Đôi khi việc trẻ không nghe lời có thể do những nguyên nhân khác nhau, bố mẹ nên có phương pháp giúp trẻ điều chỉnh kịp thời.
Trong cuộc sống, rất nhiều bậc bố mẹ cũng gặp phải vấn đề trẻ nổi loạn, khi được hơn 2 tuổi, trẻ bắt đầu trở nên rất ngỗ ngược, khó dạy bảo hơn.
Nhưng trên thực tế, ở độ tuổi này, trẻ mới đang ở giai đoạn phát triển nhận thức về bản thân, được xem là giai đoạn nổi loạn đầu tiên, trẻ thường bộc lộ hành vi chống đối ở giai đoạn này, rất thích đánh lại người lớn.
Tuy nhiên, bố mẹ cần hiểu rằng sự “chống đối” của trẻ trong nhiều trường hợp khác với sự nổi loạn. Đôi khi việc trẻ “không nghe lời” có thể do những nguyên nhân khác.
Sự tự nhận thức của trẻ dần xuất hiện
Khi một đứa trẻ mới sinh ra, sự tự nhận thức là không đáng kể và về cơ bản có thể nói rằng trẻ không có sự tự nhận thức.
Tuy nhiên, khi đứa trẻ tiếp tục lớn lên, sự tự nhận thức của trẻ sẽ tiếp tục nảy mầm và củng cố, khi sự tự nhận thức đạt đến một giai đoạn nhất định, các vấn đề khác nhau dựa trên sự tự xây dựng có thể xuất hiện.
Ví dụ, trẻ bắt đầu quan tâm đến ý kiến và quan điểm của mình, có chính kiến riêng, bắt đầu cảm nhận được điều gì đúng điều gì sai, hình thành những cảm xúc độc lập,...
Khi trẻ ở giai đoạn này, hệ thống kiến thức hỗ trợ ý thức độc lập của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ có thể dựa nhiều hơn vào cảm tính để tự xây dựng, điều này sẽ khiến trẻ đưa ra một số lời nói và hành vi có vẻ nổi loạn.
Nhưng thực đây chất chỉ là do sự tự nhận thức của trẻ đã nảy mầm, chứ không phải bản chất trẻ rất chống đối bố mẹ.
Trẻ phát hiện ra rằng bố mẹ không tin tưởng mình
Lòng tin là yếu tố quan trọng kết nối con cái và bố mẹ, nếu bên nào khiến bên kia cảm thấy mất lòng tin thì mối quan hệ sẽ bị lung lay. Nói cách khác, khi một đứa trẻ phát hiện ra rằng bố mẹ không tin tưởng vào mình, đứa trẻ cũng sẽ đối xử với bố mẹ bằng sự ngờ vực.
Mất lòng tin ở con gần như là vấn đề chung của hầu hết các bậc bố mẹ. Điều này không có nghĩa là bố mẹ không yêu thương, tin tưởng vào tính cách của con, mà thường là chưa tin tưởng vào khả năng của con mình.
Ví dụ, trẻ đã có khả năng làm việc nhà, nhưng trong lòng bố mẹ luôn cảm thấy con không đủ khả năng để làm tốt việc nhà, hoặc hoàn toàn không biết làm việc nhà, do đó biểu hiện "Mẹ không cần con làm việc nhà" với trẻ." Điều này có thể khiến đứa trẻ thất vọng.
Sau đó, trẻ sẽ “trả thù” bố mẹ bằng chính cách đó, tức là làm bố mẹ mất lòng tin. Về phương pháp lựa chọn, trẻ em thường sẽ làm ngược lại điều mình mong muốn để thu hút sự chú ý của bố mẹ, bởi vì phương pháp này trực tiếp và bố mẹ dễ dàng nhận ra hơn.
Nhưng thực tế, không nhiều bố mẹ nhận ra rằng việc con chống lại mình chính là để chiếm được lòng tin của bố mẹ.
Trẻ không muốn bị bố mẹ kiểm soát
Sau khi sự tự nhận thức của trẻ nảy mầm, trẻ sẽ nhận ra rằng mình là một cá thể độc lập, có sở thích, thói quen riêng,... Và do đó sẽ phản kháng mạnh mẽ trước sự “kiểm soát” từ bố mẹ.
Trẻ em rõ ràng là không thích cảm giác này, vì vậy để khiến mình được "tự do", trẻ sẽ tỏ ra chống đối bố mẹ nhiều hơn.
Các chuyên gia khuyên rằng, khi trẻ ở giai đoạn đầu “nổi loạn”, bố mẹ không nên thể hiện thái độ quá nghiêm khắc, quan trọng là tìm đúng phương pháp để điều chỉnh, giúp con sửa đổi theo hướng tích cực.
Không cố gắng ngăn chặn hành vi của con
Hạn chế phủ nhận suy nghĩ của trẻ
Đừng tìm mọi cách khám phá những bí mật của con
Tôn trọng ý thức chủ quan của trẻ
Hướng dẫn trẻ trải nghiệm "nguy hiểm"