Các nhà khoa học Mỹ mới đây đã phát hiện ra rằng, hầu hết những đứa trẻ có chỉ số thông minh cao đều có 4 điểm chung từ bé.
Nhiều bậc phụ huynh thường bắt đầu hình dung về tương lai của con mình sau khi trẻ được sinh ra, đặc biệt quan tâm đến phát triển thể chất và IQ của trẻ.
Các nhà khoa học Mỹ mới đây đã phát hiện ra rằng hầu hết những người có chỉ số thông minh cao đều có 4 điểm chung khi còn trẻ, và điểm chung này hầu hết không dựa trên di truyền mà là do phương pháp nuôi dưỡng, giáo dục từ bố mẹ.
4 đặc điểm chung của những đứa trẻ có chỉ số IQ cao từ nhỏ
Nhiều người thắc mắc làm thế nào để nhận biết một đứa trẻ thông minh, thực ra điều này không khó, nếu chúng ta biết chú ý quan sát và phân tích kỹ từ những biểu hiện sau đây.
Trí tưởng tượng phong phú
Chỉ số IQ bao gồm nhiều yếu tố, trong đó trí tưởng tượng là một phần rất quan trọng. Mọi thứ trong cuôc sống hầu như đều có mối liên hệ với nhau và trí tưởng tượng có thể là "cầu nối" liên kết những điều này, giúp mọi người dễ hiểu hơn.
Nhiều đứa trẻ thích hỏi tại sao và luôn đưa ra những câu hỏi khó hiểu, khó trả lời nhưng là dấu hiệu cho thấy trí tuệ của trẻ đang phát triển và có trí tưởng tượng rất phong phú. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ siêng năng với các hoạt động thực hành có trí tưởng tượng tốt hơn.
Nếu trẻ bịa chuyện hay chơi với những người bạn tưởng tượng, hoặc kể những tình huống có vẻ quá phức tạp so với lứa tuổi của mình, có thể là dấu hiệu của một đứa trẻ thông minh.
Tuy nhiên, nếu phương pháp giáo dục bố mẹ không phù hợp, hay vội vàng trách mắng có thể làm giảm đi hiệu quả của yếu tố này. Do đó, cách tốt nhất là bố mẹ cùng trẻ khám phá trong quá trình nuôi dưỡng.
Chỉ số IQ bao gồm nhiều yếu tố, trong đó trí tưởng tượng là một phần rất quan trọng.
Khả năng phán đoán và phân tích cao
Một người có thông minh hay không cũng có thể được đánh giá từ khả năng phân tích và khả năng phán đoán. Dễ dàng nhận thấy một số trẻ trong lớp rất giỏi toán, lý, hóa, có thể nghiên cứu rõ các dạng bài và suy luận ra nhiều thứ khác.
Những đứa trẻ thông minh cũng giỏi biến những điều rất phức tạp trở nên đơn giản sau khi phân tích và đánh giá chúng. Khi gặp vấn đề, trẻ không bao giờ phàn nàn mà tìm kiếm đột phá trong nhiều vấn đề, quan sát kỹ lưỡng, bình tĩnh phân tích để giải quyết.
Có tính kỷ luật tự giác
Kỷ luật tự giác là một khả năng mà nhiều phụ huynh mong muốn có được, nhưng thực tế điều này rất khó để duy trì. Những học sinh có tính kỷ luật thường có thói quen học tập tốt và đạt điểm cao.
Trong cuộc sống, không khó để nhận thấy rằng những người thành công xung quanh chúng ta thường có tính kỷ luật cao hơn. Vì vậy, nếu nhận thấy trẻ có đức tính này cho thấy đó là đứa trẻ thông minh, bởi ngay từ sớm trẻ nhận biết hướng đi nào để thành công và sẵn sàng kiên trì theo đuổi.
Những đứa trẻ thông minh thường có khả năng lĩnh hội rất nhanh, thích khám phá và học hỏi điều mới.
Thích học hỏi điều mới
Thực tế, những người thông minh thường với khả năng lĩnh hội rất nhanh, dó đó học hỏi và tiếp thu những điều mới cũng là một phần quan trọng trong quá trình cải thiện IQ.
Một số trường hợp bố mẹ cần trẻ tập trung cao, ví dụ như lúc học bài, nhưng con lại bị ảnh hưởng bởi những thứ khác xung quanh. Điều này khiến cho bố mẹ lo lắng rằng con lười học. Thực tế, đây có thể là biểu hiện của em bé có IQ cao, ưa thích sự mới, thích khám phá.
Bố mẹ không nên vội cắt ngang mạch tìm tòi, suy nghĩ của con. Thay vào đó, hãy để trẻ có thời gian, không gian riêng. Khi trẻ được suy tư, khám phá những điều mới mẻ đó, trẻ sẽ phát huy hết khả năng của bản thân.
Bố mẹ nên làm gì trí thông minh của trẻ được phát huy tốt nhất?
Bố mẹ có thể giúp trẻ cải thiện chỉ số IQ bằng cách nâng cao khả năng sáng tạo của trẻ, bởi sự sáng tạo thực ra có quan hệ mật thiết với chỉ số IQ. Bố mẹ có thể trau dồi khả năng sáng tạo của trẻ bằng những cách sau đây.
Hãy để trẻ tự học nhiều kiến thức
Rất nhiều phụ huynh đang tự gây áp lực cho mình, rằng con mình phải nổi trội, phải giỏi, hoặc nếu không ít nhất cũng không thua con nhà hàng xóm. Thói quen cố hữu luôn coi trọng điểm số, thành tích khiến bố mẹ phải gồng mình trong cuộc chạy đua thành tích, vô tình tạo áp lực lên cuộc sống của trẻ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bố mẹ hãy để trẻ tự học nhiều kiến thức theo tư duy và nhận thức riêng của bản thân. Nếu quá lo lắng, bố mẹ nên rèn luyện thói quen hủ động học tập hoặc thường xuyên đưa trẻ đến thư viện, viện bảo tàng... ngay từ khi còn nhỏ để trẻ có thêm cơ hội học hỏi.
Điều này giúp trẻ có thể tiếp thu kiến thức mới và biến chúng thành kho kiến thức của riêng mình, trong quá trình này, đã có vô hình cải thiện trí thông minh cho trẻ.
Bố mẹ hãy để trẻ tự học nhiều kiến thức theo tư duy và nhận thức riêng của bản thân.
Nuôi dưỡng trí tò mò đúng cách
Các chuyên gia cho rằng, trẻ được kích thích trí từ thời thơ ấu sẽ mang lại nhiều lợi ích dài hạn. Sự tò mò khiến trẻ say mê, ham học hỏi, trở nên linh hoạt hơn trong cuộc sống.
Sự tò mò cũng là động lực thúc đẩy trẻ hiểu biết về thế giới, vì vậy bố mẹ có thể kể cho trẻ nghe nhiều điều về thế giới để trẻ hứng thú, khi đó trẻ sẽ tự nhiên khám phá mọi điều thú vị, và các kỹ năng sống cũng được cải thiện trong quá trình này.
Rèn luyện khả năng độc lập
Thực tế, quá trình trẻ rèn luyện tính độc lập, tự chủ cũng là một cách hay để trẻ hình thành thói quen thích vượt khó, gặp thử thách, vì vậy sẽ giúp IQ của trẻ tăng lên một cách tự nhiên trong quá trình này.
Trên thực tế, ngoài việc do gen bẩm sinh quyết định, chỉ số IQ của trẻ có được là do bố mẹ nỗ lực giáo dục.
Rèn luyện tính độc lập, tự chủ cũng là một cách hay để trẻ hình thành thói quen thích vượt khó, gặp thử thách.