Đứa trẻ có EQ thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách giao tiếp. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý điều chỉnh sớm cho con.
Trong thời đại hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và sự cạnh tranh gay gắt trong cuộc sống, các kỹ năng về trí thông minh cảm xúc (EQ) ngày càng được quan tâm và coi trọng, đặc biệt với trẻ em.
EQ, hay còn gọi là trí thông minh cảm xúc, đề cập đến khả năng nhận biết, quản lý và biểu đạt các cảm xúc của bản thân cũng như người khác. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ, bởi nó có tác động sâu sắc đến nhiều mặt của cuộc sống.
Trong cuộc sống hàng ngày, nếu trẻ bộc lộ 3 hành vi này thường xuyên, là dấu hiệu EQ thấp, bố mẹ nên chú ý điều chỉnh sớm.
Không kiểm soát được lời nói
Nhiều trẻ thường gặp khó khăn trong việc kiềm chế và điều chỉnh hành vi cảm xúc của bản thân. Trẻ có xu hướng bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên, không quan tâm đến hậu quả của hành động của mình.
Điều này một phần là do trẻ chưa hoàn thiện khả năng nhận thức và quản lý cảm xúc. Trẻ khó có thể hiểu được cảm xúc của người khác, bất kể người khác sẽ xấu hổ hay tức giận. Trẻ không nhận ra rằng những hành vi, lời nói bột phát của mình có thể gây tổn thương cho người khác. Điều này khiến trẻ xúc phạm người khác mà không hề hay biết.
Không kiểm soát được lời nói.
Bên cạnh đó, trẻ còn thường có xu hướng tập trung vào bản thân và quan tâm đến việc thể hiện ý tưởng, suy nghĩ của riêng mình. Đôi khi có cái nhìn và hiểu biết hẹp hòi về sự việc, dễ gây khó chịu cho người khác khi không để ý đến cảm xúc và quan điểm của những người xung quanh.
Việc trẻ không kiềm chế được cảm xúc và hành vi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ xã hội. Từ đó, có thể gặp khó khăn trong việc kết bạn, hòa nhập với nhóm, dẫn đến cảm giác cô lập, thiếu tự tin. Đây là những vấn đề cần được giải quyết thông qua việc rèn luyện kỹ năng EQ cho trẻ.
Xen ngang cuộc trò chuyện, xem mình là trung tâm
Khi trẻ muốn hiện diện và được đánh giá cao hơn, có nhiều khả năng cư xử theo cách làm gián đoạn cuộc trò chuyện của người khác. Những đứa trẻ quen làm trung tâm của sự chú ý sẽ trở nên "hống hách" và "kiêu ngạo" trong các tình huống xã hội. Dù biết rằng việc ngắt lời người khác là bất lịch sự nhưng trẻ lại không biết cách kiềm chế bản thân.
Trẻ thường coi bản thân là trung tâm của vũ trụ và muốn được mọi người chú ý. Đôi khi, khao khát được đánh giá cao, được công nhận và nổi bật hơn những trẻ khác. Do đó, khi tham gia vào cuộc trò chuyện, trẻ có xu hướng cắt ngang lời, lôi kéo sự chú ý về phía mình mà không cân nhắc đến việc đang làm gián đoạn câu chuyện.
Xen ngang cuộc trò chuyện, xem mình là trung tâm.
Hành vi này phản ánh sự thiếu kiên nhẫn và tôn trọng của trẻ đối với người khác. Trẻ chỉ tập trung vào mong muốn được nghe và được nói mà không thể đặt mình vào vị trí của người đang nói. Trẻ mình là quan trọng nhất, không chịu lắng nghe ý kiến của người khác và luôn muốn áp đặt quan điểm của bản thân. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn và xung đột trong các mối quan hệ.
Để giải quyết vấn đề này, bố mẹ cần rèn luyện cho trẻ kỹ năng lắng nghe, kiên nhẫn và tôn trọng người khác. Trẻ cần được hướng dẫn cách chờ đợi và trao đổi ý kiến một cách lịch sự. Bên cạnh đó, việc khuyến khích trẻ chia sẻ, lắng nghe và học hỏi từ người khác cũng sẽ giúp trẻ trở nên khiêm tốn và nhã nhặn hơn trong giao tiếp.
Ỷ lại, nghĩ người khác phải phục vụ mình
Khi trẻ đã quen với việc bố mẹ giúp đỡ, sẽ nghĩ rằng mình có thể nhận được sự giúp đỡ từ người khác là điều đương nhiên. Vì vậy, trong đời sống, trẻ có thể tạo ra phiền hà, dù đó là việc trẻ có thể tự làm nhưng lại đổ lỗi cho người khác vì muốn lười biếng.
Điều này cuất phát từ việc bố mẹ có xu hướng quá chiều chuộng, làm thay mọi thứ, với mong muốn con được hạnh phúc và không phải gánh chịu bất cứ khó khăn nào. Tuy nhiên, việc này lại tạo ra những hậu quả tiêu cực về sau.
Khi trẻ quen được bố mẹ chu đáo chăm sóc mọi việc, sẽ có xu hướng trông chờ và kỳ vọng được người khác giúp đỡ, thay vì tự mình giải quyết vấn đề. Trẻ trở nên thụ động, không biết tự lập và không có động lực để học hỏi, phát triển kỹ năng sống cần thiết.
Ỷ lại, nghĩ người khác phải phục vụ mình.
Trong các mối quan hệ xã hội, trẻ sẽ thể hiện thái độ "ỷ lại" và tìm cách gây rắc rối cho người khác, mong muốn được giúp đỡ. Trẻ sẽ không ngần ngại đổ lỗi khi không muốn tự mình làm việc, chỉ để tránh nỗ lực và khó khăn.
Ví dụ, khi được giao nhiệm vụ dọn dẹp phòng ngủ, trẻ có thể khóc lóc kêu than rằng "Bố/mẹ làm giùm con được không?" hoặc "Tại sao phải dọn dẹp phòng, bạn bè con không phải làm thế mà". Hành vi này phản ánh sự lười biếng và thiếu trách nhiệm của trẻ.
Để giúp trẻ trở nên tự lập và có trách nhiệm hơn, bố mẹ cần hạn chế việc làm mọi thứ thay cho con. Thay vào đó, họ nên dạy trẻ cách tự lo liệu công việc của bản thân, đồng thời khuyến khích trẻ nỗ lực vượt qua khó khăn. Khi trẻ gặp vấn đề, bố mẹ có thể hướng dẫn và hỗ trợ, nhưng không nên làm thay. Như vậy, trẻ sẽ dần trưởng thành và biết tự chịu trách nhiệm về các hành động của mình.