Có 3 điều quan trọng bố mẹ cần lưu ý khi con học trường mẫu giáo, tạo nền tảng tốt giúp trẻ học tốt hơn ở các bậc tiếp theo.
Hồng Lan, chuyên gia khoa học về não bộ tại Trung Quốc, nhận thấy trẻ tiểu học chưa có khái niệm quản lý thời gian nên chây ì trong việc tập. Nếu không được rèn luyện khả năng tư duy trẻ sẽ khó nắm vững kiến thức về từ ngữ sẽ ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu và chặng đường học tập về sau.
Các chuyên gia khoa học về não bộ phát hiện muốn con đạt điểm cao sau tiểu học, bố phải hết sức lưu ý 3 điều cần dạy con ở giai đoạn mẫu giáo.
Cải thiện khả năng quản lý thời gian của trẻ
Chuyên gia Hồng Lan cho biết, hầu hết những đứa trẻ mới bắt đầu đi học không cảm thấy rằng bài tập về nhà là thứ cần phải hoàn thành nhanh chóng.
Vì vậy, bố mẹ cần trau dồi cho con khái niệm về thời gian khi con đi học mẫu giáo, để trẻ tự sắp xếp thời gian sau giờ học một cách chính xác, không để xảy ra tình trạng học sinh bước vào trường tiểu học làm bài tập về nhà lúc nửa đêm.
Trẻ có kỹ năng này sẽ biết cách phân bổ, sắp xếp thời gian hợp lý, đồng thời dễ dàng ứng phó với những áp lực công việc sau này. Tuy nhiên việc dạy kỹ năng quản lý thời gian cho trẻ không hề đơn giản, bố mẹ cần phải có cách dạy đúng đắn để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cụ thể, trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể bắt đầu tiếp xúc và học kỹ năng quản lý thời gian với nhiều hoạt động thú vị. Đồng hồ chính là vật dụng thể hiện thời gian rõ ràng nhất. Vì vậy, dạy con xem đồng hồ là cách dạy kỹ năng quản lý thời gian cho trẻ dễ hiểu nhất ba mẹ nên áp dụng.
Ngoài đồng hồ treo tường trong nhà, bố mẹ có thể chuẩn bị cho con chiếc đồng hồ để bàn hay một chiếc đồng hồ đeo tay phù hợp.
Mẫu giáo là giai đoạn quan trọng, cần tạo nền tảng vững chắc giúp trẻ học tốt hơn ở các bậc tiếp theo.
Khi biết cách xem đồng hồ, trẻ sẽ hiểu được các khái niệm và giá trị của thời gian. Chẳng hạn trẻ hình dung được 1 tiếng là bao lâu, từ đó trẻ tự sắp xếp công việc cá nhân phù hợp với thời gian mình có được.
Hãy dạy con sắp xếp tất cả các công việc cụ thể cần làm, đặc biệt là việc nào nên làm trước, việc nào nên làm sau. Chẳng hạn như hôm nay trẻ sẽ tập vẽ tranh, ngày mai đến giờ tập đọc, tập viết... như vậy trẻ sẽ có sự định hướng rõ ràng, cũng như bắt đầu công việc thật thuận lợi và hiệu quả.
Trẻ nhỏ thường thích nghe kể chuyện, bố mẹ hãy tận dụng sở thích này để dạy con kỹ năng quản lý thời gian qua những câu chuyện. Hơn nữa, việc đọc truyện cho bé nghe hàng ngày cũng có tác dụng giúp trẻ thư giãn, giải trí, mở rộng kiến thức và khả năng ngôn ngữ của mình.
Một số câu chuyện thú vị quen thuộc có chủ đề về thời gian ba mẹ có thể kể cho con như "Có công mài sắt, có ngày nên kim", "Rùa và thỏ"...
Rèn luyện năng lực tư duy
Trẻ nhỏ chưa được rèn luyện năng lực tư duy nên khi trả lời câu hỏi còn hạn chế, thậm chí không tìm ra được cách giải. Sau khi lên tiểu học, nếu cô giáo dạy một câu hỏi, nhiều trẻ thường chỉ biết trả lời theo lối mòn, thiếu sự liên tưởng.
Ngược lại, những đứa trẻ được rèn luyện tư duy sớm có thể trả lời các loại câu hỏi liên quan và nhận ra khả năng rút ra suy luận về các trường hợp khác. Vì vậy, việc rèn luyện năng lực tư duy cho trẻ là điều cần thiết, nền tảng quan trọng cho việc học tập lên các cấp bậc cao hơn.
Ở trẻ mầm non bố mẹ có thể phát triển tư duy phân tích cho trẻ qua các bài tập giải đố, hãy nghĩ ra những câu đố đơn giản để hỏi con. Qua đó, trẻ sẽ học được cách phân tích thông tin một cách logic và khoa học nhất. Vừa là trò chơi bổ ích, vừa giúp con có thể chủ động rèn luyện trí não.
Bố mẹ cũng có thể thường xuyên hỏi con về những đồ vật xung quanh con. Ví dụ "món đồ chơi này của con đẹp quá, nó có màu gì thế”. Thông thường, trẻ sẽ ghi nhớ tốt những việc lặp đi lặp lại nhiều lần, lâu dần não bộ của trẻ sẽ hình thành phản xạ ghi nhớ .
Hãy cho bé học vẽ, âm nhạc, hát múa… để trẻ tăng khả năng nhận biết, miêu tả tốt do thường xuyên tiếp xúc với màu sắc, hình ảnh... Theo cách này có thể kích thích, khơi gợi những cảm nhận, cảm xúc về cuộc sống đầu tiên cho con trẻ, giúp trẻ biết chia sẻ và gắn kết yêu thương, hình thành khả năng tư duy sáng tạo tốt hơn.
Ở trẻ mầm non bố mẹ có thể phát triển tư duy phân tích cho trẻ qua các bài tập giải đố, trò chơi thông minh.
Nâng cao khả năng đọc và viết của trẻ
Khi bé còn học mẫu giáo, lượng kiến thức còn quá ít, sau khi vào tiểu học, tiến độ giảng dạy của giáo viên nhanh, nhiều trẻ chưa nắm vững từ mới lạ phải tiếp nhận thêm kiến thức khác sẽ vô tình tạo áp lực học tập cho con.
Đồng thời, trẻ không biết chữ không thể hoàn thành bài tập về nhà một cách độc lập. Vì vậy, nếu có thời gian hãy rèn cho con biết một số chữ cơ bản, dạy trẻ có hứng thú với đọc sách.
Ở mẫu giáo, con sẽ được các cô dạy chữ cái. Bé mẫu giáo lớn có thể biết đọc một số chữ. Một số bé còn có thể ghép được chữ để tạo thành một vài từ đơn giản.
Để giúp con, bố mẹ có thể dán các chữ cái xung quanh nhà hoặc dùng chữ có nam châm để dính lên tủ lạnh. Ngoài ra bố mẹ có thể dùng các thẻ chữ cái để giúp con quen mặt chữ. Đây là những bài tập tốt để phát triển tư duy cho trẻ mầm non.
Hiện nay có rất nhiều bài hát về bảng chữ cái, bố mẹ có thể cho bé nghe thường xuyên hoặc hát cùng con. Âm nhạc giúp con thích thú và ghi nhớ dễ dàng hơn. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tập trung lắng nghe khi con hỏi hay tâm sự. Trò chuyện nhiều và đọc sách cùng con mỗi ngày để nuôi dưỡng tình yêu của trẻ đối với ngôn ngữ.
Mỗi cuốn sách sẽ có chủ đề, nội dung, cách diễn đạt khác nhau, giúp trẻ có cơ hội được tiếp thu với nhiều cách diễn đạt, từ vựng,… Từ đó, vốn ngôn ngữ của con dồi dào hơn.
Nếu có thời gian hãy rèn cho con biết một số chữ cơ bản, dạy trẻ có hứng thú với đọc sách.