Nuôi dưỡng đứa trẻ tài giỏi không quá khó, nếu bố mẹ áp dụng đúng phương pháp.
Một người muốn phát triển tốt thì trước hết không thể thiếu sức mạnh của ước mơ. Việc giáo dục trẻ cũng vậy, bởi ước mơ chính là động lực lớn nhất để trẻ trưởng thành và cũng là điểm tựa cốt lõi trong chất lượng giáo dục.
Nếu bố mẹ biết cách gieo trồng những hạt giống ước mơ trong tâm hồn con cái từ khi còn nhỏ, trẻ sẽ dần hình thành những lý tưởng sống, mục tiêu rõ ràng và niềm tin vững chắc vào tương lai. Các chuyên gia gợi ý 4 cách đơn giản nhưng hiệu quả, bố mẹ có thể tham khảo.
Hiểu tâm trạng của trẻ
Bố mẹ được khuyên nên chú ý hơn là tâm trạng của trẻ, trong học tập và sinh hoạt hàng ngày.
Bởi mọi đứa trẻ đều sợ khó khăn, vì vậy khi nuôi dưỡng ước mơ, mục tiêu, nên cân nhắc đến hoàn cảnh thực tế của trẻ.
Ví dụ, khi trẻ học tập vất vả, trở nên cáu kỉnh khi làm bài tập về nhà thì hãy giảm mục tiêu nhiệm vụ một cách hợp lý, để trẻ nắm vững ý tưởng, phương pháp làm câu hỏi trước khi thực sự hiểu và vận dụng được kiến thức.
Bố mẹ được khuyên nên chú ý hơn là tâm trạng của trẻ.
Bằng cách này, sẽ giúp trẻ giải quyết nỗi sợ hãi trước, sau đó bình tĩnh đặt ra định hướng, nỗ lực để giải quyết bài tập tốt hơn.
Hay bố mẹ cùng trẻ tìm cách giải quyết vấn đề một cách tích cực. Ví dụ, có thể tổ chức một buổi thảo luận gia đình để tìm ra những phương pháp học hiệu quả hơn, hoặc tạo ra những hoạt động giải trí lành mạnh.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên quan tâm đến sức khỏe tinh thần, chẳng hạn như hướng dẫn trẻ cách quản lý cảm xúc, giảm căng thẳng, và duy trì một lối sống cân bằng.
Hiểu sở thích của trẻ
Mỗi đứa trẻ đều có sở thích và thú vui riêng. Nhưng trẻ thường dễ mất cân bằng nếu chỉ tập trung phát triển sở thích mà bỏ quên việc học.
Vì vậy, bố mẹ nên giúp trẻ hình thành thói quen phát triển tốt thì trẻ sẽ có tính kiên trì, bền bỉ để hoàn thành mục tiêu này rồi đến mục tiêu tiếp theo.
Mỗi đứa trẻ đều có sở thích và thú vui riêng.
Việc tìm ra sự cân bằng giữa phát triển sở thích và học tập là rất quan trọng. Trẻ cần được khuyến khích theo đuổi đam mê, nhưng cũng phải đặt việc học lên hàng đầu. Khi trẻ có thể kết hợp được sở thích và học tập, sẽ có động lực mạnh mẽ để hoàn thành các mục tiêu.
Bố mẹ nên giúp trẻ tìm ra ý nghĩa, mục đích của việc việc phát triển sở thích và việc học. Vì vậy, hạt giống lý tưởng cho trẻ nằm ở việc có được "là chính mình" hay không.
Biết tôn trọng lợi ích, hiểu đúng và hướng dẫn trẻ kết hợp việc học, để trẻ tìm được phương hướng, ý nghĩa cho sự nỗ lực đó.
Nhìn vào năng lực của trẻ một cách hợp lý
Việc hướng trẻ tới điều tốt đẹp là chính đáng, tuy nhiên cũng nên nhìn nhận lý tưởng và thực tế một cách hợp lý.
Điều quan trọng là lý tưởng đó phù hợp với khả năng, mong muốn của trẻ. Nếu không dễ trở nên áp đặt, và tạo ra áp lực vô hình.
Nên nhìn nhận lý tưởng và thực tế một cách hợp lý.
Mỗi trẻ em đều có những sở trường, tài lẻ riêng. Thay vì cố gắng đẩy trẻ theo khuôn mẫu hoàn hảo mà bản thân mong muốn, hãy khuyến khích trẻ phát triển theo đúng bản chất của mình. Như vậy, trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng và tự do để khám phá, theo đuổi đam mê.
Hãy động viên con, tin tưởng, kiên nhẫn chờ đợi con trở nên xuất sắc. Mặc dù quá trình này kéo dài nhưng kết quả đạt được rất đáng mong đợi. Đó chính là sự tự tin, tự chủ và niềm vui trong học tập, cũng như sự phát triển trí tuệ lẫn nhân cách.
Khuyến khích trẻ thử thách giới hạn của mình
Trên thực tế, ở một mức độ nào đó, lời nói của bố mẹ có ảnh hưởng đến tính cách và tương lai trẻ.
Nếu có tình thương gia đình, sự ấm áp, hòa thuận sẽ là nền tảng vững chắc để trẻ phấn đấu. Những lời động viên, khích lệ từ bố mẹ sẽ tiếp thêm niềm tin, hy vọng cho trẻ, thúc đẩy trẻ nỗ lực vươn lên. Trái lại, những lời chỉ trích, so sánh sẽ khiến trẻ mất niềm tin vào bản thân, rút lui và không dám thử thách.
Khuyến khích trẻ thử thách giới hạn của mình.
Vì vậy, điều trẻ luôn cần là sự động viên chứ không phải sự chỉ trích. Mỗi trẻ em đều có tiềm năng riêng, chỉ cần được khám phá và phát triển đúng cách.
Bố mẹ cần giúp trẻ nhận ra rằng không ai hoàn hảo, và những thất bại là bước đệm để trưởng thành. Bằng cách khuyến khích trẻ không ngừng thử thách những thất bại và điều chỉnh theo những thay đổi phù hợp, trẻ sẽ tiến bộ, dần trở nên mạnh mẽ hơn.