Không phải tiền bạc, mỗi ngày bố mẹ dành 10 phút làm điều này, trẻ sẽ biết ơn vô cùng

Kiều Trang - Ngày 14/12/2023 10:33 AM (GMT+7)

Để nuôi dạy con tuổi dậy thì hiệu quả, cách tốt nhất là bố mẹ hãy trở thành bạn của con.

Trên hành trình nuôi dạy con, có lẽ giai đoạn khó khăn nhất đối với nhiều bậc bố mẹ là khi con trẻ bước vào độ tuổi dậy thì. Lúc này với những sự thay đổi đặc trưng về tâm sinh lý, bố mẹ có thể sẽ cảm thấy đứa trẻ của mình ngày càng khép kín, không còn gần gũi và thân thiết với gia đình như thời còn bé.

Tuy nhiên trên thực tế thì đây là điều bình thường. Bởi trẻ khi bước vào giai đoạn này sẽ có nhu cầu cần được riêng tư, mong muốn một không gian riêng cho bản thân. Việc bố mẹ nên làm là thấu hiểu và tôn trọng sự thay đổi đó của trẻ. 

Sự gắn kết với con ở độ tuổi dậy thì là vô cùng quan trọng để bố mẹ có thể nuôi dạy trẻ dễ dàng hơn (Ảnh minh hoạ).

Sự gắn kết với con ở độ tuổi dậy thì là vô cùng quan trọng để bố mẹ có thể nuôi dạy trẻ dễ dàng hơn (Ảnh minh hoạ).

Nếu muốn bước vào thế giới của con, làm bạn cùng con ở độ tuổi dậy thì, bố mẹ cần phải có cách giáo dục khéo léo. Khi bố mẹ tạo cho trẻ một sự tin tưởng, quan tâm và tình yêu thương đúng cách, bố mẹ có thể dễ dàng khiến con dần mở lòng hơn và từ đó cởi bỏ lớp phòng vệ của bản thân, sẵn sàng chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, bao gồm cả những bí mật hay chuyện thầm kín riêng tư mà con đang gặp phải.

Theo chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi, việc bố mẹ có sự kết nối gần gũi với trẻ tuổi dậy thì là vô cùng cần thiết. Vì điều này sẽ giúp bố mẹ kịp thời xử lý những ảnh hưởng tiêu cực, dễ dàng tìm ra phương pháp giáo dục con phù hợp để mang đến sự hỗ trợ tốt nhất cho hành trình trưởng thành của trẻ về sau.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Không phải tiền bạc, mỗi ngày bố mẹ dành 10 phút làm điều này, trẻ sẽ biết ơn vô cùng - 4

Thưa chuyên gia, đâu là những lỗi sai phổ biến nhiều bố mẹ mắc phải trong quá trình giáo dục con trẻ ở độ tuổi dậy thì, khiến cho con ngại chia sẻ với bố mẹ những điều thầm kín, quan trọng của mình?

Để con có thể chia sẻ với bố mẹ những tâm sự của mình thì điều quan trọng mà bố mẹ cần đảm bảo là tạo cảm giác an toàn cho con. Bởi vì, nếu con chia sẻ với bố mẹ mà không những không được giải đáp thấu đáo, mà còn bị trách phạt, bị cấm đoán, bị gạt đi thì cũng sẽ khiến con ngại nói chuyện với bố mẹ.

Hơn nữa, để làm bạn cùng con thì bố mẹ cũng cần tìm hiểu những xu hướng mới mà lứa tuổi của con thường quan tâm để nắm bắt tâm lý của con, hiểu con và chấp nhận con hơn. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ thường dạy con theo cách mà mình được dạy khi còn nhỏ, theo cách yêu thương con nên sợ con tổn thương nếu con tự trải nghiệm, vậy nên cấm đoán và dạy bảo con phải làm thế này, thế kia mà không để ý đến điều con muốn.

Mặc khác, những quan tâm của con trẻ ở lứa tuổi dậy thì còn liên quan nhiều đến những kiến thức giới tính. Tuy nhiên người lớn thường cho đây là chủ đề nhạy cảm, rất ngại đề cập đến, hoặc nhiều khi không có đủ kiến thức để giải thích rõ ràng cho con hiểu mà không gây ra thêm những hiểu lầm cho con nên thường tìm cách né tránh.

Không phải tiền bạc, mỗi ngày bố mẹ dành 10 phút làm điều này, trẻ sẽ biết ơn vô cùng - 5

Bố mẹ dạy con đúng cách khiến con tuổi dậy thì sẵn sàng chia sẻ những điều thầm kín. Vậy điều này sẽ giúp ích như thế nào đối với sự phát triển lành mạnh của trẻ?

Khi con cái thiết lập được mối quan hệ thân thiết với bố mẹ, sẵn sàng chia sẻ những điều thầm kín với bố mẹ, điều này sẽ giúp con có kiến thức đúng đắn để từ đó suy nghĩ, lựa chọn và ra quyết định phù hợp. Đồng thời có những hành vi tích cực và gặt hái nhiều thành công, giảm bớt những rủi ro, trở thành người tinh tế hơn trong giao tiếp và trưởng thành hơn trong tâm lý.

Ngoài ra, mối quan hệ tốt đẹp với bố mẹ giúp con cái cảm thấy an toàn, tin tưởng và dễ dàng kết nối với các mối quan hệ xã hội, giúp con tự tin, học hỏi được nhiều điều bổ ích từ những mối quan hệ tích cực, và do đó dễ thành công hơn trong cuộc sống.

Không phải tiền bạc, mỗi ngày bố mẹ dành 10 phút làm điều này, trẻ sẽ biết ơn vô cùng - 6

Khi con nói "bố mẹ không hiểu con chút nào cả", lúc này bố mẹ nên phản ứng như thế nào là phù hợp?

Khi bố mẹ nghe con nói câu này có nghĩa là bố mẹ đã nhiều lần chưa lắng nghe để hiểu xem con đang nghĩ gì, đang cần gì, muốn gì. Tuy nhiên, nếu bố mẹ quen nhìn thấy con mình ngoan ngoãn, vâng lời, hẳn là khi nghe con nói như thế sẽ có ít nhiều bối rối, thậm chí có thể bị sốc.

Thế nên, việc cần làm đầu tiên của bố mẹ là giữ bình tĩnh, hít thở sâu và hạ giọng nói với con: “Vậy con có thể nói rõ hơn về con để bố/mẹ có thể hiểu con hơn được không?”. Điều này sẽ cho con thấy bố mẹ luôn sẵn lòng lắng nghe, dành thời gian để tìm hiểu nhu cầu của con, từ đó, con dễ mở lòng hơn.

Tránh giận dữ, gắt gỏng hay trách phạt con vì như vậy sẽ khiến con bước lùi lại phía sau và đóng dần cánh cửa giao tiếp với bố mẹ.

Không phải tiền bạc, mỗi ngày bố mẹ dành 10 phút làm điều này, trẻ sẽ biết ơn vô cùng - 7

Làm thế nào để xây dựng một môi trường gia đình an toàn và tin tưởng cho trẻ, để con sẵn sàng chia sẻ những điều thầm kín, quan trọng với bố mẹ?

Để xây dựng một môi trường gia đình an toàn và tin tưởng cho trẻ, khiến con sẵn sàng chia sẻ những điều thầm kín, quan trọng với bố mẹ không phải là câu chuyện ngày 1 ngày 2 mà cần sự quan tâm, dành thời gian cho con rất nhiều, tạo thói quen chia sẻ của con với bố mẹ từ nhỏ.

Thế nhưng, nhiều bậc phụ huynh không ý thức được tầm quan trọng của việc dành thời gian cho con, hoặc nhiều phụ huynh biết nhưng không phải lúc nào cũng có đủ thời gian để làm điều này vì bao nỗi lo tài chính, mối quan hệ, công việc, sự nghiệp, và những mối bận tâm riêng của mình.

Vậy nên, để làm bạn cùng con là cả một sự hi sinh của bố mẹ cho những điều quan trọng với con. Những đứa trẻ gần gũi và có thể chia sẻ với bố mẹ, sẽ có những suy nghĩ và quyết định an toàn hơn là đi tìm câu trả lời từ bạn bè đồng trang lứa, hoặc tự tìm hiểu mà thiếu phương pháp cũng như định hướng. Hơn nữa, khi con cái chia sẻ với bố mẹ thì họ cũng kịp thời hỗ trợ con khi cần, con sẽ cảm nhận được sự ấm áp và yêu thương chứ không phải đơn độc đối đầu với mọi thứ.

Như vậy, để con có thể cảm thấy muốn chia sẻ những điều thầm kín, quan trọng với mình thì bố mẹ cần tạo ra không gian an toàn, lắng nghe không phán xét, yêu thương và nâng đỡ con, cho con có quyền được trải nghiệm để tự rút ra các bài học cho mình. Bố mẹ ở bên theo dõi và định hướng, hỗ trợ khi con cần. Cùng con tìm hiểu và đưa ra những góp ý cho con. Tránh quá bao bọc, cũng như quá thờ ơ trước những sự kiện quan trọng của con.

Mỗi ngày dành ít nhất 10-15 phút trao đổi với con về những sự kiện trong ngày. Sẵn sàng gác lại công việc khi con cần sự có mặt và lắng nghe của mình. Dẫu khó, nhưng dành thời gian chất lượng cho con cũng quan trọng như việc kiếm tiền cho con có cơ hội bằng bạn bằng bè, đôi khi còn là điều quan trọng hơn nữa, nên nó xứng đáng để bố mẹ quan tâm và dành thời gian cũng như sự nỗ lực của mình.

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ tuổi dậy thì