính cách và thói quen. Một số trẻ bẩm sinh đã ngoan ngoãn, dễ nuôi và chăm sóc, trong khi một số khác có thể nghịch ngợm hơn.

Đồng hành cùng con với tình yêu thương và sự kiên nhẫn, bố mẹ sẽ khám phá ra niềm vui của việc nuôi dạy con.

Đồng hành cùng con với tình yêu thương và sự kiên nhẫn, bố mẹ sẽ khám phá ra niềm vui của việc nuôi dạy con.

Tuy nhiên, chỉ cần vượt qua bốn giai đoạn trẻ, quá trình phát triển của trẻ sẽ trở nên suôn sẻ hơn và mẹ có thể tận hưởng được sự ngọt ngào, niềm vui  và dễ dàng hơn trong việc nuôi dạy con cái.

Bố mẹ có thể cảm thấy vất vả trong quá trình nuôi dạy con, nhưng mỗi giai đoạn đều là dấu ấn trưởng thành của trẻ và đều đáng trân trọng. Bằng cách điều chỉnh tâm lý kịp thời và đồng hành cùng con với tình yêu thương và sự kiên nhẫn, bố mẹ sẽ khám phá ra niềm vui của việc nuôi dạy con ở các giai đoạn khác nhau. 

Đây là 4 giai đoạn trẻ khó nuôi nhất và 4 giai đoạn nhàn nhất khi chăm con, biết được sẽ vượt qua dễ dàng - 7

Trẻ từ 1-6 tuổi là giai đoạn vàng phát triển não phải, làm 5 điều này con sẽ thông minh
Cha mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ cải thiện chỉ số IQ cho trẻ, thông qua một số hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con 0-6 tháng