Dù là sinh đôi hay sinh đơn, bố mẹ vẫn có thể giúp con tăng IQ tốt nhờ nắm vững 2 điều.
Đối với bà mẹ sinh đôi, hành trình để nuôi dưỡng con không hề dễ dàng. Tuy nhiên, trong cuốn “5 năm vàng phát triển trí não từ 0 đến 5 tuổi” của giáo sư thần kinh học người Mỹ Liz Elliott đã phát hiện ra rằng, các cặp song sinh cũng có những vấn đề đáng lo ngại.
Cuốn sách viết: "Trong số những trẻ song sinh, cân nặng khi sinh tương ứng của bé thấp hơn đáng kể so với trẻ sinh đơn và trong các bài kiểm tra IQ, điểm số của bé trung bình thấp hơn khoảng 7 điểm so với thai nhi sinh đơn". Tại sao lại như vậy?
Một nghiên cứu về các cặp song sinh sinh ra ở Birmingham, Anh, từ năm 1950 đến năm 1954 cho thấy rằng từ thời thơ ấu đến độ tuổi trước dậy thì, các cặp song sinh có nhiều khả năng mắc chứng rối loạn ngôn ngữ hơn so với bạn bè cùng lứa.
Sau nghiên cứu này, một nghiên cứu tiếp theo ở Aberdeen, Scotland cũng xác nhận rằng chỉ số IQ của trẻ sinh đôi trung bình thấp hơn 7,4 điểm so với trẻ sinh đơn khi 7 tuổi và thấp hơn 5,5 điểm khi 9 tuổi.
Có thể thấy, từ giai đoạn đầu đến trước dậy thì, các cặp song sinh thường có chỉ số IQ thấp hơn những đứa trẻ sinh đơn cùng tuổi. Nhưng khi lớn lên, khả năng nhận thức của trẻ sẽ dần bắt kịp trình độ nhận thức của các bạn cùng trang lứa.
Vì sao trẻ sinh đôi thường có chỉ số IQ thấp hơn?
Trên thực tế, nếu phân tích kỹ, có thể hiểu rằng các cặp song sinh thường có chỉ số IQ thấp hơn trẻ sinh đơn trong vài năm đầu sau khi chào đời. Nguyên nhân chủ yếu được xác địch bởi 2 yếu tố sau:
- Dinh dưỡng của mẹ
Nếu người mẹ mang đa thai, bào thai buộc phải cạnh tranh chất dinh dưỡng từ một nhau thai. Trong trường hợp bình thường, cân nặng trung bình của trẻ sinh đôi đủ tháng là khoảng hơn 2 ký, và cân nặng trung bình của trẻ sinh đơn đủ tháng là khoảng hơn 3 ký.
Trong thực tế, cân nặng của trẻ sinh đôi thường là một đứa lớn hơn và đứa kia nhỏ hơn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hơn 50% trẻ sinh đôi có cân nặng khi sinh dưới 2,5 kg, thậm chí có khoảng 30% trẻ sinh đôi có cân nặng khi sinh dưới 1,5 kg.
Giáo sư Liz Elliott đã nói trong cuốn sách “5 năm vàng của sự phát triển trí não từ 0 đến 5 tuổi”: Từ tam cá nguyệt thứ hai, não thai nhi rất nhạy cảm với loại và chất lượng chất dinh dưỡng người mẹ có thể cung cấp cho con. Khi được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, các khớp thần kinh trong não thai nhi có thể tăng trưởng và phát triển nhanh chóng, đồng thời với quá trình myelin hóa, trọng lượng của não thai nhi cũng sẽ nhanh chóng tăng lên.
Ngược lại, não thai nhi sẽ không được xây dựng và phát triển đầy đủ dẫn đến quá trình myelin hóa kém, ảnh hưởng đến chức năng nhận thức, cảm xúc và thần kinh sau này của thai nhi, từ đó có thể xảy ra các triệu chứng như chậm phát triển trí tuệ, rối loạn ngôn ngữ, cử động không tự chủ ở trẻ sơ sinh.
Nếu người mẹ mang đa thai, bào thai buộc phải cạnh tranh chất dinh dưỡng từ một nhau thai.
- Thời gian mang thai ngắn
Theo khảo sát, khả năng sinh non của cặp song sinh là khoảng 30% đến 50%, trong khi khả năng sinh non của trẻ sinh đơn chỉ là 10% đến 15%. Điều này có nghĩa là trẻ sinh đôi có nhiều khả năng sinh non hơn trẻ sinh đơn.
Mọi người đều biết rằng khả năng tử cung của người mẹ có hạn, sự phát triển của trẻ song sinh cần nhiều không gian hơn so với sự phát triển của trẻ sinh đơn. Ngoài ra, trẻ song sinh phát triển trong tử cung nhanh hơn trẻ đơn, điều này sẽ dẫn đến khả năng tử cung không đủ và làm căng tử cung quá mức, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho nhau thai và gây sinh non.
Ngoài ra, trong quá trình mang thai bình thường, sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi cần có progesterone và estrogen do người mẹ tiết ra để duy trì, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển của hai thai nhi trở lên, nồng độ estrogen của phụ nữ mang thai song sinh sẽ cao hơn đáng kể so với bà mẹ sinh đơn.
Vì vậy, nồng độ hormone của phụ nữ mang song thai thay đổi rõ rệt hơn trong thời gian mang thai, thậm chí còn xảy ra bất thường. Một số hormone có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của thai nhi, các bác sĩ sẽ rút ngắn thời gian mang thai bằng cách thực hiện phương pháp mổ để đưa bé ra ngoài.
Nhiều bậc bố mẹ có con song sinh có thể cảm thấy hơi lo lắng khi các con của mình sinh ra có thể có chỉ số IQ thấp hơn so với trẻ sinh đơn, nhưng điều này là không cần thiết.
Nhà sinh vật học Cornell đã viết trong cuốn sách "Sự phát triển sau sinh của vỏ não con người": Sau khi một đứa trẻ được sinh ra, mặc dù không có tế bào vỏ não mới nào được tạo ra nhưng một số lượng lớn các sợi nhánh và khớp thần kinh mới sẽ được hình thành trong vỏ não khiến nó dày lên, mạch cũng trở nên phức tạp hơn.
Vậy làm thế nào để giúp trẻ phát triển trí não tốt?
Là bố mẹ của những cặp song sinh, chỉ cần nắm bắt được hai năm vàng này và nỗ lực nhiều hơn vào các khía cạnh sau, chỉ số IQ của con chắc chắn sẽ được phát triển và cải thiện ở mức tối đa.
- Môi trường gia đình
Chỉ số IQ của một đứa trẻ phần lớn liên quan đến môi trường gia đình nơi trẻ lớn lên. Trình độ học vấn của bố mẹ, phương pháp giáo dục, không khí gia đình,... đều sẽ ảnh hưởng đến mức độ phát triển IQ của trẻ.
Nếu muốn cải thiện chỉ số IQ của con mình, các bậc phụ huynh phải tạo ra môi trường gia đình tốt nhất cho con. Ví dụ, tạo cho trẻ sự kích thích ngôn ngữ; tạo cho trẻ một không gian học tập yên tĩnh, được chuẩn bị chu đáo và đầy đủ nguồn lực học tập; khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động thú vị;...
Nếu muốn cải thiện chỉ số IQ của con mình, các bậc phụ huynh phải tạo ra môi trường gia đình tốt nhất cho con.
- Dinh dưỡng
Từ mô tả trước, nhiều người cũng đã biết nguyên nhân chính khiến các cặp song sinh có chỉ số IQ thấp hơn trẻ sinh đơn, là do sự cạnh tranh về dinh dưỡng của người mẹ, dẫn đến sự phát triển trí não bị cản trở.
Giáo sư Liz Elliott cho biết trong cuốn sách “5 năm vàng của sự phát triển trí não từ 0 đến 5 tuổi”: So với những đứa trẻ được nuôi dưỡng tốt trong cùng nền văn hóa, những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn bào thai hoặc sơ sinh có điểm số về các chỉ số đánh giá thấp hơn. Kiểm tra IQ, thành tích học tập kém, phát triển ngôn ngữ chậm hơn, hành vi bất thường hơn và thậm chí rối loạn tích hợp cảm giác và phát triển các kỹ năng.
Không thể bỏ qua tác động của dinh dưỡng đối với sự phát triển và chức năng não bộ của trẻ. Một chế độ ăn uống cân bằng và hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng là rất quan trọng đối với sức khỏe não bộ.
Protein là thành phần quan trọng của tế bào não, và có vai trò quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của trẻ. Các chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, phốt pho, vitamin, khoáng chất và lượng chất béo thích hợp rất cần thiết.
Đối với trẻ trước 2 tuổi, để nâng cao chỉ số IQ cần tuân thủ nguyên tắc ăn uống dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo trẻ tiêu thụ đủ lượng đạm, canxi, phốt pho, chất béo, rau củ quả tươi mỗi ngày và kiểm soát lượng đường ăn vào. Chỉ bằng cách này, bố mẹ mới có thể tạo nền tảng vững chắc cho sức khỏe thể chất và sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Dinh dưỡng đảm bảo sẽ giúp trẻ tăng IQ tốt.