Thời điểm ngủ gối ở trẻ sơ sinh cũng tác động đến quá trình phát triển, bố mẹ nên lưu ý.
Về vấn đề gối cho trẻ sơ sinh cũng khiến nhiều phụ huynh băn khoăn. Nhiều người cho rằng, nên để trẻ sơ sinh dùng gối, vì thích con mình có đầu phẳng. Nhưng số khác cho rằng đầu trẻ quá dẹt, trông không đẹp, nếu đầu tròn sẽ đẹp hơn.
Vậy ở độ tuổi nào cho trẻ ngủ gối là phù hợp? Sự khác biệt giữa trẻ ngủ gối và trẻ không ngủ gối là gì?
Lợi ích chung của việc ngủ gối
Đảm bảo cho não được nghỉ ngơi
Nếu ngủ không kê gối vào ban đêm, đầu sẽ thấp hơn tim, điều này sẽ làm tăng lượng máu lên não, gây tắc nghẽn mạch máu não. Não không những không được nghỉ ngơi hợp lý còn dễ gây chóng mặt, sưng não. Vì vậy, sử dụng gối khi ngủ sẽ thúc đẩy lưu lượng máu trong cơ thể mượt mà hơn và giảm bớt gánh nặng cho não.
Thứ hai, tựa đầu được nâng lên và vị trí ngực cũng được nâng lên một chút, giúp máu ở phần dưới cơ thể dễ dàng lưu thông thuận lợi, đồng thời có thể giảm áp lực cho tim một cách hiệu quả và đảm bảo chất lượng giấc ngủ hiệu quả hơn.
Bảo vệ cột sống cổ
Ý tưởng thiết kế của gối là tuân thủ cơ học của cơ thể con người. Nó không chỉ có tác dụng bảo vệ cột sống cổ mà còn có những yêu cầu nhất định đối với độ cong sinh lý của toàn bộ cột sống và các cơ cạnh cột sống.
Việc ngủ gối giúp não được nghỉ ngơi.
Như chúng ta đã biết, nhiều bệnh tật đều bắt nguồn từ các vấn đề về cột sống, vì vậy việc giữ cho cột sống khỏe mạnh có thể đảm bảo sức khỏe. Chức năng lớn nhất của gối là đảm bảo độ cong sinh lý của cổ con người không bị biến dạng và nén lại khi ngủ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không nên sử dụng gối cho trẻ sơ sinh quá sớm. Nhiều bậc bố mẹ chưa nắm rõ tình trạng thực tế của con mình, nên thường sử dụng gối cho trẻ sơ sinh theo cảm tính.
Do độ cong sinh lý của cột sống cổ ở trẻ sơ sinh chưa hình thành, nên trẻ không có cảm giác đang tựa vào gối.
Việc dùng gối cho trẻ quá sớm sẽ gây khó chịu cơ cổ và khiến trẻ ngủ không ngon giấc. Bố mẹ nên đợi đến khi trẻ được 2 tháng tuổi và độ cong sinh lý của cổ dần phát triển mới cần sử dụng gối cho trẻ. Ngay cả khi sử dụng gối cho con, bố mẹ cũng nên sử dụng cùng lúc những chiếc gối tương đối thấp.
Những khác biệt nếu trẻ sơ sinh ngủ và không ngủ gối
Ảnh hưởng phát triển cột sống cổ
Quả thực trong cuộc sống có một số người quen với việc ngủ không gối, nhưng hầu hết mọi người vẫn quen ngủ trên gối hơn. Bởi nếu không ngủ gối, chúng ta sẽ có cảm giác cột sống cổ ở trạng thái “treo” khi nằm.
Và nếu chiếc gối không thoải mái, thì toàn bộ cột sống cổ sẽ cảm thấy rất khó chịu khi thức dậy vào ngày hôm sau. Nguyên nhân là do cột sống cổ bị biến dạng dần dần do áp lực từ đầu và cơ thể mà không có vật gì chịu đựng.
Vì vậy, trẻ ngủ gối quá sớm dễ mắc các vấn đề về cột sống cổ hoặc cột sống cổ bị biến dạng hình dạng bất thường khi lớn lên.
Bố mẹ nên chú ý thời điểm cho trẻ sơ sinh ngủ gối.
Ảnh hưởng tới sự phát triển của đầu
Sự lưu thông máu bình thường trong não người là một trong những tiêu chí quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của đầu. Chúng ta đều biết rằng khi não bộ con người di chuyển xuống trong thời gian dài, máu sẽ tập trung về phía đầu. Tình trạng tắc nghẽn não lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não.
Nhưng tiền đề là đốt sống cổ bị cong. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, đốt sống cổ của trẻ chưa phát triển mức độ uốn cong sau khi sinh nên việc sử dụng gối quá sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển đầu.
Tác động đến hình dạng đầu
Vì hộp sọ của trẻ ngay từ khi còn nhỏ đã rất mềm, nên dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài. Ngủ trên gối sớm trong thời gian dài sẽ gây áp lực lên đầu trẻ. Áp lực này liên tục định hình đầu trẻ, khiến đầu trẻ có xu hướng bị bẹp.
Trẻ ngủ trên gối thường có đầu phẳng, trong khi trẻ không ngủ trên gối thường có đầu tròn hơn.
Tốt nhất nên cho bé sử dụng gối khi được khoảng một tuổi, bởi nằm gối quá sớm có thể gây chèn ép cột sống. Nếu cần mẹ có thể kê chiếc gối mỏng để tránh trường hợp đầu bé quay thường xuyên gây áp lực lên cột sống.
Mẹ nên chọn loại gối cho bé phù hợp với hình dáng đầu của trẻ, độ thoáng khí tốt, độ mềm và độ cứng phù hợp, có khả năng hút ẩm tốt.
Chú ý, gối của trẻ phải được thông gió thường xuyên, không nên đặt gối quá cao, điều này sẽ không tốt cho sự phát triển của cột sống và dễ khiến bé bị ói sữa. Khi bé mới bắt đầu sử dụng gối, hãy cố gắng chọn một chiếc gối ngắn hơn.
Mẹ nên chọn loại gối cho bé phù hợp với hình dáng đầu của trẻ.
Bố mẹ nên chọn gối cho trẻ như thế nào?
Chú ý chất liệu
Lõi gối của trẻ nên được làm bằng chất liệu mềm, nhẹ, thoáng khí, hút ẩm. Vỏ gối phải được làm bằng cotton nguyên chất. Vùng tiếp xúc giữa phía sau đầu của trẻ và gối phải được điều chỉnh phù hợp theo hình dáng đầu.
Sự mềm mại vừa phải
Nhiều người cho rằng gối càng mềm thì càng thoải mái. Trên thực tế, khi chọn gối cho trẻ em, cố gắng không chọn những chiếc quá mềm vì nó sẽ không giúp ích gì cho sự tăng trưởng và phát triển.
Vì bé ngủ ở nhiều tư thế và không có khả năng điều khiển, vì vậy, chọn gối có độ mềm vừa phải để tránh vấn đề an toàn.
Lõi gối của trẻ nên được làm bằng chất liệu mềm, nhẹ, thoáng khí, hút ẩm.
Kiều dáng thông dụng
Gối trẻ em trên thị trường có rất nhiều loại, bao gồm gối có chiều cao cố định, gối có rãnh cố định,… Thực tế, chỉ cần chọn kiểu dáng đơn giản và thông dụng nhất, không cần phải quá sáng tạo.
Dễ dàng tháo rời và làm sạch
Dù là ruột gối hay vỏ gối thì chúng ta cũng nên vệ sinh sạch sẽ hơn. Ngoài vết mồ hôi của bé, vết nước bọt và sữa cũng có thể còn sót lại trên gối. Nếu những vết bẩn này không được làm sạch kịp thời có thể gây dị ứng cho bé.
Vì vậy, hãy cố gắng chọn những chiếc gối dễ tháo rời và vệ sinh. Hãy giặt và lau khô lõi gối thường xuyên, giúp trẻ ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Dù chọn loại gối nào thì mẹ cũng phải chú ý phù hợp nhất cho bé. Đặc biệt chiều cao của gối có thể thay đổi khi bé lớn lên. Hạn chế dùng gối quá cao cho bé ngay từ đầu. Điều này không chỉ gây gánh nặng cho cột sống cổ mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ.