Để dạy con nên người xuất chúng, chuyên gia nói hãy bắt đầu từ 2 điều

Thi Thi - Ngày 18/07/2024 20:02 PM (GMT+7)

Giao tiếp bằng mắt, trò chuyện và giúp trẻ bày tỏ cảm xúc... là những cách giáo dục trẻ phát triển khỏe mạnh về tinh thần tốt.

Một chuyên gia tâm lý cho biết, niềm tin lớn nhất mà bố mẹ có thể dành cho con đó là sự ổn định. Cốt lõi ổn định có nghĩa là ổn định về mặt cảm xúc, tinh thần vững vàng, không hoảng sợ khi gặp vấn đề và bình tĩnh kiểm soát tình hình.

Điều này hướng dẫn trẻ tới tư duy cực kỳ cởi mở, linh hoạt và có thể kiểm soát được hướng đi của cuộc đời mình.

Ngay cả khi gặp khó khăn, trẻ không phàn nàn mà sẽ tiếp tục xem xét và tổng kết, đưa ra giải pháp tối ưu cho đến khi thành công.

Mặc dù trẻ lạc quan và bi quan đều trải qua những "cơn bão" giống nhau. Nhưng điểm khác biệt là trẻ lạc quan có cảm xúc ổn định, làm và xử lý mọi việc. 

Vậy làm thế nào để nuôi dạy một đứa trẻ có cốt lõi ổn định? Câu trả lời từ chuyên gia là hãy dùng tình yêu thương để xây dựng “chỗ dựa an toàn”, bằng hai cách cơ bản.

Để dạy con nên người xuất chúng, chuyên gia nói hãy bắt đầu từ 2 điều - 1

Trò chuyện, giao tiếp bằng ánh mắt

Ánh mắt ấm áp và đầy tình thương từ bố mẹ không chỉ giúp trẻ cảm thấy được yêu thương và an toàn, mà còn kích thích sự phát triển của não bộ.

Các nghiên cứu cho thấy khi trẻ được bố mẹ trao cho cái nhìn yêu thương, sẽ kích thích tiết ra hormone oxytocin và endorphin. Những hormone này giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc, thư giãn, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh về trí tuệ và cảm xúc.

Ngoài ra, việc duy trì sự giao tiếp bằng ánh mắt không chỉ quan trọng ở tuổi thơ ấu mà còn ở mọi giai đoạn của cuộc đời. Ngay cả khi trẻ trở thành thanh niên hay người lớn, vẫn khao khát được bố mẹ nhìn vào mắt và truyền tải những tình cảm ấm áp. Điều này giúp củng cố mối liên kết sâu sắc giữa gia đình, tạo cảm giác an toàn.

Trò chuyện, giao tiếp bằng ánh mắt.

Trò chuyện, giao tiếp bằng ánh mắt.

Ví dụ khi trẻ làm xong bài tập, hãy cho trẻ một cái nhìn đồng tình. Nếu làm không tốt nhưng vẫn cố gắng có thể giơ ngón tay cái lên và đưa ra cái nhìn tích cực.

Khi nói chuyện với trẻ, dù chỉ đơn giản là chào buổi sáng và chúc ngủ ngon, chỉ cần có ánh mắt giao tiếp sẽ tiếp thêm tinh thần, tạo nên sự kết nối sâu sắc hơn.

Vì vậy, bố mẹ hãy luôn dành những cái nhìn đầy tình thương, ngay cả khi chỉ gặp gỡ vài phút trong ngày. Những cái nhìn ấy sẽ là nguồn động lực và an ủi cho trẻ.

Để dạy con nên người xuất chúng, chuyên gia nói hãy bắt đầu từ 2 điều - 3

Điều tiết và bày tỏ cảm xúc phù hợp

Trung tâm giao tiếp bằng lời nói và không lời giống như hai hệ thống thần kinh được kết nối với nhau. Khi bắt đầu phát triển trí não của trẻ, hai hệ thống này chưa được kết nối chặt chẽ với nhau.

Khi trẻ cảm nhận được những cảm xúc mạnh mẽ như sợ hãi, tức giận, buồn chán, căng thẳng, lo lắng,... trẻ sẽ cảm thấy thật tồi tệ. Nếu bố mẹ có thể nói một số lời đồng cảm, giúp trẻ bộc lộ cảm xúc bên trong thì có thể giúp trẻ hòa giải được những cảm xúc đó. Từ đó, xây dựng cầu nối giữa các hệ thống.

Chỉ khi trẻ hiểu rõ ràng những gì đang xảy ra trong thế giới cảm xúc của mình, sẽ phân loại được những trải nghiệm thể chất này.

Điều tiết và bày tỏ cảm xúc phù hợp

Điều tiết và bày tỏ cảm xúc phù hợp

Khi khả năng nhận thức cảm xúc được cải thiện, trẻ sẽ dần có được khả năng hòa hợp thoải mái với bản thân và người khác.

Mỗi đứa trẻ đều có tính cách và thể hiện cảm xúc khác nhau, bố mẹ nên bình tĩnh, giúp trẻ giải quyết những vấn đề gặp phải tùy theo hoàn cảnh thực tế.

Khi bố mẹ áp dụng công thức phổ quát “chấp nhận và yêu thương vô điều kiện” và giúp trẻ sớm thiết lập một “nền tảng an toàn” thì trẻ sẽ có khả năng trở nên bình tĩnh, biết điều tiết và bày tỏ cảm xúc đúng cách.

Để dạy con nên người xuất chúng, chuyên gia nói hãy bắt đầu từ 2 điều - 5

Trẻ được dạy bằng đòn roi và kỷ luật yêu thương sau 20 năm sẽ tạo ra cuộc đời khác nhau
Bố mẹ sử dụng phương pháp kỷ luận quá nghiêm khắc có thể ảnh hưởng đến phát triển tính cách và tâm lý của trẻ.

Dạy con cùng chuyên gia

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ tiểu học