Chuyên gia tâm lý: Bố mẹ vô tư cho trẻ sử dụng mạng xã hội nếu đảm bảo các "nguyên tắc vàng" này

Kiều Trang - Ngày 05/12/2023 09:06 AM (GMT+7)

Gia đình và nhà trường cần có những hình thức giáo dục kỹ năng tham gia mạng xã hội an toàn cho trẻ trước khi quá muộn.

Khi công nghệ ngày càng phát triển, thời gian trẻ em tham gia mạng xã hội cũng ngày càng nhiều, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi dậy thì. Bên cạnh những giá trị tích cực mà mạng xã hội mang lại, nó cũng tồn tại những rủi ro tiềm ẩn nếu như không được khai thác và sử dụng một cách phù hợp.

Theo nhiều chuyên gia, trẻ ở giai đoạn dậy thì còn đang trong quá trình học hỏi để trưởng thành, muốn khẳng định bản thân, cho nên còn nhiều thiếu sót. Trong khi đó, nếu bố mẹ không đủ kỹ năng để can thiệp và hỗ trợ con kịp thời thì trẻ rất dễ bị cuốn vào những "mặt tối" khi tham gia vào mạng xã hội. Bạo lực mạng xã hội chính là một vấn nạn phổ biến nhất hiện nay.

Bạo lực mạng xã hội là mối nguy hại đe doạ lớn đến tâm lý, tính cách và sự phát triển lành mạnh của trẻ (Ảnh minh hoạ Internet).

Bạo lực mạng xã hội là mối nguy hại đe doạ lớn đến tâm lý, tính cách và sự phát triển lành mạnh của trẻ (Ảnh minh hoạ Internet).

Điều này có thể được định nghĩa là việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và mạng xã hội để tấn công, đe dọa, xúc phạm hoặc gây tổn thương tâm lý đối với người khác. Đây là một vấn đề nghiêm trọng và có thể để lại những hệ luỵ đáng lo ngại đối với sự phát triển lành mạnh của trẻ.

Trước câu chuyện bạo lực mạng xã hội được đa số các bậc bố mẹ ngày nay quan tâm, chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi có những chia sẻ và lời khuyên hữu ích dưới đây. Từ đó có thể giúp những ông bố bà mẹ có cái nhìn và sự hiểu biết sâu sắc hơn đối với vấn đề này, kịp thời đưa ra phương pháp giáo dục con trẻ sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, thông minh và hiệu quả nhất.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Chuyên gia tâm lý: Bố mẹ vô tư cho trẻ sử dụng mạng xã hội nếu đảm bảo các amp;#34;nguyên tắc vàngamp;#34; này - 4

Thưa chuyên gia, có phải xu hướng trẻ tuổi dậy thì bị bạo lực mạng xã hội đang ngày càng trở nên phổ biến không? Tại sao?

Ngày nay trẻ tham gia vào mạng xã hội từ khá sớm, hầu hết lứa tuổi được bố mẹ cho sử dụng điện thoại riêng là khi vào cấp 2, cấp 3. Thêm vào đó, khi trẻ tham gia mạng xã hội mà không được người lớn hướng dẫn cách bảo vệ an toàn cho mình trên không gian mạng thì rất có thể sẽ gặp phải tình huống bị bạo lực mạng xã hội.

Đồng thời, ở lứa tuổi của các em, nhân cách đang được định hình nên sẽ hấp thu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ môi trường mà các em tham gia vào, những vấn đề như so sánh với bạn bè và áp lực đồng trang lứa, bắt chước các trào lưu mới trên mạng, chứng tỏ năng lực bản thân, thích được khen ngợi, ghi nhận...

Ngoài ra, các em cũng dễ bị thay đổi cảm xúc, tâm trạng một cách mạnh mẽ với các tác động từ môi trường nên thường có những quyết định bồng bột, thiếu lý trí. Từ những lý do trên có thể dẫn đến việc gia tăng bạo lực mạng xã hội, đặc biệt là việc chế giễu, miệt thị, nói xấu, chỉ trích,… mà người gây ra hành vi này và nạn nhân của nó đều là trẻ vị thành niên.

Chuyên gia tâm lý: Bố mẹ vô tư cho trẻ sử dụng mạng xã hội nếu đảm bảo các amp;#34;nguyên tắc vàngamp;#34; này - 5

Những biểu hiện nào cho thấy một đứa trẻ có thể đang bị ảnh hưởng bởi bạo lực mạng xã hội?

Ví dụ như thay đổi trong hành vi, tâm trạng hoặc quan điểm… Khi bị bạo lực mạng, sự ảnh hưởng của nó với trẻ vị thành niên là vô cùng to lớn. Trên không gian mạng, người ta sẵn lòng đưa những nhận xét mang tính tiêu cực, sự tẩy chay, sự miệt thị và tấn công cá nhân một cách ác ý dễ dàng hơn bao giờ hết.

Một đứa trẻ đang vào tuổi dậy thì lý trí chưa phát triển hoàn thiện bằng cảm xúc, lại chưa được dạy để ứng phó với những tình huống tấn công mạnh mẽ của hàng trăm, hàng ngàn người khác không quen biết, vùi dập giá trị, nhân cách của mình xuống thì sức ảnh hưởng đến tâm lý của các em là vô cùng to lớn.

Các em có thể rơi vào trạng thái lo lắng, trầm cảm, hạ thấp lòng tự trọng của bản thân với một số biểu hiện như: né tránh tương tác xã hội, buồn bã, thu mình, sợ hãi, nghi ngờ,…

Chuyên gia tâm lý: Bố mẹ vô tư cho trẻ sử dụng mạng xã hội nếu đảm bảo các amp;#34;nguyên tắc vàngamp;#34; này - 6

Những hình thức bạo lực mạng xã hội mà trẻ thường gặp phải là gì?

Bắt nạt trên mạng là việc sử dụng e-mail, nhắn tin, phương tiện truyền thông xã hội và các công cụ liên lạc kỹ thuật số khác để truyền đạt các mối đe dọa và/hoặc lan truyền thông tin gây tổn thương, nhằm cố ý gây khó xử hoặc truyền đạt thông tin sai lệch, thù địch về một đối tượng trẻ khác.

"Nhắn tin tình dục" là hành động chia sẻ tin nhắn hoặc ảnh có tính chất gợi dục (thường là qua điện thoại di động), có thể là một hình thức bắt nạt trên mạng nếu tin nhắn hoặc ảnh được chia sẻ có chủ đích với người khác để làm xấu hình tượng, danh dự, phẩm giá của họ.

Một số hình thức bắt nạt phổ biến trên mạng xã hội như: Dùng thông tin xuyên tạc, bôi nhọ, nói xấu người khác; bình luận với ý giễu cợt, chê bai, kêu gọi ném đá tập thể dưới những bài đăng của người khác; Đăng tải những hình ảnh riêng tư của người khác, bịa đặt hoặc thêm thắt vào câu chuyện không đúng sự thật và lan truyền trên mạng xã hội; Hăm doạ, quấy rối qua mạng xã hội...

Chuyên gia tâm lý: Bố mẹ vô tư cho trẻ sử dụng mạng xã hội nếu đảm bảo các amp;#34;nguyên tắc vàngamp;#34; này - 7

Gia đình và trường học có vai trò như thế nào trong việc ngăn chặn và giảm thiểu bạo lực mạng xã hội?

Gia đình và nhà trường cần có những hình thức giáo dục kỹ năng tham gia mạng xã hội an toàn cho con em mình. Rèn luyện cho con thái độ lịch sự, tôn trọng người khác và cẩn trọng trước mỗi hình ảnh, cập nhật trạng thái hay bình luận của mình trên mạng xã hội.

Để làm được như vậy, trẻ cũng cần được giáo dục về những giá trị và nhân cách tốt đẹp để tránh bị ảnh hưởng bởi các giá trị tiêu cực. Phụ huynh cần quan tâm đến con cái để hiểu tâm tư, nguyện vọng và hỗ trợ con kịp thời khi cần để trẻ không tìm đến các cách thức khác trên mạng xã hội chỉ vì muốn lôi kéo sự chú ý của bố mẹ, và không cảm thấy cô đơn để tìm đến những hội nhóm tiêu cực và bị ảnh hưởng xấu từ đó.

Nhà trường cũng chú trọng rèn luyện tư duy phản biện ở trẻ, để trẻ có thể tìm hiểu kỹ tất cả các thông tin trước khi tin tưởng hay hành động, tránh bị kéo theo bởi đám đông vô thức, gây ảnh hưởng xấu đến người khác.

Tham gia đóng góp ý kiến với thái độ chân thành để giúp mọi người cùng hoàn thiện, chứ không công kích cá nhân để thể hiện quyền lực mà không lường trước được hậu quả. Không mua vui bằng cách bịa đặt các câu chuyện về người khác, vì nó có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến danh dự, sức khoẻ tinh thần và thậm chí là tính mạng của người khác.

Chuyên gia tâm lý: 90% bố mẹ Việt áp đặt con cái, tưởng làm thế vì con nhưng vô tình có 3 cái hại
Có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với trẻ khi bố mẹ áp đặt những suy nghĩ chủ quan của bản thân lên con.

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con cùng chuyên gia