Có 5 phương pháp giúp trẻ nhận ra và kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.
Trẻ nhỏ thường không thể kiềm chế được những cơn nóng giận. Đây không phải là một vấn đề về hành vi, mà đúng hơn là một vấn đề về cảm xúc và khả năng quản lý cảm xúc của trẻ.
Trẻ nhỏ còn đang trong quá trình phát triển nhận thức và kiểm soát bản thân, do đó những cơn giận dữ đột ngột là điều dễ hiểu.
Khi trẻ đang mất bình tĩnh, bố mẹ cần áp dụng một số phương pháp "huấn luyện" nhẹ nhàng để giúp con nhận ra và kiểm soát được cảm xúc của chính mình. Có 5 phương pháp sau đây mà bố mẹ có thể tham khảo.
Hiệu ứng của bên thứ ba: Tìm người khác để giao tiếp với trẻ
Khi trẻ đang nổi giận và không chịu lắng nghe lời, điều tốt nhất là bố mẹ nên tạm ngừng nói chuyện. Nếu bố mẹ cứ tiếp tục nói và thuyết giảng trong lúc đứa trẻ đang quá khích, càng làm tình hình rối loạn hơn.
Khi bố mẹ nói nhiều mà trẻ không lắng nghe, sẽ dễ rơi vào vòng xoáy cảm xúc và cũng mất bình tĩnh theo. Thay vì cố gắng kiềm chế tính nóng nảy của con bằng lời nói, đôi khi bố mẹ nên cầu cứu đến sự giúp đỡ của người khác.
Trẻ nhỏ còn đang trong quá trình phát triển nhận thức và kiểm soát bản thân, do đó những cơn giận dữ đột ngột là điều dễ hiểu.
Đây chính là "hiệu ứng bên thứ ba" trong tâm lý học. Những người thứ ba, như người bạn thân thiết hoặc người thân gần gũi với trẻ, có thể phát huy vai trò trung gian và giúp trấn an tình hình.
Họ có thể giúp trẻ bình tĩnh trở lại, hoặc giúp bố mẹ kiểm soát cơn giận dữ. Sự can thiệp của người thứ ba, với tư cách là một bên độc lập, thường mang lại hiệu quả tích cực hơn so với sự can thiệp trực tiếp của bố mẹ.
Hiệu ứng mười hai giây: Hãy đợi trẻ bình tĩnh để giao tiếp lại
Nhiều trường hợp, bố mẹ càng cố giao tiếp với trẻ khi đang nổi giận, thì trẻ càng dễ bùng phát cơn giận dữ hơn. Điều này có liên quan đến "hiệu ứng mười hai giây" trong tâm lý học.
Nguyên tắc "hiệu ứng mười hai giây" có nghĩa là một người bị ảnh hưởng về mặt cảm xúc bởi một điều gì đó chỉ trong 12 giây. Trong 12 giây đó, sự tức giận và mất kiểm soát cảm xúc sẽ đạt đến mức cao nhất. Sau 12 giây, tâm trạng sẽ bắt đầu dịu xuống và trở lại trạng thái bình tĩnh hơn.
Hãy đợi trẻ bình tĩnh để giao tiếp lại
Tuy nhiên, đáng tiếc là nhiều phụ huynh không nhận ra tầm quan trọng của khoảng thời gian này. Khi gặp một đứa trẻ đang nổi cơn thịnh nộ, phản ứng tự nhiên của chúng ta thường là cố kìm nén và yêu cầu trẻ phải hoàn thành những việc đã lên kế hoạch. Nhưng làm như vậy chỉ càng làm gia tăng sự bùng phát về cảm xúc của trẻ.
Vì vậy, việc hiểu rõ và biết cách quản lý cảm xúc, giao tiếp hiệu quả với trẻ là những kỹ năng vô cùng quan trọng đối với bố mẹ.
Bất kể khi nào và trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khi đối mặt với một đứa trẻ đang nổi giận, bố mẹ hãy cố gắng chờ đợi 12 giây sau khi trẻ mất bình tĩnh. Sau khoảng thời gian này, trẻ sẽ dần trở lại trạng thái ổn định và có thể tiếp tục giao tiếp hiệu quả hơn.
Hiệu ứng bàn đạp: Hãy nghĩ đến việc ở trong hoàn cảnh của trẻ
Nhiều phụ huynh cho rằng, việc nghiêm khắc trong giáo dục là vì lợi ích của con. Tuy nhiên, cần nhận ra rằng sự nghiêm khắc không phải lúc nào cũng là phương pháp tốt nhất. Thật ra, một mối quan hệ lành mạnh và tương tác tích cực giữa bố mẹ và con là điều quan trọng hơn.
Hãy nghĩ đến việc ở trong hoàn cảnh của trẻ.
Trên thực tế, bất kỳ mối quan hệ nào cũng phải dựa vào hiệu ứng bàn đạp, nếu không thể nhìn nhận vấn đề từ góc độ của người khác, thì đương nhiên sẽ dẫn đến những lời buộc tội, bất bình vì hạn chế thấu hiểu. Vì vậy, bố mẹ cần cố gắng đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu được quan điểm và cảm xúc.
Khi suy nghĩ nhiều hơn từ góc độ của người khác, sẽ không trở nên kiêu ngạo và khó hòa đồng khi giao tiếp. Điều tương tự cũng xảy ra khi chúng ta giáo dụ, luôn nghĩ từ góc độ của trẻ: "Tại sao con lại làm điều này?" và thường hỏi con: "Bây giờ con đang nghĩ gì?". Sự cảm thông và lắng nghe như vậy sẽ giúp xây dựng mối quan hệ cha mẹ - con cái gắn bó và tin cậy hơn.
Hiệu ứng Herlock: Mọi đứa trẻ đều cần được công nhận
Cơn giận dữ của trẻ không chỉ đơn giản là dấu hiệu của sự phản kháng, mà còn phản ánh nhu cầu được giúp đỡ về mặt khoan dung.
Đặc biệt khi có điều gì đó vượt quá phạm vi cảm xúc của trẻ, sẽ trở nên dễ cáu kỉnh. Mục đích của việc mất bình tĩnh là khiến bố mẹ nhận ra rằng cảm xúc hiện tại của trẻ rất tệ.
Lúc này bố mẹ có thể áp dụng hiệu ứng Hurlock tâm lý. Hiệu ứng Hurlock còn được gọi là hiệu ứng phản hồi.
Điều nổi bật chính là cung cấp phản hồi, đánh giá và ghi nhận kịp thời.
Ví dụ, nếu mẹ thúc giục con làm bài tập về nhà và trẻ mất bình tĩnh, có thể chuyển phương pháp thúc giục thành hiệu ứng phản hồi.
Nói với trẻ: "Mẹ nhận thấy gần đây tư thế con ngồi làm bài tập về nhà ngày càng đúng hơn. Điều này thực sự tốt."
Bằng cách này, trẻ sẽ cẩn thận hơn trong việc điều chỉnh tư thế, điều tương tự cũng đúng khi khen ngợi sự tiến bộ trong học tập của trẻ.
Hiệu ứng Pygmalion: Nuôi dạy những đứa trẻ có lòng biết ơn
Mỗi đứa trẻ đều là báu vật trân quý, và bố mẹ luôn mong muốn để lại những điều tốt đẹp nhất cho con.
Bên cạnh những điều kiện vật chất, sự quan tâm và ủng hộ tinh thần mới chính là điều cốt lõi nhất. Nuôi dưỡng thái độ tích cực, biết ơn và tin tưởng vào bản thân chính là chìa khóa mở ra những cánh cửa thành công cho trẻ.
Như hiệu ứng Pygmalion đã chỉ ra, khi bố mẹ khuyến khích, sẽ vô thức chăm sóc và động viên trẻ theo hướng đó, khiến trẻ càng thêm tin tưởng vào bản thân và phát huy hết tiềm năng.
Nuôi dạy những đứa trẻ có lòng biết ơn.
Việc thừa nhận và khen ngợi những nỗ lực, tiến bộ của trẻ, dù chỉ là những bước nhỏ, cũng sẽ truyền vào trẻ nguồn năng lượng tích cực, thêm tin tưởng và vươn lên. Khi trẻ cảm thấy được an toàn, yêu thương và tin tưởng, sẽ sẵn sàng chia sẻ những vấn đề của mình một cách cởi mở, thay vì phải che giấu hay phản ứng bằng cảm xúc.
Nuôi dưỡng tình yêu thương, sự tin tưởng và những phẩm chất tích cực là điều nên làm. Đây không chỉ là những món quà quý giá nhất mà bố mẹ có thể trao tặng cho con, mà còn là nền tảng vững chắc để trẻ lớn lên thành những con người tử tế, hạnh phúc và thành công.