Hàng triệu trẻ em đã thoát khỏi kẻ bắt cóc vì được bố mẹ dạy cho điều này

Thi Thi - Ngày 15/08/2023 15:00 PM (GMT+7)

Các chuyên gia khuyến khích bố mẹ nên trang bị cho con kiến thức, kỹ năng xã hội để bảo vệ bản thân trước những trường hợp nguy hiểm.

Trong thời gian gần đây, sự gia tăng về các vụ bắt cóc và xâm hại tình dục trẻ em đã gây nên sự lo lắng đối với nhiều phụ huynh về an toàn của con em mình. Dù cho các con đang được giáo dục và chăm sóc tại trường học, nhưng không ai có thể đoán trước được những rủi ro có thể xảy ra. Điều này khiến cho bố mẹ càng thêm lo lắng và quan tâm.

Để bảo vệ trẻ, những bậc phụ huynh cần dạy con biết cách đề phòng và ứng phó kịp thời trước những nguy cơ từ những kẻ lạ có ý đồ xấu. Hãy dạy trẻ em biết cách lên tiếng khi gặp phải những tình huống không an toàn.

Bert Fulks, một blogger và là bố của ba đứa trẻ, đã trở nên nổi tiếng trên mạng khi chia sẻ về phương pháp bảo vệ con mang tên "Kế hoạch X" ("X-plan"). Ông đã thiết lập một đoạn mã đặc biệt cùng với vợ và các con, dùng để các con thông báo khi họ cảm thấy không an toàn.

Bằng cách gửi một tin nhắn chứa chữ "X", các con có thể báo hiệu cho gia đình biết về tình trạng của mình mà không cần phải giải thích chi tiết. "Kế hoạch X" đi kèm với sự đồng ý rằng không có câu hỏi hoặc phán đoán sẽ được đặt ra.

Việc thiết lập mật mã gia đình giúp tạo ra một cách giao tiếp bí mật giữa bố mẹ và con, đồng thời giúp con cảm thấy an toàn và có thể nói chuyện một cách trực tiếp với bố mẹ mà không lo sợ bị phát hiện. Điều này cũng tạo ra một môi trường tin tưởng và giúp xây dựng quan hệ gắn kết giữa bố mẹ và con cái.

Ông Bert Fulks (tròn đỏ) là một blogger nổi tiếng trên mạng khi chia sẻ về phương pháp bảo vệ con với tên gọi “X-plan”.

Ông Bert Fulks (tròn đỏ) là một blogger nổi tiếng trên mạng khi chia sẻ về phương pháp bảo vệ con với tên gọi “X-plan”. 

Bert Fulks cũng nhấn mạnh rằng việc áp dụng "X-plan" và mật mã gia đình không chỉ giúp trẻ em tránh khỏi những tình huống nguy hiểm, mà còn giáo dục trẻ về việc tự bảo vệ và đưa ra quyết định đúng đắn trong cuộc sống. Nó giúp trẻ nhận biết được rằng mình có quyền lựa chọn và quyền tự bảo vệ mình, đồng thời khuyến khích sự tự tin và khả năng tự quyết định.

“Đây có thể là một điều khó khăn đối với một số bậc bố mẹ (những người thích kiểm soát với hàng tá câu hỏi), nhưng tôi biết “x-plan” không chỉ cứu những đứa trẻ khỏi tình huống xấu mà còn giúp bạn xây dựng lòng tin giữa bạn và con của mình”, Bert cho biết.

“X-plan” không chỉ được sử dụng để giúp những đứa trẻ tránh bị bạn bè bắt nạt bằng cách nhắn tin cho bố mẹ mà còn được áp dụng trong mọi trường hợp nếu đứa trẻ cảm thấy không được an toàn.

Bert cùng vợ và các con đã thiết lập một đoạn mã đặc biệt, sẽ được dùng khi các con cảm thấy mình đang không được an toàn.

Bert cùng vợ và các con đã thiết lập một đoạn mã đặc biệt, sẽ được dùng khi các con cảm thấy mình đang không được an toàn. 

Bert Fulks khuyên các ông bố bà mẹ nên đặt cho con một mật mã gia đình để bảo vệ con khỏi những tình huống xấu. Mật mã này có thể là một chuỗi ký tự đơn giản, dễ nhớ, và chỉ được bố mẹ và con biết. Quan trọng là bố mẹ phải nói với con rằng đây là một bí mật chỉ dành riêng cho gia đình và không được tiết lộ cho bất kỳ ai khác.

Ngoài Bert Fulks, các chuyên gia khuyến khích bố mẹ nên trang bị cho con kiến thức, kỹ năng xã hội để bảo vệ bản thân trước tình huống bị bắt cóc, hay những trường nguy hiểm khác. Trong tình huống cần thiết, hãy luôn khuyến khích con tự tin và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người lớn đáng tin cậy như giáo viên, cán bộ trường học hoặc nhân viên an ninh.

Sự quan tâm, hỗ trợ của gia đình và cộng đồng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em khỏi những nguy cơ và đảm bảo cho cuộc sống của chúng luôn an toàn và phát triển tốt. Bố mẹ có thể tham khảo thêm những cách sau đây.

Hàng triệu trẻ em đã thoát khỏi kẻ bắt cóc vì được bố mẹ dạy cho điều này - 4

Hàng triệu trẻ em đã thoát khỏi kẻ bắt cóc vì được bố mẹ dạy cho điều này - 5

Giáo dục trẻ về an toàn cá nhân

Dạy trẻ cách nhận biết, đánh giá và phản ứng đúng trong các tình huống nguy hiểm và biết cách tránh xa những tình huống đe dọa. Đây là quá trình giúp trẻ em nhận biết, đánh giá và đối mặt với các tình huống nguy hiểm một cách an toàn và tự tin. 

Ví dụ: Trẻ cần được giáo dục về nhận biết và tránh các tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến việc bị bắt cóc. Điều này bao gồm việc học cách nhận diện và tránh xa những người lạ, những nơi không an toàn như khu vực vắng vẻ, những phương tiện không rõ nguồn gốc và bất kỳ tình huống nào có thể tạo điều kiện thuận lợi cho bắt cóc.

Trẻ cũng cần được trang bị kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống để đối mặt với các tình huống đe dọa và đáp ứng một cách an toàn. Trẻ nên được hướng dẫn về cách nói "không" một cách quyết đoán và tự tin khi gặp những yêu cầu không phù hợp hoặc nguy hiểm. Đồng thời, trẻ cần biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn đáng tin cậy trong trường hợp cần thiết.

Trong nhiều tình huống trẻ có thể là đối tượng theo dõi của những kẻ xấu.

Trong nhiều tình huống trẻ có thể là đối tượng theo dõi của những kẻ xấu.

Hàng triệu trẻ em đã thoát khỏi kẻ bắt cóc vì được bố mẹ dạy cho điều này - 7

Không nói chuyện với người lạ qua mạng xã hội

Thời đại công nghệ thông tin phát triển, việc trẻ tiếp cận với các thiết bị công nghệ và sử dụng mạng xã hội là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên bố mẹ cũng cần giám sát để trẻ có thể tham gia một cách an toàn. Do đó, bố mẹ nên dạy các con không nên nói chuyện với người lạ qua mạng xã hội, bởi đây tiềm ẩn các mối nguy hiểm mà con không hề hay biết.

Con có thể bị các đối tượng xấu hẹn gặp mặt sau khoảng thời gian nói chuyện qua các nền tảng trò chuyện hay chơi game. Bố mẹ nên theo dõi thật kỹ và luôn nhắc trẻ đề phòng trước đối tượng này.

Trẻ cũng cần hiểu rằng, khi nói chuyện với người lạ qua mạng xã hội có thể mang đến nguy cơ bị lừa đảo, bắt cóc hoặc xâm phạm quyền riêng tư. Trẻ cần hiểu rằng không phải tất cả mọi người trên mạng đều thật sự,một số người có thể giả mạo thông tin để lừa đảo hoặc gây hại.

Thiết lập quy tắc cụ thể cho trẻ về việc không nói chuyện với người lạ qua mạng xã hội. Trẻ nên được hướng dẫn rằng không được chấp nhận lời mời kết bạn từ người lạ, không nên chia sẻ thông tin cá nhân như tên, địa chỉ, số điện thoại, trường học hoặc bất kỳ thông tin riêng tư nào.

Hãy hướng dẫn về cách phân biệt giữa người quen và người lạ trên mạng xã hội, không phải tất cả mọi người trên mạng xã hội đều là bạn bè thực, cẩn trọng khi chia sẻ thông tin và tương tác với những người mình không biết.

Hàng triệu trẻ em đã thoát khỏi kẻ bắt cóc vì được bố mẹ dạy cho điều này - 8

Quy tắc "Không đi cùng người lạ"

Dạy trẻ về quy tắc cơ bản là không nên đi cùng người lạ hay lạc mất gốc với người khác mà không có sự cho phép của bố mẹ hoặc người giám hộ.

Trẻ cũng cần biết về việc không mở cửa hay cho phép người lạ vào nhà khi không có sự cho phép của người lớn, không đi theo người lạ hoặc nhờ vả từ người lạ, và không tiết lộ lịch trình cá nhân và thông tin di chuyển của mình.

Không bắt chuyện với người lạ: Người xấu thường sẽ cố gắng bắt chuyện, dò hỏi trẻ để chọn lựa đối tượng phù hợp cho hành vi của mình. Trong trường hợp có người lạ tìm đến và cố bắt chuyện khi con ở một mình, con nên chạy ngay đi tìm cha mẹ hoặc tới những chỗ đông người để tìm những người đáng tin cậy như nhân viên cửa hàng, bảo vệ tòa nhà, cảnh sát hoặc người qua đường để xin sự giúp đỡ. 

Bố mẹ nên dạy trẻ cảnh giác và không nên đi theo người lạ.

Bố mẹ nên dạy trẻ cảnh giác và không nên đi theo người lạ.

Không nhận quà từ người lạ: Thông thường, nếu muốn dụ dỗ một đứa trẻ đi theo mình một cách tự nguyện, kẻ xấu thường sử dụng những món quà vật chất như đồ chơi, đồ ăn để thu hút sự chú ý và thích thú của các em. Khi nhận những món quà đó, người xấu sẽ đưa ra lời hứa hẹn về một phần quà lớn hơn nếu trẻ đi theo hắn. Và khi đến chỗ vắng vẻ, chúng sẽ thực hiện hành vi bắt cóc.

Chính vì vậy, bố mẹ nên dạy con cảnh giác tuyệt đối với những phần quà từ người lạ, và nhận thức được rằng bất kỳ món quà nào từ người lạ đều có mục đích, đặc biệt khi không có người lớn bên cạnh thì những món quà đó thường đi kèm với ý định không tốt.

Không đi theo người lạ: Nhiều trường hợp, chúng sẽ nhờ trẻ xách đồ hộ mình hoặc giả vờ đi lạc nhờ trẻ dẫn đường, và khi trẻ đi theo, chúng sẽ thực hiện hành vi bắt cóc với trẻ.

Vì vậy, khi có người lạ nhờ các em làm hộ việc gì đó, các em nên khéo léo từ chối và đi tìm kiếm người lớn nếu người đó thật sự cần giúp đỡ. Tuyệt đối không tự ý đi theo người lạ dù trong tình huống nào.

Hàng triệu trẻ em đã thoát khỏi kẻ bắt cóc vì được bố mẹ dạy cho điều này - 10

Nhớ số điện thoại, thông tin liên lạc của bố mẹ

Khi trẻ bị lạc, thường sẽ bối rối và hoang mang không biết phải làm gì. Chính những lúc như này là thời cơ thích hợp để kẻ xấu giả xuất hiện với mục đích đề nghị giúp đỡ và dẫn các em đi tìm cha mẹ.

Bố mẹ nên dạy con học thuộc số điện thoại của mình để trong những trường hợp khẩn cấp, con có thể bình tĩnh đi đến những nơi đông người như cửa hàng tiện lợi hoặc đến đồn công an… gọi điện về cho gia đình. Việc này sẽ giúp trẻ tự tin hơn khi gặp nguy hiểm và tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

*Bài viết tham khảo thông tin từ Littlethings, Goodhousekeeping.

Dù con bạn bao nhiêu tuổi, hãy nhớ nói với con 5 câu này, sau mới thành người tài năng, hạnh phúc
Trong quá trình trẻ phát triển, từng lời nói của bố mẹ có thể để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn và tương lai của con.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời