Nhiều đứa trẻ cũng thường không quan tâm đến cảm nhận, nhu cầu và mong muốn của người khác.
Trong quá trình trưởng thành, tính cách của trẻ sẽ dần bộc lộ. Ví dụ, những đứa trẻ có tính cách ngang bướng thường thể hiện sự thiếu tôn trọng, biểu hiện bất mãn, hay thái độ phản kháng đối với bố mẹ hoặc người chăm sóc.
Nhiều đứa trẻ cũng thường không quan tâm đến cảm nhận, nhu cầu và mong muốn của người khác, ngang nhiên thể hiện sự không hài lòng của mình.
Theo các chuyên gia, nếu bố mẹ không can thiệp và hướng dẫn đúng cách, những hành vi như vậy có thể hình thành nên đứa trẻ không hiếu thuận.
3 biểu hiện thường thấy ở đứa trẻ không hiếu thuận
Trẻ ích kỷ, thích ăn một mình
Trẻ nhỏ không thích nhường những thứ mình yêu thích như thức ăn, đồ chơi, quần áo... là điều bình thường. Nhiều phụ huynh cho rằng đó là sự thông minh, rằng trẻ biết giữ lại những điều tốt cho mình.
Nhưng nếu suy nghĩ kỹ hơn, việc quan tâm đến người thân chỉ khi tính toán được lợi ích riêng, trong một số trường hợp trẻ có xu hướng tập trung vào nhu cầu cá nhân của mình mà phớt lờ cách giáo dục của bố mẹ, đây có thể là dấu hiệu sớm ở đứa trẻ không hiếu thuận.
Nếu trẻ có những hành động phản đối, không vâng lời cố tình gây khó khăn và phiền toái, lúc này bố mẹ cần tìm cách giúp trẻ hiểu rằng hành động của mình gây tổn thương đến cảm xúc của người khác.
Nhiều đứa trẻ thể hiện tính cách ương bướng, không nghe lời từ nhỏ.
Trẻ hay cãi lời bố mẹ, bất kính với người lớn tuổi
Nhiều đứa trẻ bất hiếu thường có hành động không tôn trọng, không quan tâm đến cảm xúc của người lớn, và không tuân thủ các quy tắc. Điều này có thể gây tổn thương đến cảm xúc của người lớn và gây mất cân bằng trong mối quan hệ gia đình.
Việc trẻ bất kính với người lớn tuổi có thể gây ra căng thẳng và mâu thuẫn trong mối quan hệ gia đình, làm giảm sự hòa hợp và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Đồng thời, có thể gây ra stress, lo âu, trầm cảm và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý ở người lớn tuổi.
Trẻ em thường trốn tránh trách nhiệm khi phạm lỗi
Một số trẻ có thói quen trốn tránh trách nhiệm và thường lấy lý do vô căn cứ để né tránh hậu quả khi làm sai. Ví dụ, khi trẻ vừa làm đổ thức ăn xuống sàn, nếu hỏi trẻ "Ai đã làm việc này?" thì trẻ thường sẽ trả lời ngay là "Là bố/anh/chị/em làm đấy!"
Tuy nhiên, trách nhiệm là điều không thể tránh khỏi. Ai cũng phải chịu trách nhiệm với bổn phận của mình, bao gồm việc học hành, công việc và phụng dưỡng bố mẹ khi về già. Nếu con cái được nuôi dạy để trốn tránh trách nhiệm từ nhỏ thì khi lớn lên sẽ khó thành đạt và hiếu thuận.
Vì vậy, nếu trẻ có hành vi không đúng, bố mẹ nên kịp thời hướng dẫn con sửa đổi và trách nhiệm với hành động của mình.
Nếu trẻ có hành vi không đúng, bố mẹ nên kịp thời hướng dẫn con sửa đổi và trách nhiệm với hành động của mình.
Vậy bố mẹ nên làm gì để sửa đổi tính xâu cho con?
Kông nên nuông chiều quá mức, hãy giáo dục con ý thức phép tắc
Có câu "Quốc có quốc pháp, gia có gia quy", điều này cho thấy dù là trẻ em hay người lớn khi sống trong xã hội phải tuân thủ những quy tắc để giới hạn lời nói và hành động của mình.
Bố mẹ nên giúp đỡ con cái mình hiểu và tuân thủ các quy tắc và giá trị gia đình. Việc chiều chuộng con quá mức có thể dẫn đến việc trẻ không biết trân trọng và cảm kích những điều đó, và dẫn đến hậu quả tiêu cực trong tương lai.
Để giúp trẻ phát triển một cách tích cực, khi trẻ có hành động không đúng hoặc xúc phạm người khác, bố mẹ nên truyền đạt rằng hành động của mình là không đúng và nhận trừng phạt phù hợp.
Nếu trẻ vi phạm trật tự công cộng, trẻ cần được hướng dẫn và ngăn chặn kịp thời để tránh hình thành thói quen xấu. Bố mẹ cũng nên tạo một môi trường gia đình yêu thương và đầy nhiệt tình để giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội và trở thành một thành viên tích cực của gia đình và xã hội.
Bố mẹ nên giúp đỡ con cái mình hiểu và tuân thủ các quy tắc và hiểu giá trị gia đình.
Dạy con cái biết quan tâm, kính già yêu trẻ
Việc nuôi dạy đứa trẻ chu đáo, biết yêu thương từ nhỏ là rất quan trọng để con phát triển tình cảm hiếu thảo và quan tâm đến những người xung quanh.
Khi bố mẹ bị ốm đau, trẻ sẽ tự giác chăm sóc và giúp đỡ để giảm bớt gánh nặng. Khi bạn bè hoặc người thân cần, trẻ cũng sẵn sàng giúp đỡ. Bên cạnh đó, còn giúp trẻ phát triển những phẩm chất tốt như lòng nhân ái, tình cảm kính già yêu trẻ, quan tâm đến cộng đồng xung quanh.
Để nuôi dạy đứa trẻ như vậy, bố mẹ nên bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt hàng ngày. Ví dụ như dạy cho con cách giữ vệ sinh cá nhân, cách sắp xếp đồ đạc, cách giữ gìn môi trường sạch đẹp, tôn trọng người khác, biết lắng nghe, chia sẻ, đóng góp cho cộng đồng. Những điều này sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện và trở thành những người có ích cho xã hội.
Khi con được nuôi dạy chu đáo, trẻ cũng sẽ trở nên rất hiếu thảo với bốmẹ và tôn trọng những giá trị gia đình. Việc này sẽ tạo ra một môi trường gia đình hạnh phúc và ấm áp, nơi mà tình cảm và sự quan tâm đến nhau được lan tỏa và duy trì mãi mãi.
Rèn luyện tính tự lập, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho trẻ
Nhiều phụ huynh vì yêu thương mà quá cưng chiều, không muốn con phải đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu đứa trẻ quá phụ thuộc vào bố mẹ, thì rất khó trưởng thành và biết ơn.
Các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ nên rèn luyện tính tự lập cho trẻ ngay từ nhỏ, để con có khả năng sống độc lập và chịu trách nhiệm với gia đình. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển năng lực và tự tin hơn trong cuộc sống, mà còn học hỏi các kỹ năng quan trọng như quản lý thời gian và giải quyết vấn đề.
Đứa trẻ là một thành viên quan trọng trong gia đình, vì vậy tinh thần trách nhiệm sẽ giúp năng lực của trẻ ngày càng mạnh mẽ, phát triển những phẩm chất tốt như sự độc lập, sự tự tin.
Việc nuôi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp để con trở thành người có ích cho xã hội, góp phần tạo ra một môi trường gia đình hạnh phúc và bền vững.
Việc nuôi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp để con trở thành người có ích cho xã hội.