Mùa hè nắng gắt, bác sĩ Nhi mách mẹ cách chống nắng cho trẻ để có làn da trắng trẻo

Kiều Trang - Ngày 25/05/2023 09:18 AM (GMT+7)

Cái nắng khắc nghiệt của mùa hè khiến làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh dễ bị tổn thương. Những cách chống nắng sau có thể giúp bảo vệ làn da của trẻ.

Mùa hè nắng gắt, bác sĩ Nhi mách mẹ cách chống nắng cho trẻ để có làn da trắng trẻo - 1

Dù ai cũng biết việc chống nắng cho trẻ trong mùa hè này là rất quan trọng, nhưng nhiều bố mẹ vẫn lúng túng không biết cách chống nắng như thế nào, ngoài việc mặc quần áo chống nắng thì trẻ sơ sinh có được dùng kem chống nắng không? Dùng kem chống nắng loại nào thì phù hợp với trẻ nhỏ? Các bước sử dụng kem chống nắng cho trẻ như thế nào là đúng cách...

Hàng loạt câu hỏi về vấn đề chăm sóc làn da cho em bé vào mùa hè với thời tiết khắc nghiệt được rất nhiều bà mẹ đặt ra, và họ cảm thấy rối bời, loay hoay trong việc thực hiện điều đó. Để giúp các bà mẹ hiểu rõ hơn về việc chăm sóc làn da mùa hè nắng nóng cho trẻ, các bác sĩ và chuyên gia trong lĩnh vực Nhi đã khuyến cáo mẹ những điều sau:

Mùa hè nắng gắt, bác sĩ Nhi mách mẹ cách chống nắng cho trẻ để có làn da trắng trẻo - 2

Khi nào thì nên bôi kem chống nắng cho trẻ?

Chống nắng không chỉ quan trọng khi ở ngoài nắng, hơn 95% tia cực tím UVA có thể xuyên qua các đám mây, ngay cả trong những ngày nhiều mây và không có nắng thì nó cũng có thể khiến bé bị rám nắng. Vậy làm thế nào để biết hôm nay tia cực tím ngoài trời có mạnh hay không? 

Trên thực tế, hầu hết các bà mẹ đều có thể biết điều đó bằng cách nhấc điện thoại di động lên. Miễn là mẹ đã cài đặt ứng dụng thời tiết trên điện thoại di động của mình, mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy chỉ số UV và có thể biết đứa trẻ của mình có cần chống nắng hay không khi ra ngoài hôm nay thông qua chỉ số UV.

Bôi kem chống nắng là một cách hiệu quả giúp bảo vệ làn da trẻ vào mùa hè.

Bôi kem chống nắng là một cách hiệu quả giúp bảo vệ làn da trẻ vào mùa hè.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chia mức độ chống tia cực tím thành:

- Thấp (1-2): Không cần biện pháp bảo vệ

- Trung bình (3-5): Có biện pháp chống nắng thích hợp như bôi kem chống nắng

- Cao (6-7): Nên đội mũ, đeo kính râm hoặc che ô khi ra ngoài và thoa kem chống nắng SPF30+

- Rất cao (8-10): Ngoài các biện pháp bảo vệ trên, hãy cố gắng tránh ra ngoài trong khoảng thời gian từ 10:00-16:00 và cố gắng ở trong bóng râm khi ra ngoài.

- Cực kỳ cao (11 trở lên): Tránh các hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt và thực hiện các biện pháp bảo vệ khác nhau khi ra ngoài.

Vì vậy, khi chỉ số tia cực tím ≥ 3, bất kể người lớn hay trẻ em đều nên cố gắng hết sức để bảo vệ làn da của mình tốt nhất khi ra ngoài.

Mùa hè nắng gắt, bác sĩ Nhi mách mẹ cách chống nắng cho trẻ để có làn da trắng trẻo - 4

Trẻ sơ sinh có được bôi kem chống nắng?

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Các bé ở các độ tuổi khác nhau có thể tương ứng với các phương pháp chống nắng khác nhau. Đối với bé dưới 6 tháng, quan trọng nhất là chống nắng vật lý (chống nắng cứng), tức là không dùng kem chống nắng mà dùng các biện pháp che phủ khác để chống nắng:

- Quần áo chống nắng

Khi sử dụng phương pháp chống nắng vật lý cho em bé, bố mẹ đặc biệt lưu ý việc lựa chọn quần áo, thành phần sợi (chẳng hạn như cotton hoặc polyester), quần áo vải dệt thoi và tối màu hơn có thể cải thiện hệ số chống tia cực tím so với quần áo sáng màu và vải dệt kim.

Nếu bố mẹ sử dụng quần áo chống nắng cho trẻ, hãy chú ý xem trên nhãn có ghi thông số UPF 40+ hoặc UPF 50+ hay không? và tỷ lệ vượt qua tia UVA (Chỉ số bảo vệ tia cực tím) có dưới 5% hay không?

- Mũ chống nắng

Một chiếc mũ có thể che cùng lúc mặt, tai và gáy của bé, chẳng hạn như mũ rộng vành sẽ là lựa chọn phù hợp để làm công cụ chống nắng cho trẻ khi ra ngoài vào những ngày mùa hè này. Chiều rộng vành mũ tốt nhất là ≥ 7,5 cm.

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, cách chống nắng vật lý cần được chú trọng.

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, cách chống nắng vật lý cần được chú trọng.

- Kính râm

Khuyến nghị của AOA (Hiệp hội nhãn khoa Hoa Kỳ) là: bất kể ở độ tuổi nào cũng cần đeo kính râm khi ra ngoài vào những ngày thời tiết nắng gắt, vì tròng kính của trẻ em có thể dễ dàng lọc bỏ tia cực tím, do đó tia cực tím sẽ đến võng mạc của trẻ khó khăn hơn. Tròng kính có thể chặn 99% đến 100% tia UVA và UVB.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, do chức năng hàng rào bảo vệ da của trẻ nhỏ còn non nớt, nên kem chống nắng đôi khi có thể gây kích ứng hoặc dị ứng nhất định cho da và mắt. Tất nhiên, điều này không phải là tuyệt đối.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng nếu không có biện pháp chống nắng vật lý đầy đủ, chẳng hạn như mặt và mu bàn tay không được che chắn cẩn thận thì rất dễ bị cháy nắng. Nếu cần, mẹ có thể thoa kem chống nắng có chỉ số SPF ≥ 15 trên một vùng da nhỏ và một lượng nhỏ cho bé.

Các bác sĩ, chuyên gia khoa Nhi nhắc nhở bố mẹ cần phải hiểu rõ kiến thức rằng, SPF là chỉ số chống nắng (sun protection factor), nó đại diện cho sự bảo vệ chống lại tia cực tím sóng trung bình. Giá trị SPF càng cao thì khả năng bảo vệ càng mạnh.

Trẻ trên 6 tháng tuổi

Em bé trên 6 tháng tuổi có thể sử dụng kem chống nắng một cách an toàn. Hiện tại, có rất ít phản ứng bất lợi và nói chung là tương đối an toàn. Đối với trẻ nhỏ, kem chống nắng dựa trên thành phần oxit kẽm và titan dioxide được khuyên dùng nhiều hơn và không chứa oxybenzone. 

Nhưng hãy lưu ý rằng các biện pháp chống nắng quan trọng hơn các thành phần an toàn... Ngay cả khi mẹ không có sẵn kem chống nắng dành riêng cho em bé, thì việc sử dụng bất kỳ loại kem chống nắng nào cũng tốt hơn là không sử dụng gì.

Nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 15 hoặc 30 cho trẻ, đây là sự kết hợp các khuyến nghị từ các cơ quan khác nhau: Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyến nghị sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên; còn Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất từ ​​15 đến 50.

Mùa hè nắng gắt, bác sĩ Nhi mách mẹ cách chống nắng cho trẻ để có làn da trắng trẻo - 6

Cách bôi kem chống nắng cho trẻ

Sử dụng kem chống nắng đúng cách thực sự có thể đạt được hiệu quả chống nắng tốt cho trẻ. Có nhiều kỹ thuật sử dụng kem chống nắng, và bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến những điểm sau trong quá trình sử dụng:

Mùa hè nắng gắt, bác sĩ Nhi mách mẹ cách chống nắng cho trẻ để có làn da trắng trẻo - 7

- Kem chống nắng nên được sử dụng trên tất cả các vùng da lộ ra ngoài , bao gồm mặt, mũi, tai, tay và chân,...

- Vì kem chống nắng cần thời gian để thẩm thấu vào da, nên nó cần được sử dụng trước khi ra ngoài. Bố mẹ hãy thoa kem chống nắng trước 15 đến 30 phút cho bé. Mục đích là để có thời gian hình thành lớp màng bảo vệ trên bề mặt da. 

- Tia UV có thể dội lại từ nước, cát, tuyết và bê tông, vì vậy hãy sử dụng kem chống nắng ngay cả trong những ngày nhiều mây, mát mẻ và ít nắng.

- Nên thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ nếu em bé đi bơi hoặc đổ mồ hôi, và thoa lại sau khi lau khô. 

- Chú ý lượng bôi chuẩn dành cho trẻ nhỏ, nếu không SPF sẽ không đạt như mong muốn.

Bôi kem chống nắng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao.

Bôi kem chống nắng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao.

- Cố gắng không dùng kem chống nắng dạng xịt, để tránh khiến trẻ nhỏ hít phải qua miệng và mũi gây kích ứng đường hô hấp. Không chỉ vậy, bố mẹ cũng có thể không biết được lớp xịt có bao phủ hết làn da của trẻ hay không?

Ngoài ra, kem chống nắng dành cho em bé không chứa hóa chất độc hại sinh học, và có thể làm sạch chỉ bằng sữa tắm dành cho em bé. Ngay cả với loại kem chống nắng chống nước, nó cũng sẽ chỉ mất nhiều thời gian hơn để rửa sạch. 

Như đã đề cập trước đó, kem chống nắng tương đối an toàn. Hơn nữa, bản thân da cũng có chức năng rào cản, và lớp biểu bì sẽ tiếp tục trao đổi chất. Ngay cả khi trẻ không rửa sạch vào ngày hôm đó, thì lớp biểu bì sẽ được trao đổi chất trong một khoảng thời gian nhất định, và việc thỉnh thoảng để lại một chút kem chống nắng cũng không phải là vấn đề lớn.

Mùa hè nắng gắt, bác sĩ Nhi mách mẹ cách chống nắng cho trẻ để có làn da trắng trẻo - 9

Phải làm gì nếu trẻ bị cháy nắng?

Bất kỳ bộ phận nào của cơ thể bị phơi nhiễm, đều có thể bị cháy nắng nếu tia UV quá mạnh. Da bị cháy nắng thường có các triệu chứng chẳng hạn như da bị viêm có màu hồng hoặc đỏ trên da; da cảm thấy ấm hoặc nóng khi chạm vào; đau, nhạy cảm và ngứa; sưng tấy; có thể có những mụn nước nhỏ, thậm chí có thể vỡ ra.

Trường hợp nặng có thể khiến trẻ nhỏ cảm thấy nhức đầu, sốt, buồn nôn và mệt mỏi; đau hoặc cộm trong mắt...

Để làn da trẻ không bị hư tổn, nếu có dấu hiệu bị cháy nắng thì phải kịp thời chữa trị.

Để làn da trẻ không bị hư tổn, nếu có dấu hiệu bị cháy nắng thì phải kịp thời chữa trị.

Nếu bé dưới 1 tuổi, có dấu hiệu bị cháy nắng thì nên đến bệnh viện để chẩn đoán và xử lý kịp thời. Nếu bé trên 1 tuổi, có các biểu hiện như nổi mụn nước, đau, sốt thì cũng cần được hỏi ý kiến ​​từ các bác sĩ để có hướng chữa trị phù hợp.

Đối với những bé trên 1 tuổi có triệu chứng nhẹ bị cháy nắng, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp làm dịu trước sau đây:

- Cho con bổ sung nước hoặc nước trái cây để thay thế chất lỏng bị mất;

- Chườm nước lạnh lên vùng da bị cháy nắng để giảm mẩn đỏ hoặc đau;

- Nếu đứa trẻ vẫn còn đau sau khi điều trị bằng gạc lạnh, bố mẹ có thể dùng acetaminophen và ibuprofen để giảm đau cho trẻ;

- Mặc quần áo rộng rãi, che chắn ánh sáng để giảm ma sát cơ học

3 khác biệt rõ giữa đứa trẻ bị cấm và trẻ được phép ăn uống đồ lạnh khi còn nhỏ
Theo các chuyên gia, có sự khác biệt lớn giữa những đứa trẻ được phép ăn uống đồ lạnh và những đứa trẻ bị bố mẹ cấm từ khi còn nhỏ.

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức nuôi con