Các nhà khoa học đã liệt kê trẻ có IQ cao thường biểu hiện 8 đặc điểm sau đây, bố mẹ có thể quan sát xem con mình.
Từ lâu, sự phát triển trí tuệ của trẻ luôn là chủ đề được các bậc bố mẹ quan tâm nhất. Nhiều phụ huynh rất coi trọng việc bồi dưỡng trí thông minh cho trẻ, hy vọng con mình có chỉ số IQ siêu cao, trở thành người giỏi nhất trong số các bạn cùng trang lứa.
Các nhà khoa học đã đưa ra bài kiểm tra trí thông minh "Thang đánh giá trí thông minh Stanford-Binet". Bài kiểm tra thang điểm này được thực hiện theo kiểu cá nhân và có thể được sử dụng cho trẻ nhỏ hoặc người lớn. Thang đo bao gồm 15 bài kiểm tra nhỏ đánh giá bốn lĩnh vực nhận thức: Lý luận bằng lời nói, lý luận trừu tượng hoặc hình ảnh, lý luận định lượng và trí nhớ ngắn hạn.
Nói chung, những đứa trẻ có điểm kiểm tra trên 140 có thể được gọi là IQ rất cao, nhưng những đứa trẻ như vậy là thiểu số, chiếm khoảng 0,5%. Trẻ có chỉ số IQ cao sẽ học tốt hơn khi còn là học sinh và sẽ phát triển tốt hơn những trẻ có trí thông minh bình thường khi trưởng thành. Và trẻ có IQ cao sẽ bộc lộ một số đặc điểm khác biệt.
Trẻ có IQ cao thường bộc lộ 8 đặc điểm
Những đứa trẻ có chỉ số IQ cao thường được mọi người quan tâm đến đặc điểm và biểu hiện của những đứa trẻ này khi còn nhỏ. Nhiều phụ huynh cũng háo hức muốn biết liệu con mình có phải là "kho báu" về chỉ số IQ hay không.
Nghiên cứu trên một nhóm trẻ em có chỉ số IQ trên 140. Kết quả nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ có chỉ số IQ cao này đều có một số điểm chung và hầu hết trẻ đều có 8 đặc điểm sau.
- Khoảng 94% trẻ thuộc đối tượng nghiên cứu có thể tập trung lâu trong giai đoạn sơ sinh. Trong những trường hợp bình thường, trẻ em trong giai đoạn sơ sinh chỉ có thể tập trung trong vài phút, trong khi những đứa trẻ có chỉ số IQ cao thậm chí có thể tập trung trong một giờ.
- Khoảng 94% trẻ em có chỉ số IQ cao đều rất lanh lợi khi còn nhỏ và đặc biệt nhạy cảm với các âm thanh khác nhau.
- Khoảng 91% trẻ phát triển ngôn ngữ sớm, chẳng hạn 9 tháng tuổi trẻ đã biết nói, nhanh chóng nắm vững và nói được câu hoàn chỉnh, thậm chí bịa chuyện.
- Trẻ có chỉ số IQ cao thường phát triển vận động thô sớm hơn những trẻ khác. Ngay cả trước khi học, trẻ có thể nhảy theo điệu nhạc một cách tự nhiên.
Những đứa trẻ có IQ cao thường bộc lộc khả năng sớm.
- Hai tay của trẻ rất linh hoạt và khả năng phối hợp cơ thể tốt, điều này cho thấy não trái và não phải của trẻ đều phát triển tốt, chức năng não bộ của từng khu vực cũng phát triển tốt.
- Trẻ em có chỉ số IQ cao có trí tưởng tượng phong phú, thậm chí có lúc trẻ còn có thể tưởng tượng ra bạn chơi cùng mình.
- Những đứa trẻ này nhạy cảm hơn với cảm xúc của bố mẹ, khi nhìn thấy người lạ, trẻ có thể kết hợp và so sánh với đặc điểm của những người mà mình biết, điều này cho thấy trẻ có trí tuệ cảm xúc cao.
- Trẻ có khả năng tự nhận thức mạnh mẽ và có thể liên hệ hành động với cảm xúc. Ví dụ, trẻ sẽ nói: "Con đã làm điều này bởi vì con đang giận."
Nắm được 8 đặc điểm của trẻ có chỉ số IQ cao, bố có thể đưa ra nhận định sơ bộ về mức độ phát triển của con. Nếu trẻ sở hữu 2 trong số 8 đặc điểm trên, trẻ có thể là thiên tài trong tương lai.
Cách thúc đẩy sự phát triển và giúp trẻ tăng chỉ số IQ
Tất nhiên, không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng là thiên tài. Thực tế, những người có ưu điểm bẩm sinh chỉ là thiểu số, và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, để nuôi dạy một đứa trẻ có chỉ số IQ cao, việc rèn luyện có được cũng rất quan trọng .
Đại học Harvard đã thực hiện một nghiên cứu về chỉ số IQ của trẻ em và phát hiện ra rằng chỉ số IQ của trẻ yếu tố bẩm sinh chiếm khoảng 30%, 70% còn lại cần phải trau dồi mới hoàn thiện được. Nói cách khác, nuôi dưỡng quan trọng hơn nhiều so với lợi thế di truyền bẩm sinh.
Gen có thể xác định giá trị ban đầu của IQ, tức là chỉ số IQ của trẻ 0-3 tuổi. Việc trau dồi trí tuệ sớm càng tốt thì chỉ số IQ của trẻ sẽ phát triển càng nhanh. Người ta thường cho rằng 3-6 tuổi là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ, vì vậy bố mẹ phải nắm bắt cơ hội.
Chế độ ăn uống khoa học, bổ sung DHA hợp lý
Thức ăn là cội nguồn của sự sống, dinh dưỡng là cơ sở vật chất của não bộ, chế độ ăn uống khoa học có thể quyết định phần lớn sức khỏe của cơ thể và não bộ. Khi thức ăn thiếu một số chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, chẳng hạn như DHA.
DHA hay còn gọi là “vàng của trí não” là một loại axit béo không no quan trọng đối với cơ thể con người. Việc bổ sung đủ DHA cho trẻ có lợi cho việc hình thành các liên kết thần kinh não bộ, thúc đẩy sự phát triển của võng mạc mắt, giúp trẻ có một bộ não thông minh và một đôi mắt sáng khỏe.
Dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn về thể chất và trí tuệ.
Tạo môi trường nuôi dưỡng tốt cho trẻ
Giáo dục tốt, không khí gia đình đầm ấm, con cái đầy đủ tình yêu thương và sự quan tâm... là nền tảng và điều kiện tốt để trẻ phát triển.
Trẻ em sống trong môi trường như vậy có tác dụng cải thiện đáng kể trí thông minh và trí tuệ cảm xúc. Ngược lại, phương pháp giáo dục không phù hợp, bầu không khí gia đình không tốt, con cái và bố mẹ xa cách... đều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và trí tuệ cảm xúc của trẻ.
Bảo vệ khát vọng khám phá, kích thích sáng tạo
Trẻ em có bản tính tò mò, thích tự mình làm mọi thứ và luôn khao khát khám phá những điều mới lạ. Thỏa mãn trí tò mò và nhu cầu khám phá của trẻ chính là chìa khóa kích thích hứng thú sáng tạo của trẻ.
Vì vậy, khi trẻ muốn làm bất cứ điều gì, miễn là không liên quan đến vấn đề an toàn hay cản trở người khác, hãy để trẻ tự do khám phá và sáng tạo.
Trau dồi sở thích của trẻ
Để thúc đẩy sự phát triển của não bộ, cần đảm bảo rằng trẻ em có thể nhận được sự kích thích phong phú từ thế giới bên ngoài, và sự quan tâm sẽ là người thầy tốt nhất. Tiền đề là chúng ta phải giỏi phát hiện sở thích và tài năng của trẻ.
Ví dụ, theo sở thích của trẻ, hãy đăng ký cho trẻ tham gia các lớp học theo sở thích đó. Nhưng các lớp học về sở thích trong thời thơ ấu nên tập trung vào việc vui chơi, nếu trẻ không muốn thì đừng ép buộc, nếu không sẽ chỉ phản tác dụng.
Các lớp học về sở thích trong thời thơ ấu là cơ hội giúp trẻ bộc lộ tài năng.
Mở mang đầy đủ kiến thức cho trẻ
Tri thức là sức mạnh và tri thức là trí tuệ. Khi trẻ từ 0-3 tuổi nên sử dụng các giác quan để tìm hiểu thế giới, sử dụng ngôn ngữ để giúp trẻ chuyển hóa và lưu giữ kiến thức.
Trẻ từ 3-7 tuổi, cố gắng giúp trẻ mở rộng phạm vi nhận thức và liên tưởng. Trẻ trên 7 tuổi, hãy hướng dẫn trẻ tiếp thu dần kiến thức thông qua việc đọc độc lập, để trẻ thỏa sức bơi lội trong đại dương tri thức.
Chơi với trẻ nhiều đồ chơi và trò chơi giáo dục hơn
Đồ chơi và trò chơi giáo dục là cách tốt nhất để rèn luyện trí não của trẻ. Điều này không chỉ rèn luyện khả năng tập trung, quan sát và phối hợp tay mắt của trẻ mà còn thúc đẩy khả năng tư duy và tư duy logic.
Vui chơi là bản chất của mọi đứa trẻ, nhưng đó không phải là việc của riêng một đứa trẻ. Bố mẹ chơi cùng con là để đồng hành hiệu quả, con không chỉ phát triển tốt hơn về mặt trí tuệ mà còn cảm nhận được tình yêu thương đong đầy của bố mẹ.
Trí thông minh của trẻ em bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, nhưng nhiều hơn là kết quả của sự tác động chung của các yếu tố có được. Để trẻ thông minh hơn, bố mẹ nên có định hướng đúng để trẻ phát huy tài năng tốt hơn.
Đồ chơi và trò chơi giáo dục là cách tốt nhất để rèn luyện trí não của trẻ.