Chuyên gia tâm lý: 90% bố mẹ Việt áp đặt con cái, tưởng "làm thế vì con" nhưng vô tình có 3 cái hại

Kiều Trang - Ngày 30/11/2023 08:22 AM (GMT+7)

Có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với trẻ khi bố mẹ áp đặt những suy nghĩ chủ quan của bản thân lên con.

Sinh con ra, bố mẹ nào cũng đều muốn con được trưởng thành trong điều kiện và môi trường tốt nhất. Sau này lớn lên, đứa trẻ sẽ là một người thành công và có một cuộc sống hạnh phúc. Thế nên ngay từ khi còn nhỏ, để con phát triển theo chiều hướng tích cực, nhiều bậc phụ huynh đã tin rằng, việc đặt ra các quy tắc, chuẩn mực trong quá trình nuôi dạy là cực kỳ cần thiết.

Đó là lý do mà thay vì để con được tự do làm điều con muốn, thể hiện năng lực vốn có của mình thì bố mẹ lại cố tình áp đặt những suy nghĩ chủ quan của bản thân lên trẻ. Bắt con phải học tập, làm việc và trở thành những con người, những hình mẫu mà bố mẹ mong muốn.

Bố mẹ áp đặt con cái quá mức sẽ làm cản trở sự phát triển tự nhiên, năng lực vốn có của trẻ (Ảnh minh hoạ).

Bố mẹ áp đặt con cái quá mức sẽ làm cản trở sự phát triển tự nhiên, năng lực vốn có của trẻ (Ảnh minh hoạ).

Điều này không chỉ vô tình gây ra áp lực lớn đối với trẻ, mà còn làm thui chột ước mơ của con và gây ra những hậu quả lâu dài đối với sự phát triển tâm sinh lý trẻ. Thậm chí cuộc sống của trẻ hàng ngày có thể trở nên ngột ngạt nếu như liên tục bị bố mẹ áp đặt, cho rằng con không đủ tốt, không đủ khả năng để tự đưa ra quyết định.

Do đó, theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui, điều quan trọng là bố mẹ cần hiểu tác động của việc áp đặt đối với con, kịp thời thay đổi những cách thức khác giúp trẻ vẫn khôn lớn và trưởng thành khoẻ mạnh mà không cần phải sử dụng áp lực từ bố mẹ.

Vậy như thế nào là nuôi dạy con phù hợp mà không cần đến việc tạo áp lực lên trẻ? Dưới đây sẽ là một vài chia sẻ và lời khuyên hữu ích của chuyên gia tâm lý dành cho các bậc bố mẹ trong vấn đề này.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Chuyên gia tâm lý: 90% bố mẹ Việt áp đặt con cái, tưởng amp;#34;làm thế vì conamp;#34; nhưng vô tình có 3 cái hại - 4

Hiện nay, có nhiều bậc phụ huynh đang cố tình (hoặc vô tình) áp đặt những suy nghĩ chủ quan của bản thân lên con cái, điều này gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ ra sao thưa chuyên gia?

Khi bố mẹ có những sự áp đặt, dù là cố tình hay vô tình thì đều gây nên những ảnh hưởng lớn cho con. 

Đầu tiên, trẻ sẽ dễ hình thành tâm lý hoang mang, không phân biệt được đâu là điều đúng và đâu là sai. Bởi trẻ sẽ có những góc nhìn về mọi thứ xung quanh mình khác với bố mẹ.

Ảnh hưởng thứ hai là mối quan hệ giữa con cái và bố mẹ sẽ có khoảng cách, đặc biệt là trong giao tiếp. Càng ngày con trẻ sẽ càng khó giao tiếp với bố mẹ hơn vì không tìm được tiếng nói chung. Trẻ cảm thấy mệt mỏi và không thích trò chuyện với bố mẹ nếu như lúc nào cũng bị buộc phải nghe theo những quy chuẩn, quan điểm chủ quan của bố mẹ.

Ảnh hưởng thứ ba là khi các bậc phụ huynh áp đặt những suy nghĩ chủ quan lên con trẻ, điều này sẽ khiến trẻ dần mất đi khả năng sáng tạo và đặc biệt là tư duy phản biện do không có cơ hội và môi trường để được tự do thể hiện nó.

Chuyên gia tâm lý: 90% bố mẹ Việt áp đặt con cái, tưởng amp;#34;làm thế vì conamp;#34; nhưng vô tình có 3 cái hại - 5

Bố mẹ quá áp đặt thường sẽ có những biểu hiện như thế nào trong cuộc sống hàng ngày?

Đầu tiên, bố mẹ luôn đưa ra những lời khuyên và kinh nghiệm của bản thân, xem nó như một quy chuẩn, nguyên tắc buộc trẻ phải thực thi thay vì là những góp ý để con có thể xem xét và tham khảo. Mong muốn của bố mẹ là trẻ sẽ nghe theo, chứ không phải cho phép con được cân nhắc và sau đó tự đưa ra quyết định theo ý kiến riêng.

Bố mẹ hay áp đặt cũng sẽ rất hạn chế trong việc lắng nghe con, hoặc có thể nghe nhưng hiếm khi công nhận và tôn trọng quan điểm cá nhân của con. Vì với bố mẹ, góc nhìn của bản thân họ luôn luôn đúng và là kim chỉ nam để áp dụng trong quá trình giáo dục con cái.

Chuyên gia tâm lý: 90% bố mẹ Việt áp đặt con cái, tưởng amp;#34;làm thế vì conamp;#34; nhưng vô tình có 3 cái hại - 6

Đối với những đứa trẻ ở độ tuổi mà nhận thức hoàn thiện, vậy trong trường hợp trẻ cảm thấy bản thân đang bị bố mẹ áp đặt, trẻ cần phải làm gì thưa chuyên gia?

Trẻ ở độ tuổi dậy thì đã hoàn thiện về nhận thức, các con cũng đã biết suy nghĩ và hình thành cái tôi cá nhân của mình. Vậy nên, nếu trong tình huống trẻ cảm thấy bản thân đang bị bố mẹ áp đặt thì lúc này trẻ cần bình tĩnh và lý trí hơn. 

Trước tiên, hãy thử đặt mình vào vị trí của bố mẹ để có thể hiểu được vì sao bố mẹ lại có quan điểm như vậy? Nhờ đó mà trẻ sẽ biết được rằng bố mẹ cũng có những lý lẽ riêng của họ và bản thân trẻ nên tôn trọng điều đó. 

Khi trẻ muốn phản biện lại, nên giữ thái độ tích cực, chú ý lời ăn tiếng nói và lễ nghi phép tắc phù hợp đối với bố mẹ, với những người lớn hơn mình. Trẻ hãy kiên nhẫn để trình bày quan điểm của bản thân cho bố mẹ hiểu, thay vì tỏ ra hờn dỗi, nóng giận với câu cửa miệng "bố mẹ không biết gì cả". Việc tập trung giải quyết vấn đề lúc này luôn quan trọng hơn giải quyết cảm xúc.

Chuyên gia tâm lý: 90% bố mẹ Việt áp đặt con cái, tưởng amp;#34;làm thế vì conamp;#34; nhưng vô tình có 3 cái hại - 7

Chuyên gia có lời khuyên nào cho các bậc phụ huynh để giúp họ xây dựng được một môi trường gia đình lành mạnh, trong đó con cái có thể phát triển và tự do được sống là chính mình?

Ngày nay, khoảng cách thế hệ giữa bố mẹ và con cái đang ngày một ngắn lại nhờ sự phát triển của thời đại. Vì thế cho nên, nhiều bố mẹ nên sớm nhận ra rằng, có những quan điểm của bản thân không còn phù hợp với con trẻ ngày nay nữa. Trên tinh thần cởi mở như thế, bố mẹ sẽ dễ dàng kết nối và nuôi dạy con cái hiệu quả hơn.

Điều quan trọng là trong những cuộc trò chuyện, giao tiếp với con, bố mẹ hãy cố gắng hiểu, tập cách lắng nghe và thể hiện sự tôn trọng đối với suy nghĩ hay quan điểm mà con trẻ trình bày. Khi bố mẹ và con cái đều giữ thái độ tích cực, cởi mở, sẵn sàng học hỏi lẫn nhau thì sẽ tránh được tình huống bản thân bị đối phương áp đặt suy nghĩ chủ quan lên mình.

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phương pháp giáo dục sớm