Anh trai 7 tuổi làm vỡ bình rượu quý nhưng lại đổ lỗi cho em gái, cách xử lý cao tay của ông bố khiến nhiều người nể phục

Kiều Trang - Ngày 12/06/2023 09:18 AM (GMT+7)

Theo chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi, hay đổ lỗi cho người khác khi bản thân làm sai là một đức tính xấu mà trẻ cần được bố mẹ giáo dục ngay từ khi còn nhỏ.

Anh trai 7 tuổi làm vỡ bình rượu quý nhưng lại đổ lỗi cho em gái, cách xử lý cao tay của ông bố khiến nhiều người nể phục - 1

Trẻ nhỏ nghịch ngợm là điều rất bình thường. Trong những trò nghịch ngợm đó, đôi lúc đứa trẻ sẽ gây ra lỗi và để lại hậu quả. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng hiểu chuyện, ngoan ngoãn mà thành thật nhận lỗi với bố mẹ để xin được tha thứ. Có nhiều nguyên nhân khiến một số trẻ nhỏ hình thành tính cách hay đổ lỗi cho người khác khi bản thân đứa trẻ làm sai, và đây là một đức tính không tốt cần được bố mẹ uốn nắn cho trẻ càng sớm càng tốt.

Hiểu Minh 7 tuổi (Trung Quốc) là một cậu bé hoạt bát, nhưng cũng khá nghịch ngợm và luôn tò mò với mọi thứ. Một ngày nọ, khi Hiểu Minh đang chơi trò rượt đuổi với cô em gái 3 tuổi trong nhà, cậu bé đã vô tình va phải và làm bể bình rượu quý của người bố đang được đặt trên chiếc kệ gỗ ở phòng khách, giá trị lên đến 10 triệu đồng.

Bình rượu quý giá của bố bị vỡ tan tành vì trò nghịch ngợm của Hiểu Minh (Ảnh minh hoạ).

Bình rượu quý giá của bố bị vỡ tan tành vì trò nghịch ngợm của Hiểu Minh (Ảnh minh hoạ).

Lúc này, Hiểu Minh và cả em gái đều vô cùng hoảng sợ và không biết phải làm gì? Vì biết rõ rằng bố mình sẽ rất giận dữ khi biết được điều này, vậy nên Hiểu Minh đã quyết định đổ lỗi cho cô em gái chỉ mới 3 tuổi của mình - bé Miu, người mà cậu bé cho rằng còn nhỏ chưa biết gì nên bố chắc chắn sẽ không trách phạt.

Tuy nhiên, sau khi nghe tiếng choảng lớn dưới phòng khách và từ trên lầu chạy xuống chứng kiến cảnh tượng trước mắt, phản ứng đầu tiên của người bố là hớt hãi hỏi thăm tình hình của các con xem 2 đứa trẻ có bị thương không, với một giọng điệu rất lo lắng, quan tâm "Ôi! làm sao thế này, các con của bố có ổn không?" 

Tại thời điểm đó, ông bố không hề lớn tiếng la mắng, hay chỉ chăm chăm quan tâm đến bình rượu quý của mình mà ngược lại, ông không hề đề cập đến thủ phạm gây ra lỗi. Nhưng vì quá sợ hãi nên cậu bé Hiểu Minh đã tỏ ra run rẩy, liên tục chỉ tay về phía cô em gái và nói là do cô bé làm.

Dù ông bố có thể nhận ra ngay là Hiểu Minh đang đổ lỗi cho em, nhưng anh không vạch tội mà nhẹ nhàng ôm lấy 2 con và trấn an rằng: "Bố sẽ không trách phạt đứa nào cả. Vì so với bình rượu đó thì các con mới là tài sản quý giá nhất của bố. Nhưng đối với bố, bố thích và càng yêu hơn những em bé ngoan, trung thực, biết nhận lỗi và sửa lỗi khi làm sai. Dĩ nhiên bố cũng sẽ luôn sẵn sàng tha thứ cho việc đó".   

Nghe những lời này từ ông bố, cậu bé Hiểu Minh dường như đã nhận ra rằng việc đổ lỗi cho người khác không phải là cách giải quyết vấn đề, và bản thân cậu cần phải đứng ra chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Vậy nên, Hiểu Minh đã quyết định mạnh dạn thú nhận việc làm sai của bản thân và xin lỗi bố.

Từ câu chuyện trên, chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi cũng có những lời chia sẻ trong cách giáo dục trẻ về vấn đề này. Theo đó, chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, sự thông cảm và giúp đỡ của người lớn có thể giúp trẻ nhỏ hiểu được lỗi lầm của mình và học cách xử lý vấn đề một cách hiệu quả, thay vì luôn đổ lỗi cho người khác. 

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Anh trai 7 tuổi làm vỡ bình rượu quý nhưng lại đổ lỗi cho em gái, cách xử lý cao tay của ông bố khiến nhiều người nể phục - 4

Thưa chuyên gia, đâu là nguyên nhân khiến trẻ hình thành tính cách hay đổ lỗi cho người khác khi bản thân làm sai? Độ tuổi nào thì hành vi đổ lỗi phát triển mạnh mẽ, vì sao?

Khi đứa trẻ nhận ra rằng, nếu nó làm sai thì sẽ bị phạt, nó sẽ đổ lỗi cho người khác để tránh bị phạt hoặc bị ba mẹ hết thương.

Hoặc trong một số trường hợp là vì ba mẹ hoặc ông bà có thói quen luôn đổ lỗi cho cái bàn, cái ghế, cái nền nhà hay bất cứ ai khác khi trẻ bị va vấp, té ngã, sau đó trẻ cũng nghĩ mọi thứ đều là lỗi ở người khác hay vật khác chứ không phải trẻ.

Đôi khi trẻ cũng học được từ người lớn, hoặc học từ các trẻ khác về việc không nhận trách nhiệm về mình mà đùn đẩy cho người khác. Điều này thể hiện khá sớm ở trẻ vì các con luôn rất tinh tế và học hỏi rất nhanh.

Anh trai 7 tuổi làm vỡ bình rượu quý nhưng lại đổ lỗi cho em gái, cách xử lý cao tay của ông bố khiến nhiều người nể phục - 5

Nếu bố mẹ không kịp thời can thiệp để giúp con sửa chữa thói quen đổ lỗi, điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển nhân cách, tâm lý và lối sống của trẻ?

Nhận ra sai lầm và khắc phục chính là cốt lõi của việc học tập và phát triển của trẻ. Khi nào trẻ còn từ chối nhận trách nhiệm về mình và luôn đổ lỗi cho những điều ở bên ngoài thì trẻ còn gặp khó khăn trong cuộc sống, đôi khi dẫn đến thất bại liên tục.

Điều này kéo dài ảnh hưởng đến sự tự đánh giá thấp về năng lực của bản thân, có thể hình thành sự thiếu tự tin nơi trẻ và ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh trẻ, cũng như sự đánh giá tiêu cực của người khác về trẻ.

Anh trai 7 tuổi làm vỡ bình rượu quý nhưng lại đổ lỗi cho em gái, cách xử lý cao tay của ông bố khiến nhiều người nể phục - 6

Chuyên gia đã gặp trường hợp đứa trẻ có hành vi đổ lỗi? Tại thời điểm đó đứa trẻ có biểu hiện như thế nào và bố mẹ nên giải quyết ra sao là phù hợp?

Thật sự không khó để bắt gặp một trường hợp đứa trẻ có hành vi đổ lỗi. Tôi có chứng kiến trường hợp một bé chơi ở trong khu vui chơi của trẻ con tại chung cư. Bé đã lỡ làm hư đồ chơi của bạn, nhưng vì sợ bị la nên đã nói rằng khi mình nhận được món đồ thì nó đã hư trước đó rồi. Bé đổ cho người mượn chơi trước đã làm hư món đồ chứ không phải mình.

Trong trường hợp đó, ba mẹ nên nghiêm túc nói chuyện với trẻ và khuyến khích con nói sự thật. Ba mẹ có thể nói: “Ba mẹ tin con là một đứa trẻ ngoan, và ba mẹ vẫn luôn yêu thương con nếu con có làm điều gì đó chưa tốt. Hơn nữa, trong cuộc sống, mình luôn có thể “lỡ tay” gây ra một kết quả không tốt nên nếu có như vậy thì vẫn không vấn đề gì xảy ra, chỉ cần con nói sự thật là được. Ba mẹ luôn tin con”.

Ba mẹ nên dành ánh mắt ân cần, trìu mến cho con, hoặc ôm con vào lòng để động viên và khích lệ con. Nếu thường xuyên làm như vậy thì đứa trẻ sẽ dám nhận lỗi và cố gắng khắc phục hậu quả, từ đó cẩn thận hơn trong các tình huống tương tự.

Anh trai 7 tuổi làm vỡ bình rượu quý nhưng lại đổ lỗi cho em gái, cách xử lý cao tay của ông bố khiến nhiều người nể phục - 7

Khi nào thì bố mẹ nên mềm mỏng, và khi nào là cần khắt khe trong vấn đề giáo dục con ngừng đổ lỗi? Chuyên gia có lời khuyên nào cho bố mẹ để có thể giáo dục trẻ hiệu quả trong vấn đề này?

Luôn luôn cần mềm mỏng với con để giáo dục con, cho con thấy sự tin tưởng vào tình yêu thương của bố mẹ dành cho trẻ. Vì trẻ rất sợ không được yêu. Ngay từ nhỏ cần rèn cho trẻ điều này. Nếu trẻ vẫn đổ lỗi cho người khác thì bố mẹ nên nghiêm khắc chỉ ra cho trẻ thấy những bằng chứng về hành vi của trẻ. Đồng thời, có thể áp dụng hình phạt nếu trẻ không thay đổi.

Hình phạt này nên được trao đổi với trẻ để chúng tự quyết định. Ví dụ cha mẹ có thể nói: “nếu con nói thật thì sẽ được tha thứ, nếu con nói sai thì con sẽ nhận hình phạt, con nghĩ là nên phạt gì?” Sau đó là thương lượng về hình phạt mà trẻ đưa ra. Từ việc trao đổi này khiến cho trẻ có suy nghĩ và cân nhắc để nói ra sự thật, đồng thời cũng giúp bố mẹ thống nhất được hình phạt cho những lần sau nếu trẻ còn tiếp tục đổ lỗi.

Tuy nhiên, thông thường nếu trẻ được cha mẹ hướng dẫn những quy tắc ứng xử, những hành vi lịch sự cũng như những giá trị sống tích cực thì sẽ rất ít khi trẻ tiếp tục mắc lỗi này. Trẻ sẽ học được rất nhiều từ cách giáo dục và tấm gương hành xử của bố mẹ, cũng như mọi người xung quanh.

Con gái bị ghép ảnh nóng lên mạng xã hội, tống tiền 200 triệu vì hành động thiếu suy nghĩ của người mẹ
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui chia sẻ, việc bố mẹ khoe khoang con cái cần được xem xét cẩn trọng, nếu không sẽ gây nên những hậu quả rất đáng...

Trẻ tuổi dậy thì

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài chuyên gia