Có sự khác nhau về chỉ số thông minh giữa đứa trẻ biết nói sớm và chậm nói

Kiều Trang - Ngày 22/05/2023 09:35 AM (GMT+7)

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự phát triển ngôn ngữ và chỉ số thông minh của trẻ liên quan mật thiết với nhau.

Từ khi chào đời cho đến khi bập bẹ nói, mỗi bước trưởng thành của trẻ đều ảnh hưởng đến sự thay đổi tâm trạng của bố mẹ và những người thân trong gia đình. Một số em bé sẽ vô thức gọi "bố" và "mẹ" khi trẻ được nửa tuổi. 

Bố mẹ mới làm quen với việc lần đầu làm bố mẹ sẽ cảm thấy vô cùng phấn khích, thậm chí không thể không tự hào khoe điều đó với mọi người, và rất hạnh phúc khi người khác khen con mình biết nói sớm, hẳn sẽ là đứa trẻ thông minh.

Còn có một số bé đã 2 tuổi rồi mà vẫn chưa chịu mở miệng nói, nếu muốn cái gì thì hoặc là “ậm ừ” rồi chỉ trỏ, hoặc là khóc để bày tỏ nhu cầu. Những ông bố bà mẹ cảm thấy rất buồn bã và lo lắng vì con mình chậm nói, thậm chí còn nghi ngờ chỉ số IQ của đứa trẻ có phải đang gặp vấn đề, dẫn đến việc phát triển kém hay không?

Có sự khác nhau về chỉ số thông minh giữa đứa trẻ biết nói sớm và chậm nói - 2

Vậy bé nói sớm thông minh hay bé nói muộn IQ cao hơn?

Trên thực tế, nhiều người đều cho rằng trẻ biết nói sớm thông minh hơn. Có một số cơ sở khoa học cho việc này. Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tiến hành một cuộc khảo sát đặc biệt về "Sự phát triển IQ và khả năng nói của trẻ em", sau khi rút ra 1.000 dữ liệu mẫu, họ kết luận rằng những đứa trẻ biết nói sớm hơn sẽ thông minh hơn.

Chỉ số IQ của trẻ có liên quan mật thiết đến khả năng ngôn ngữ.

Chỉ số IQ của trẻ có liên quan mật thiết đến khả năng ngôn ngữ.

Nhưng điều này không có nghĩa là những đứa trẻ biết nói muộn sẽ có kém thông minh, bởi mỗi đứa trẻ sẽ có mốc phát triển, giai đoạn bộc lộ tài năng khác nhau.

Bố mẹ không nên vội lo lắng nếu trẻ biết nói muộn hơn so với bạn cùng trang lứa. Minh chứng cụ thể như Einstein - nhà bác học vĩ đại của thế giới, mãi đến năm 7 tuổi mới biết nói. Nói muộn không có nghĩa là đứa trẻ sẽ trở thành đứa trẻ kém thông minh, mà ngược lại, trẻ vẫn có tiềm năng của một thiên tài nếu có phương pháp giáo dục phù hợp.

Có sự khác nhau về chỉ số thông minh giữa đứa trẻ biết nói sớm và chậm nói - 4

Tại sao một số trẻ biết nói sớm và những trẻ khác thì muộn?

Nghiên cứu khoa học về não đã phát hiện ra rằng, điều này là do sự phát triển khác nhau của "khu vực Broca". Có một khu vực quan trọng trong não được gọi là "khu vực Broca", chi phối chức năng phát triển ngôn ngữ của con người và chịu trách nhiệm mã hóa, giải mã từ vựng và cách diễn đạt ngôn ngữ.

Lời nói của trẻ có liên quan trực tiếp đến vùng Broca trong não. Đối với trẻ biết nói sớm, vùng Broca phát triển sớm hơn, trẻ biểu cảm và nói nhiều hơn. Đối với những trẻ chậm nói, vùng Broca trong não phát triển tương đối chậm, khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ kém đi, khiến trẻ bị hạn chế trong việc nói. 

Việc phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ tuân theo một quy luật, theo đó 1 tuổi là bước ngoặt để trẻ biết nói, về cơ bản khoảng 1 tuổi trẻ bắt đầu biểu đạt ngôn ngữ một cách có ý thức. Đến 3-4 tuổi, về cơ bản trẻ có thể giao tiếp trôi chảy với người lớn mà không gặp rào cản.

Ở giai đoạn trước, bố mẹ cần tuân theo quy luật phát triển của bé và thực hiện đúng việc luyện ngôn ngữ. Ở giai đoạn sau, bố mẹ cần làm phong phú khả năng diễn đạt ngôn ngữ của con, xây dựng môi trường ngôn ngữ đa dạng, hướng dẫn con đọc nhiều hơn, nói nhiều hơn trong những dịp khác nhau, nâng cao khả năng diễn đạt ngôn ngữ của con.

Có sự khác nhau về chỉ số thông minh giữa đứa trẻ biết nói sớm và chậm nói - 5

Các phương pháp giúp rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ

Dù không thể kết luận một cách đơn giản và phiến diện, nhưng việc trẻ biết nói sớm hay muộn cũng sẽ có liên quan đến chỉ số IQ của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em biết nói sớm có lợi thế về mặt ngôn ngữ và giao tiếp, điều này có thể giúp trẻ tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Vì lúc này, “vùng Broca” của não bộ được kích thích nhiều hơn, nên việc phát triển ngôn ngữ sẽ tốt hơn.

Bên cạnh đó, điều làm nên sự hoàn hảo là việc học ngôn ngữ được tiếp thu thông qua ứng dụng. Trẻ biết nói sớm có kỹ năng xã hội và diễn đạt tốt, có thể phản hồi kịp thời cho người lớn và nhận được sự giúp đỡ từ người khác khi gặp khó khăn.

Tuy nhiên, có một số trẻ gần 2 tuổi vẫn chưa nói được một câu trọn vẹn. Nhưng bố mẹ cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần trẻ không gặp vấn đề gì về các chỉ số phát triển như thính giác, thị giác... thì sẽ không có vấn đề gì quá nghiêm trọng. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khu vực Broca chi phối sự phát triển ngôn ngữ sẽ bước vào giai đoạn phát triển đỉnh cao ở độ tuổi 2 – 4. Nắm bắt thời điểm quan trọng này, vẫn sẽ không quá muộn để bố mẹ có thể rèn luyện khả năng nói rõ ràng cho trẻ.

Di Di (Trung Quốc) là một ví dụ. Trước 2 tuổi, cô bé luôn mỉm cười mà không nói khi nhìn thấy mọi người, sau này dưới sự hướng dẫn đúng đắn của mẹ, khả năng ngôn ngữ của cô bé bất ngờ bùng nổ, có thể nói đủ loại câu dài ngắn, biểu cảm đều rất rõ ràng và chính xác.

Tóm lại, để nắm bắt thời điểm quan trọng và phát triển hiệu quả chức năng ngôn ngữ não bộ của trẻ, bố mẹ có thể bắt đầu từ các khía cạnh sau:

Có sự khác nhau về chỉ số thông minh giữa đứa trẻ biết nói sớm và chậm nói - 6

0-1 tuổi: giai đoạn tiền phát triển ngôn ngữ - vận động cơ miệng của trẻ nhiều hơn

Trẻ sơ sinh lúc này rất thích tương tác với bố mẹ, hãy cho trẻ thổi hơi và lè lưỡi, kịp thời đáp lại tiếng bập bẹ của trẻ, rèn luyện cơ miệng của trẻ, chuẩn bị những hành trang cơ bản nhất cho trẻ để việc tập nói trong tương lai của con được thuận tiện và hiệu quả tốt hơn.

Đồng thời giai đoạn này, bố mẹ cũng có thể cho trẻ làm quen với nhịp điệu thông qua các bản nhạc nhẹ nhàng hoặc kể cho con nghe những câu chuyện để ru bé ngủ hoặc lúc vui chơi cùng con, điều này vừa giúp bé thư giãn, cũng vừa có thể kích thích não bộ trẻ phát triển và cảm nhận nhiều hơn.

Trẻ sơ sinh nhạy cảm với tiếng nói của mẹ, vậy nên mẹ hãy tương tác với bé nhiều hơn.

Trẻ sơ sinh nhạy cảm với tiếng nói của mẹ, vậy nên mẹ hãy tương tác với bé nhiều hơn.

1-2 tuổi: giai đoạn ươm mầm ngôn ngữ - giao tiếp và tương tác với trẻ nhiều hơn

Tạo môi trường ngôn ngữ tốt, lúc này bé đã có năng lực học tập mạnh mẽ và rất thích bắt chước. Khi bố mẹ giao tiếp với con cái, tốc độ nói nên chậm rãi, từ ngữ phải chính xác để trẻ có thể học tập và làm theo.

Ngoài ra, bố mẹ có thể kết hợp bổ trợ với các dụng cụ giúp cho trẻ học ngôn ngữ hiệu quả hơn như sách báo, truyện tranh. Xây dựng thói quen đọc sách cho con nghe mỗi ngày, chẳng hạn như trước khi đi ngủ.

Có thể cho con xem tivi trong một giới hạn phù hợp, hoặc cho con tương tác với môi trường, mọi người ở bên ngoài xã hội nhiều hơn để thúc đẩy kỹ năng tương tác ngôn ngữ của trẻ.

Độ tuổi này khả năng bắt chước của trẻ rất mạnh mẽ, vì vậy bố mẹ nên làm gương cho trẻ.

Độ tuổi này khả năng bắt chước của trẻ rất mạnh mẽ, vì vậy bố mẹ nên làm gương cho trẻ.

Trên 2 tuổi: giai đoạn bùng nổ ngôn ngữ - hướng dẫn trẻ suy nghĩ và nói nhiều hơn

Sử dụng sự tò mò của trẻ để đặt câu hỏi

Sử dụng sự tò mò của trẻ để đặt câu hỏi là một cách hay để rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ. Khi trẻ cảm thấy tò mò và muốn tìm hiểu về một vấn đề nào đó, trẻ sẽ tự đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời. Việc này giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, từ vựng, khả năng tư duy và giải quyết vấn đề.

Khi trò chuyện với trẻ, bố mẹ có thể khơi gợi sự tò mò của trẻ bằng cách đưa ra câu hỏi và yêu cầu trẻ trả lời. Nếu trẻ không biết câu trả lời, hãy giúp trẻ tìm kiếm câu trả lời bằng cách đọc sách, tìm kiếm trên internet hoặc hỏi người khác. Bố mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ đặt câu hỏi về các vấn đề mà trẻ quan tâm, và giúp trẻ tự tìm hiểu bằng cách hướng dẫn trẻ tìm kiếm thông tin từ các nguồn đáng tin cậy.

Các hoạt động như đọc sách, xem phim, thăm viện bảo tàng, vui chơi ngoài trời cũng là các cách tuyệt vời để khơi gợi sự tò mò và muốn đặt câu hỏi cho trẻ. Quan sát và tìm hiểu về thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và tư duy.

Nhìn tranh và nói

Tìm những câu chuyện trong sách tranh của trẻ để bé vừa học vừa chơi, như vậy trẻ sẽ rèn luyện được thói quen đọc nhiều hơn và nói nhiều hơn. Nhờ vậy mà trẻ có thể làm giàu vốn từ vựng và mở rộng kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ của mình qua các cảnh trong truyện tranh.

Tranh ảnh là dụng cụ bổ trợ hiệu quả giúp trẻ rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ.

Tranh ảnh là dụng cụ bổ trợ hiệu quả giúp trẻ rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ.

Kiên nhẫn và tôn trọng

Bé 2 tuổi về cơ bản đã có thể nói được câu và lúc này bé sẽ rất thích được thể hiện bản thân. Khi bố mẹ giao tiếp với trẻ thì nên kiên nhẫn lắng nghe nhiều hơn, đừng vội sửa những gì trẻ nói sai mà hãy giúp trẻ làm phong phú và mở rộng nội dung cuộc trò chuyện. Như vậy, kỹ năng ngôn ngữ của trẻ sẽ dần hoàn thiện tích cực trong tương lai.

Khác biệt giữa trẻ luôn được bố mẹ lắng nghe và đứa trẻ không được bố mẹ lắng nghe
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui, lắng nghe để thấu hiểu con cái là phương pháp giáo dục hiệu quả nhất mà bố mẹ nên áp dụng.

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con