Trong quá trình nuôi dưỡng, bố mẹ có thể mắc phải một số sai lầm, vô tình khiến trẻ chậm tăng chiều cao.
Chiều cao là một vấn đề quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài, chiều cao còn là chỉ số phản ánh sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng.
Tuy nhiên, không ít bậc bố mẹ vẫn mắc phải những sai lầm trong cách nuôi dưỡng, khiến con không đạt được chiều cao lý tưởng.
Chế độ ăn hàng ngày thiếu cân đối về dinh dưỡng
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến chiều cao trẻ bị ảnh hưởng chính là chế độ ăn uống không hợp lý. Nhiều bà mẹ còn mắc phải sai lầm cung cấp chất dinh dưỡng không đầy đủ cho trẻ, đặc biệt là protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Ví dụ, một số mẹ thường thiên về các món ăn giàu tinh bột như cơm, bánh mì, khoai mà thiếu các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, đậu, sữa... Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt protein, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tăng trưởng.
Chế độ ăn hàng ngày thiếu cân đối về dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, việc lạm dụng quá nhiều các loại thức ăn nhanh, các món ăn chế biến sẵn cũng là một trong những tác nhân khiến chiều cao trẻ bị ức chế. Những thực phẩm này thường chứa hàm lượng chất béo, muối, đường cao, đồng thời thiếu vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển.
Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ như protein, sắt, kẽm,... đặc biệt là "bộ ba" canxi, vitamin D3, K2...
Nếu canxi giúp xây dựng xương và răng chắc khỏe, thì vitamin D3 thì góp phần hấp thu canxi hiệu quả. Trong khi đó, vitamin K2 lại có tác dụng phân bổ canxi đến đúng nơi cần thiết trong cơ thể, tránh tích lũy ở các mô không mong muốn. Nhờ đó, trẻ sẽ phát triển thể chất dẻo dai và miễn dịch tốt.
Ngoài ra, thực đơn ăn uống của trẻ nên đa dạng, cân bằng giữa các nhóm thực phẩm, tránh lạm dụng đồ ăn nhanh.
Thường để trẻ chơi ở nhà, ít vận động ngoài trời
Ngoài chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể chất cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ. Nhiều bậc bố mẹ lại coi nhẹ vai trò của vận động, khiến trẻ ít có cơ hội tập luyện.
Trẻ em cần được tham gia các hoạt động thể chất phù hợp như chơi đùa, vận động nhẹ nhàng, thể dục buổi sáng... Điều này không chỉ giúp các cơ bắp và xương phát triển tốt mà còn kích thích hoạt động của các tuyến nội tiết, thúc đẩy quá trình tăng trưởng.
Ngoài ra, việc trẻ quá ít vận động, thường xuyên ngồi nhà chơi game, xem TV cũng là một trong những nguyên nhân khiến chiều cao bị ảnh hưởng. Trẻ cần được khuyến khích tham gia các hoạt động ngoài trời, vận động nhẹ nhàng ít nhất 30-60 phút mỗi ngày để cơ thể phát triển tốt hơn.
Thường để trẻ chơi ở nhà, ít vận động ngoài trời.
Trẻ thức khuya, thiếu ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự tiết ra của hormone tăng trưởng ở trẻ.
Trong giai đoạn phát triển và lớn lên, trẻ cần một lượng hormone tăng trưởng đầy đủ để cơ thể có thể phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng và tổng thể các chỉ số sinh lý.
Nghiên cứu cho thấy, trẻ em cần khoảng 9-11 tiếng ngủ mỗi đêm để đạt được lượng hormone tăng trưởng cần thiết.
Tuy nhiên, nhiều bà mẹ lại chưa nhận thức được tầm quan trọng của giấc ngủ, nên thường cho trẻ ngủ không đủ giấc hoặc thức khuya quá muộn. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng, có thể gây ra các vấn đề về tâm lý và hành vi như mất tập trung, kích động, thay đổi tính khí.
Ngoài ra, việc ăn uống không đều đặn, bỏ bữa, ăn vặt quá nhiều cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ. Bữa ăn thiếu tính điều độ, không đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cần thiết sẽ khiến trẻ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.
Vì vậy, mẹ cần đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đủ giấc và ăn uống đều đặn, đủ bữa mỗi ngày để hỗ trợ tối đa quá trình tăng trưởng chiều cao.
Trẻ thức khuya, thiếu ngủ.
Không thường xuyên đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe
Việc theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ thông qua các lần khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ lại chủ quan, không quan tâm đến việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho con.
Nếu để lâu, các vấn đề về sức khỏe của trẻ có thể chưa được phát hiện kịp thời, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tăng trưởng chiều cao. Ví dụ như tình trạng thiếu hụt vitamin, khoáng chất, các bệnh lý về tuyến giáp, bệnh tim mạch...
Chính vì vậy, mẹ cần đưa con đi khám sức khỏe định kỳ, từ đó có kế hoạch chăm sóc và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, cần lưu ý theo dõi sát sao sự thay đổi về cân nặng, chiều cao của trẻ qua từng lần khám để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề.
Bố mẹ cần đưa con đi khám sức khỏe định kỳ.
Quá lo lắng về vấn đề chiều cao của con
Không ít bậc phụ huynh hiện nay vô tình tạo ra áp lực về chiều cao đối, bởi quá lo lắng, đặt ra mục tiêu chiều cao quá cao so với khả năng của trẻ, khiến con thường xuyên cảm thấy bị đẩy ép, áp lực.
Áp lực này gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của trẻ, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tăng trưởng chiều cao. Trẻ sẽ cảm thấy bế tắc, mất động lực, từ đó không thể phát triển chiều cao tối ưu.
Thay vào đó, mẹ nên tạo môi trường ủng hộ, khuyến khích trẻ tự tin vào bản thân. Quan trọng hơn, mẹ cần thường xuyên đánh giá khả năng, tiềm năng của con để đưa ra mục tiêu phù hợp, tránh gây áp lực quá mức.
Trên đây là những lỗi sai thường gặp của mẹ khiến chiều cao của con không đạt được như mong muốn. Với những thông tin trên sẽ giúp các bậc phụ huynh nhận thức rõ hơn về vai trò của chế độ dinh dưỡng, tập luyện, nghỉ ngơi cũng như các yếu tố khác để hỗ trợ tối đa sự phát triển chiều cao của trẻ.
Nuvi Grow với công thức Nuvi Power chứa bộ ba dưỡng chất vàng Canxi, Vitamin K2 và D3, được nghiên cứu bởi Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển – NNRIS giúp kích hoạt và tối ưu tiềm năng cao lớn, thông minh của trẻ: Canxi giúp xương chắc khoẻ; Vitamin D3 giúp hấp thụ canxi từ thực phẩm vào máu; Vitamin K2 giúp chuyển Canxi vào xương. Nuvi Grow còn chứa DHA, Lutein, Taurin giúp bé phát triển trí não; tăng cường khả năng ghi nhớ, học hỏi. 3 ly Nuvi Grow mỗi ngày, bé tự tin cao lớn, thông minh. |