Những mối quan hệ bạn bè không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến phát triển tâm lý và tính cách của trẻ.
Việc trẻ xây dựng những mối quan hệ lành mạnh và thân thiện từ sớm rất quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình này, trẻ có thể kết giao những kiểu bạn bè độc hại. Nếu trẻ không biết cách chọn lọc có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.
Đặc biệt, nếu bạn bè của con thuộc vào một trong những kiểu sau đây, bố mẹ nên khuyến khích con hạn chế kết nối và tìm cách xây dựng môi trường xung quanh mình tích cực hơn.
Khuyến khích trẻ làm những việc nguy hiểm và xem như trò cười
Hạnh phúc của kiểu bạn bè này thường dựa trên sự ích kỷ và cố gắng làm tổn thương và giễu cợt người khác. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, khi chưa đủ trưởng thành về mặt tinh thần và chưa có khả năng phân biệt đúng sai, việc gặp phải kiểu bạn bè này có thể có hậu quả nghiêm trọng.
Những người bạn thường khuyến khích trẻ tham gia vào những hành vi nguy hiểm, hay tạo ra những trò đùa không an toàn. Dựa trên sự lo lắng của người khác để đạt được hạnh phúc tạm thời cho chính mình.
Việc tiếp tục tiếp xúc với những người kiểu này có thể gây ra những tổn thương, ảnh hưởng đến tâm lý và phát triển tính cách của trẻ.
Nhiều trẻ cố gắng làm tổn thương và giễu cợt người khác.
Thường xuyên nói những câu đùa khiến trẻ tự ti
Mối nguy hiểm của những người bạn này không chỉ dừng lại ở việc gây tổn thương và giễu cợt, mà còn khiến trẻ cảm thấy khó chịu về bản thân mình. Bằng cách sử dụng lời nói và trò đùa, để tạo ra một môi trường đầy áp lực và đánh mất sự tự tin của trẻ.
Trẻ cảm thấy khó chịu khi bị những lời nói ác ý và mỉa mai như chỉ trích ngoại hình, tài năng hoặc bất kỳ khía cạnh nào của trẻ. Từ đó, trẻ bắt đầu tự hỏi về giá trị của mình và cảm thấy không đủ tốt để được yêu thương.
Ngoài ra, những người bạn độc hại có thể chơi những trò đùa hoặc đặt trẻ vào tình huống nguy hiểm. Trẻ có thể bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, dần mất đi sự tự tin trong việc tham gia vào các hoạt động xã hội hoặc giao tiếp.
Thường xuyên nói những câu đùa khiến trẻ tự ti về bản thân.
Sử dụng “Những người bạn tốt” để kiểm soát
Theo một cuộc khảo sát tại Trung Quốc, những trẻ có mối quan hệ bạn bè độc hại có xu hướng tham gia vào các hành vi phạm pháp, như trộm cắp, bạo lực hoặc sử dụng chất kích thích.
Trẻ cảm thấy áp lực từ nhóm bạn độc hại và cảm thấy cần phải chứng tỏ bản thân để được chấp nhận trong nhóm. Điều này dẫn đến việc trẻ bị cuốn vào các hành vi không lành mạnh và vi phạm luật pháp.
Nhiều đứa trẻ vì muốn duy trì tình bạn hoặc không bị bắt nạt, nên đã nghe thời lời hướng dẫn từ bạn bè. Đây là tác hại do sự đe dọa dưới danh nghĩa “bạn tốt” gây ra, bắt đầu từ việc đe dọa, kiểm soát và lợi dụng. Ví dụ như "Nếu con không nghe lời, các bạn sẽ không chơi với con”.
Vì vậy, trẻ cần được trang bị kỹ năng xã hội để nhận biết và từ chối những mối quan hệ bạn bè không lành mạnh. Đồng thời biết cách đặt giới hạn và bảo vệ bản thân trước áp lực từ những người bạn không tốt.
Hay sử dụng danh nghĩa "bạn tốt” để kiểm soát và lợi dụng.
Phát tán bí mật của bạn bè
Việc tùy tiện truyền bá bí mật của người khác là một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện nay. Khi bố mẹ chứng kiến trẻ em bắt đầu kết bạn với những người có xu hướng buôn chuyện và phát tán bí mật, bố mẹ nên khuyến khích con hạn chế giao tiếp.
Trước hết, gây ra tổn thương cho nạn nhân, ảnh hưởng đến sự tin tưởng và mối quan hệ xã hội. Khi một người phát tán bí mật, không chỉ vi phạm sự riêng tư và lòng tin, mà còn đánh mất sự tôn trọng và lòng tin.
Ngoài ra, hành động này còn tạo ra một môi trường không an toàn và không tin cậy, khiến trẻ cảm thấy lo lắng và không dám chia sẻ thông tin cá nhân.
Hơn nữa, bí mật của một người có thể chứa đựng thông tin nhạy cảm về cuộc sống cá nhân, gia đình hoặc sự nghiệp. Khi những thông tin này bị tiết lộ, trẻ có thể bị xâm phạm quyền riêng tư, mất danh dự và đối mặt với sự xúc phạm từ cộng đồng xung quanh.
Khi trẻ trở thành người chuyển tiếp thông tin nhạy cảm, bản thân có thể trở thành mục tiêu của sự phê phán và lời chỉ trích.
Trẻ cũng có thể trở thành đối tượng bị bắt nạt.
Thích đổ trách nhiệm khi gặp vấn đề
Bạn bè tốt không chỉ là những người chia sẻ niềm vui và khó khăn trong cuộc sống, mà còn bảo vệ, biết tôn trọng lẫn nhau. Trong khi đó, nếu một đứa trẻ thích trốn tránh trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác khi gặp vấn đề, thì đây không phải là một người bạn đáng tin cậy và đáng có.
Nhà triết học La Mã cổ đại Seneca đã từng nói: "Người bạn là tấm gương soi vào trái tim. Chúng ta không chỉ có thể nhìn rõ bản thân mình, mà còn có thể nhìn rõ những người bạn đang kết nối". Lời này ám chỉ rằng người bạn thực sự là thấu hiểu và quan tâm đến nhau.
Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ kết nối bạn bè lành mạnh, có thể chia sẻ và tôn trọng lẫn nhau.
Khi gặp khó khăn, người bạn đích thực quan tâm, hỗ trợ và chia sẻ gánh nặng cùng. Họ sẽ không phản bội hay vu khống, mà sẽ luôn bảo vệ và tôn trọng.
Thay vì tiếp tục gắn bó với những người bạn không đáng tin cây, bố mẹ nên hướng dẫn con kết nối mối quan hệ mới, lành mạnh và có giá trị. Hãy thay đổi bản thân và tránh xa những kiểu bạn bè không lành mạnh.