Khoảng cách giữa trẻ hay “cãi lời” và trẻ “ngoan” sẽ lộ rõ ​​sau 20 năm

Thi Thi - Ngày 11/07/2024 13:58 PM (GMT+7)

Có khoảng cách rõ ràng giữa trẻ hay "nói lại" và những đứa trẻ “không nói lại” sau 20 năm. 

Hầu hết phụ huynh cảm thấy mệt mỏi khi trẻ hay nói lại. Tuy nhiên, theo góc nhìn của các chuyên gia đây là điều bình thường trong quá trình phát triển của trẻ, xảy ra ở độ tuổi nhất định, nhìn theo hướng tích cực sẽ mang đến nhiều lợi ích.

Điều quan trọng là bố mẹ có phương pháp nuôi dưỡng, điều chỉnh phù hợp để trẻ phát triển theo hướng lành mạnh. Các chuyên gia cho biết, có khoảng cách rõ ràng giữa trẻ hay "nói lại" và những đứa trẻ “không nói lại” sau 20 năm. 

Khoảng cách giữa trẻ hay “cãi lời” và trẻ “ngoan” sẽ lộ rõ ​​sau 20 năm - 1

3 ưu điểm trẻ thích nói lại, có thể bố mẹ chưa biết

Trẻ cãi lại chứng tỏ sự giáo dục của bố mẹ là khai sáng

Nếu đứa trẻ dám cãi lại có thể sự giáo dục của bố mẹ đã cho trẻ dũng khí. Trường hợp trẻ phản bác vấn đề nào đó, bố mẹ dùng thái độ cứng rắn hơn để trấn áp như quát mắng, dùng đòn roi..., đa phần trẻ có thể không dám thể hiện lại lần sau.

Ngược lại, nếu bố mẹ cho trẻ không gian để phản biện và tranh luận một cách lịch sự, vô tình giúp bồi dưỡng các kỹ năng giao tiếp, tư duy độc lập và khả năng thuyết phục. Trẻ cũng tự tin hơn để bày tỏ quan điểm khác biệt của mình.

Trẻ cãi lại chứng tỏ sự giáo dục của bố mẹ là khai sáng.

Trẻ cãi lại chứng tỏ sự giáo dục của bố mẹ là khai sáng.

Trẻ là người giỏi đàm phán và dám bảo vệ lợi ích của mình

Những đứa trẻ dám cãi lại thường ăn nói lưu loát, có kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ mạnh, giỏi nắm bắt sơ hở của bố mẹ, khéo léo phản bác, biết tận dụng mọi cơ hội để đấu tranh vì lợi ích của bản thân.

Những đứa trẻ dám tranh luận với bố mẹ thường tự tin, hoạt bát, sáng tạo hơn, có kỹ năng xã hội vững vàng và thường có rất nhiều bạn bè vây quanh. Trẻ biết cách bày tỏ quan điểm của mình, không ngần ngại thử thách những quan điểm khác biệt và tự tin đưa ra những lập luận thuyết phục.

Trẻ cãi lại có xu hướng quyết đoán hơn

Những đứa trẻ cãi lại thường có quan điểm riêng, có tư duy logic rõ ràng, có quan điểm, ý kiến ​​riêng và có thể thuyết phục bố mẹ bằng lý lẽ, bằng chứng.

Trong cuộc tranh luận qua lại, đôi khi bố mẹ sẽ nhận thấy những gì trẻ nói là đúng, có thái độ cởi mở và làm theo lời trẻ, bị thuyết phục bởi những gợi ý.

Nhiều trường hợp, trẻ không chỉ đơn thuần tranh cãi một cách vô định, mà còn có thể đưa ra những luận điểm rõ ràng, có cơ sở và logic. 

Quá trình này giúp trẻ phát triển tư duy phản biện, tạo cơ hội cho bố mẹ và con cái hiểu nhau sâu sắc hơn. Khi các bên cùng lắng nghe và tôn trọng quan điểm của nhau, những mâu thuẫn thường được giải quyết một cách hòa bình.

Bố mẹ có phương pháp nuôi dưỡng, điều chỉnh phù hợp để trẻ phát triển theo hướng lành mạnh.

Bố mẹ có phương pháp nuôi dưỡng, điều chỉnh phù hợp để trẻ phát triển theo hướng lành mạnh.

Khoảng cách giữa trẻ hay “cãi lời” và trẻ “ngoan” sẽ lộ rõ ​​sau 20 năm - 4

Vậy bố mẹ nên xử lý thế nào khi con cái cãi lại?

Nhắc trẻ cách nói phù hợp

Khi trẻ cãi lại, có xu hướng phấn khích và cáu kỉnh, giọng nói to hơn. Bố mẹ nhắc nhở con: "Hãy hạ giọng và nói rõ ràng".

Trẻ có thể giải thích quan điểm của mình nhưng phải chú ý đến cách nói chuyện và giọng điệu. Nếu có vấn đề gì, bố mẹ và trẻ có thể bàn bạc, trao đổi, ai đưa ra lập luận đúng thì nên nghe.

Những cuộc tranh luận sôi nổi như vậy cho thấy đứa trẻ rất quan tâm và chú ý đến vấn đề được thảo luận. Trẻ muốn chia sẻ quan điểm của mình và được lắng nghe. Tuy nhiên, cách diễn đạt cảm xúc của trẻ có thể chưa được tinh tế, vô tình làm cho cuộc nói chuyện trở nên căng thẳng không cần thiết.

Ở đây, vai trò của bố mẹ là hướng dẫn trẻ cách biểu đạt quan điểm của mình hiệu quả, nhưng vẫn giữ được sự lịch sự và tôn trọng. Nhằm giúp trẻ nhận thức được cách thể hiện tốt hơn, qua đó cải thiện kỹ năng giao tiếp.

Đừng để bị dẫn dắt bởi sự thiếu kiên nhẫn

Khi trẻ cãi lại, bố mẹ thường mất kiên nhẫn, dễ biến thành "cuộc chiến". Các chuyên gia khuyên bố mẹ nên học cách thoát khỏi những cảm xúc tức giận, giữ thái độ bình tĩnh và làm gương.

Nếu bố mẹ lo lắng, trẻ cũng sẽ lo lắng. Hãy xem đây là cuộc trò chuyện, thảo luận thông thường chứ không phải một cuộc cãi vã.

Cho phép trẻ nói lại nhưng cần có nguyên tắc rõ ràng.

Cho phép trẻ nói lại nhưng cần có nguyên tắc rõ ràng.

Cho phép trẻ cãi lại nhưng có nguyên tắc

Cho phép trẻ nói lại có nghĩa là đưa trẻ cơ hội thể hiện ý tưởng riêng. Tuy nhiên, cần có nguyên tắc rõ ràng, để tránh việc trẻ phát triển tính cách theo chiều hướng xấu.

Trẻ nên bày tỏ suy nghĩ của mình lịch sự, không khiêm tốn cũng không kiêu ngạo, tuân thủ nội quy và nắm rõ những nguyên tắc chung khi giao tiếp.

Trẻ em thường có những quan điểm riêng, việc bố mẹ lắng nghe và tôn trọng những ý kiến đó là rất quan trọng. Điều này giúp trẻ phát triển tư duy độc lập, tăng cường sự tin tưởng giữa bố mẹ và con.

Bố mẹ cho trẻ cơ hội bày tỏ quan điểm, nhưng đồng thời cũng hướng dẫn cách thể hiện tốt hơn, trẻ sẽ học cách giao tiếp lịch sự, có trách nhiệm và tôn trọng ý kiến của người khác. 

Khoảng cách giữa trẻ hay “cãi lời” và trẻ “ngoan” sẽ lộ rõ ​​sau 20 năm - 6

Trẻ ngoan ngoãn, hiểu chuyện dễ gặp vấn đề tâm lý? Nguyên nhân xoay quanh lý do này
Trong một số trường hợp, việc ép buộc trẻ phải "ngoan hiểu chuyện" quá mức có thể dẫn đến những rối loạn tâm lý như lo âu, ám ảnh hoặc các hành vi bất...

Trẻ tuổi dậy thì

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời