Nghiên cứu của Tiến sĩ Alsouler phát hiện ra rằng từ thời thơ ấu, sở thích về màu sắc phần nào nói lên tính cách của trẻ.
Người ta nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Khi khung cảnh xung quanh được chiếu vào qua đôi mắt, cảm xúc của chúng ta cũng sẽ dao động theo màu sắc xung quanh.
Ví dụ, khi thời tiết đột ngột chuyển từ nhiều mây sang nắng, chúng ta cảm thấy ánh sáng xuyên qua mắt mình dần trở nên mạnh hơn, màu sắc xung quanh cũng dần trở nên rõ ràng hơn, lúc này cảm xúc sẽ đột nhiên trở nên tích cực.
Có người thấy bình yên, an toàn vì được hòa mình vào thế giới thiên nhiên xanh tươi, có người lại thấy vui dưới ánh đèn vàng rực rỡ. Màu sắc ảnh hưởng đến tâm trạng và đồng thời phản ánh tính cách của chúng ta.
Nghiên cứu của Tiến sĩ Alsouler phát hiện ra rằng từ thời thơ ấu, sở thích về màu sắc phần nào nói lên tính cách của đứa trẻ.
Màu xanh lá cây
Màu xanh lá cây được coi là màu của sự tĩnh lặng và khi ta đối diện với một khu rừng xanh, nội tâm của chúng ta sẽ được an ủi và bình yên. Những đứa trẻ thích màu xanh lá cây thường mang đến một cảm giác thoải mái và ổn định cho mọi người.
Những đứa trẻ này thường không thích sự cạnh tranh và khi tham gia các trò chơi cạnh tranh, trẻ thường phản ứng chậm và tránh xa những trò chơi như vậy.
Với tính cách hiền lành này, các chuyên gia khuyên bố mẹ nên giao tiếp với con một cách nhẹ nhàng. Khi trẻ gặp vấn đề, bố mẹ cần kiên nhẫn lắng nghe và đồng cảm, không nên chỉ trích hoặc chê bai, điều đó sẽ khiến trẻ khép mình và cảm thấy bị bỏ rơi.
Những đứa trẻ thích màu xanh lá cây thường mang đến một cảm giác thoải mái và ổn định cho mọi người.
Màu đỏ
Có thể nói, đứa trẻ thích màu đỏ và màu xanh có tính cách trái ngược nhau. Trẻ thích màu đỏ thường có tính cách ấm áp, sôi nổi, mạnh mẽ và quyết đoán. Trẻ thường không thích chậm chạp và thường hành động tự nhiên, sợ do dự và chậm trễ.
Trẻ không thích đợi đến lúc mọi thứ thay đổi mà muốn dẫn dắt mọi việc diễn ra theo ý muốn và sự quyết đoán của mình. Tính cách cương quyết khiến cho người khác cần phải tham gia vào và dẫn dắt mọi thứ diễn ra.
Khi nuôi dạy một đứa trẻ thích màu đỏ, bố mẹ nên áp dụng phương pháp quá nghiêm khắc. Nếu không, ter sẽ phản kháng mạnh mẽ và gây ra sự tranh giành "quyền lực" trong gia đình.
Thay vào đó, bố mẹ có thể giao cho trẻ quyền tự chủ và ra quyết định mà không vi phạm các quy tắc. Điều này phù hợp với tính cách, cũng như rèn luyện các kỹ năng quản lý, giải quyết vấn đề cho trẻ.
Trẻ thích màu đỏ thường có tính cách ấm áp, sôi nổi, mạnh mẽ và quyết đoán.
Màu vàng
Những đứa trẻ thích màu vàng thường có tính cách nghịch ngợm hơn. Khi trò chuyện với trẻ, thường sẽ bị chọc giận bởi sự thiếu kiên nhẫn trong việc lắng nghe. Trẻ thường bị thu hút bởi mọi thứ xung quanh, ví dụ như một con bọ nhỏ hay món đồ chơi trên bàn.
Tính cách này khiến trẻ khó tập trung lâu vào một việc, đặc biệt là trong lớp học. Khi nuôi dạy những đứa trẻ như vậy, bố mẹ không nên sử dụng phương pháp giáo dục đánh mắng nếu muốn trẻ nghe lời, tốt hơn hết là nên xoa dịu cơn nóng nảy trước, không nên nổi nóng trong quá trình giao tiếp với trẻ.
Trong quá trình giao tiếp, hãy nhắc đến những ưu điểm của trẻ nhiều hơn và từ từ tìm cách tiếp cận trái tim của trẻ. Hãy dành cho trẻ nhiều tình yêu, như ôm trẻ thật nhiều khi trẻ bình tĩnh. Đồng thời, động viên và hỗ trợ trẻ nhiều hơn khi trẻ gặp thất bại.
Ngoài ra, cũng cần cho trẻ đủ thời gian để giải phóng năng lượng dư thừa, điều này sẽ giúp trẻ sẽ có nhiều kiên nhẫn hơn để tiếp tục giao tiếp.
Màu hồng
Thường thì những đứa trẻ thích màu hồng là con gái. Tâm lý học cho rằng những đứa trẻ này thường có khả năng quan tâm, đồng cảm và chu đáo tốt hơn so với những đứa trẻ khác.
Tuy nhiên, trẻ có xu hướng phụ thuộc vào người khác và không thích tự quyết định. Trẻ cũng thường dễ xúc động, dễ vui và dễ khóc hơn.
Khi nuôi dạy những đứa trẻ thích màu hồng, bố mẹ nên khuyến khích con trở nên độc lập hơn. Hãy hỗ trợ và tôn trọng quyết định của con.
Bố mẹ cũng cần quan tâm xem mình có đang chiều chuộng con cái quá mức, đáp ứng tất cả các yêu cầu một cách vô điều kiện hay không. Từ đó thay đổi cách nuôi dạy con, bằng cách khuyến khích trẻ tự làm việc và học cách tự lập.
Khi nuôi dạy những đứa trẻ thích màu hồng, bố mẹ nên khuyến khích con trở nên độc lập hơn.
Màu nâu
Theo góc độ tâm lý, những đứa trẻ thích màu nâu thường cảm thấy bất an. Màu nâu thường được liên kết với sự điềm tĩnh và ổn định, nhưng những đứa trẻ này thường không có mối quan hệ gắn bó tốt với bố mẹ.
Có thể là bố mẹ không tạo ra môi trường an toàn và gần gũi cho trẻ, hoặc bản thân trẻ đã trải qua những trải nghiệm không an toàn từ nhỏ. Vì vậy, trẻ thường cảm thấy không thể tin tưởng vào ai ngoài chính bản thân mình và khao khát được yêu thương và quan tâm.
Những đứa trẻ này thường "nhạy cảm" và cần được đối xử với sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt. Do đó, bố mẹ nên dành nhiều thời gian hơn và cố gắng tạo ra môi trường gần gũi, an toàn cho trẻ.
Khi ở bên cạnh trẻ, bố mẹ cần tập trung và chơi cùng chúng, để trẻ cảm thấy được quan tâm và trân trọng. Bằng cách này, bố mẹ có thể giúp trẻ tăng cường cảm giác an toàn và thân thuộc, giúp con giải phóng nỗi sợ hãi và phiền muộn bên trong.
Tính cách của mỗi đứa trẻ không phải là điều được sinh ra, mà thường là kết quả của quá trình nuôi dưỡng, tương tác với bố mẹ trong giai đoạn thơ ấu.
Sở thích của trẻ về màu sắc là gợi ý cho bố mẹ để hiểu tính cách của trẻ một cách tinh tế hơn, từ đó có thể tác động tích cực hơn đến sự hình thành của tính cách trong giai đoạn đầu đời.