Muốn nuôi dạy một đứa trẻ ngoan, hiểu và yêu thương bản thân mình, bố mẹ có thể tham khảo 4 quy tắc tâm lý này.
Nhiều bậc phụ huynh bối rối không biết làm thế nào để giúp con hình thành thói quen tốt trong kỳ nghỉ hè.
Vì vậy, các chuyên gia gợi ý những quy tắc nuôi dạy con, bao gồm nhiều khía cạnh như cảm giác an toàn, quản lý học tập và sức khỏe cảm xúc của trẻ. Chúng có thể giúp bố mẹ mở khóa quy tắc phát triển, nuôi dạy trẻ vui vẻ, tự tin và có tính kỷ luật.
Trao cho trẻ một cuộc sống an toàn
Trên thực tế, cảm giác an toàn trẻ được hình thành nhờ sự “phản ứng kịp thời” của bố mẹ.
Khi trẻ còn rất nhỏ, chỉ có thể đánh giá liệu mình có nhận được đủ tình yêu thương từ phản ứng của những người xung quanh hay không.
Khi cảm thấy đủ an toàn, có thể giải phóng năng lượng để làm nhiều việc hơn.
Nếu bố mẹ làm tốt bốn điều này, cảm giác an toàn sẽ theo con suốt cuộc đời.
Sự ổn định của người chăm sóc và môi trường phát triển
Nếu trẻ còn khá nhỏ, hãy cố gắng tìm một người chăm sóc cố định, tốt nhất là chính bố mẹ và không thay đổi người chăm sóc thường xuyên.
Sự quan tâm về mặt cảm xúc của người chăm sóc
Khi giao tiếp với con, hãy chú ý đến ngôn ngữ cơ thể. Đừng nói chuyện với người khác hoặc nghịch điện thoại di động. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy bị phớt lờ.
Khi nói "Chúc ngủ ngon", có thể thêm "Mẹ yêu con".
Tình thương của ố mẹ sẽ gieo vào lòng con những hạt giống “ổn định”.
Mối quan hệ vợ chồng ổn định, hài hòa
Nếu trẻ cảm nhận được những cảm xúc tiêu cực của bố mẹ trong một thời gian dài, sẽ cảm thấy bất an:
Tin rằng thế giới đầy rẫy bất ổn và mọi thứ sẽ diễn biến theo chiều hướng tệ.
Khi trẻ cảm thấy đằng sau mình có sự ổn định, an toàn và hài hòa thì đủ can đảm để thực sự bước vào thế giới rộng lớn hơn.
Xử lý vấn đề tình cảm đúng cách
Dù trẻ có khóc hay tỏ ra dễ bị tổn thương thì bố mẹ cũng không nên đẩy con ra xa. Khi trẻ còn nhỏ, chỉ cần lo lắng, trẻ sẽ cáu kỉnh và khóc.
Mẹ cần giúp con bình tĩnh: Bế con lên, an ủi, giúp con thư giãn, bhỏi thăm kỹ lưỡng cảm xúc hiện tại của con.
Người bố dành thời gian chăm sóc con
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy: Nếu các ông bố dành nhiều thời gian trò chuyện, đọc sách thì trẻ hiếm khi mắc các vấn đề về hành vi lệch lạc.
Nhờ sự hướng dẫn của bố, trẻ bắt đầu quan tâm đến thế giới xung quanh, có được sự tự tin, phát triển khả năng sáng tạo và khám phá bên ngoài.
Bố chơi cùng con để kích thích tiềm năng trí não
Ý thức về sức mạnh, không gian và khả năng chơi của người bố phù hợp hơn khi đồng hành cùng con trong thể thao.
Trẻ biết “chơi” có khả năng đổi mới tốt hơn. Trẻ lớn lên trong trạng thái “chơi ngoan” không rụt rè và tràn đầy năng lượng.
Sự có mặt của bố giúp con và mẹ tách biệt về mặt tâm lý
Hầu hết trẻ em đều gần gũi với mẹ hơn, và sự có mặt của bố giúp trẻ thoát khỏi mối quan hệ nhị nguyên, tạo chỗ dựa cho sự phát triển bên ngoài, hình thành nhân cách độc lập và hoàn chỉnh.
Bố giúp con khám phá bên ngoài một cách lành mạnh hơn
Lý trí và logic của nam giới hướng tới trật tự, đồng thời sự uy nghiêm và ý thức về trật tự do nam giới đại diện có thể dễ dàng giúp trẻ thiết lập các quy tắc khác nhau.
Vì vậy, sự can thiệp của bố có thể giúp trẻ khám phá bên ngoài một cách lành mạnh và hợp lý hơn.
Cùng nhau tạo ra các quy tắc phù hợp
Nuôi dạy trẻ cũng giống như dắt một con ốc sên đi dạo, đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn.
Sự lo lắng quá mức, thúc giục sẽ chỉ làm gián đoạn nhịp độ phát triển của trẻ. Bố mẹ thông minh có đủ can đảm để cùng con “chậm lại”.
Lập thời gian biểu cho con
Sử dụng các công cụ như đồng hồ báo thức và đồng hồ đeo tay để "hình dung" thời gian , chẳng hạn như khi nào thức dậy, khi nào ăn, khi nào chơi đồ chơi và khi nào nên đọc sách, để nâng cao mục đích làm việc và cố gắng đảm bảo thói quen thường xuyên.
Hãy để con trải nghiệm những hậu quả tự nhiên của việc lười biếng
Khi trẻ mất cơ hội làm điều gì đó vì lười biếng, trẻ tự nhiên sẽ hiểu rằng mình nên tăng tốc độ.
Tận dụng “giai đoạn nhạy cảm với trật tự” để hình thành thói quen tốt
Hướng dẫn trẻ cất đồ chơi về vị trí ban đầu và xếp những đồ vật đã sử dụng vào từng loại. Sử dụng nhu cầu khắt khe để hình thành những thói quen tốt cho trẻ.
Giao nhiệm vụ cho trẻ đơn giản, rõ ràng
Vì trí nhớ và khả năng hiểu biết của trẻ còn kém, nên khi đưa ra một loạt chỉ dẫn như “lau bàn, đóng cặp, xỏ giày và nhanh chóng ra ngoài”, phản ứng đầu tiên của trẻ không phải là “Con muốn nhanh lên", mà là "Con nên làm gì đây?" Vì vậy, các hướng dẫn phải được thực hiện rõ ràng.
Hãy nói 4 câu này khi con có nhu cầu kết bạn
Kết bạn là một chủ đề rất quan trọng trong cuộc sống của trẻ, sẽ học cách yêu quý bản thân và tôn trọng người khác trong cuộc sống nhóm.
Một số trẻ sẽ gặp phải những trở ngại trong quá trình kết bạn, chẳng hạn như sợ người khác không chơi cùng mình hoặc thỏa hiệp quá mức trong các mối quan hệ. Đây là lúc hành động của bố mẹ sẽ bị thử thách.
Nếu trẻ cảm thấy bị đối xử bất công, hãy dạy trẻ cách lựa chọn
Nói với trẻ: "Con có thể chọn bạn bè của mình."
Nếu mối quan hệ không công bằng: "Tình bạn là con đường hai chiều. Người khác có quyền không chơi và con cũng có quyền từ chối."
Nếu trẻ không muốn ra ngoài và kết bạn, cần xác định xem trẻ có bị cô lậphay không
Đánh giá xem trẻ có thiếu các kỹ năng xã hội phù hợp hay không. Nếu trẻ bị cô lập, bố mẹ nên nói rõ với trẻ:
"Nếu ai đó cố tình cô lập con, dù lý do gì thì mẹ vẫn sẽ luôn ở bên cạnh con".
Dạy con tính chủ động
Tạo cho trẻ nhiều cơ hội để tham gia vào các hoạt động nhóm. Nếu có thể, hãy mời bạn bè của trẻ đến nhà hoặc khuyến khích tham dự một bữa tiệc và nói với rằng:
“Nếu thích một người bạn, hãy mạnh dạn mời người đó đến nhà mình chơi”.
Hãy nói với trẻ rằng, bằng cách củng cố bản thân, mới có được tình bạn tốt
Người có điểm 50 khó có thể làm bạn với người có điểm 90. Hãy nhớ nói trẻ rằng: “Chỉ bằng cách làm giàu cho bản thân, con có thể thực sự thu hút được người khác.”