Chiều cao quyết định rất lớn đến ngoại hình và cuộc sống của trẻ về sau. Bố mẹ đã nắm vững các "quy tắc vàng" để giúp con cao lớn, khỏe mạnh.
Trên thực tế, chiều cao và cân nặng của trẻ có đạt chuẩn hay không luôn là mối quan tâm của bất kỳ bà mẹ nào. Nếu so với các bạn cùng tuổi, con có chiều dài cơ thể ngắn hơn thì bố mẹ liền tỏ ra vô cùng lo lắng.
Để con phát triển khỏe mạnh, đạt được chiều cao tiêu chuẩn, thậm chí là sở hữu vóc dáng lý tưởng hơn thì nhiều ông bố bà mẹ đã áp dụng các biện pháp khác nhau theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, một số bà mẹ vì chưa nắm vững các kiến thức và kỹ năng cần thiết để đo lường cũng như theo dõi quá trình tăng trưởng chiều cao của con.
Vì vậy mà có những sự lo lắng từ hiểu lầm không chuẩn xác. Để tránh tình huống này, bố mẹ nên tìm hiểu cách tính chiều cao cho con và các phương pháp giúp phát triển chiều cao theo từng độ tuổi của trẻ.
Kiến thức cơ bản về chiều cao của trẻ
Giai đoạn vàng phát triển của trẻ sau khi sinh thực chất là giai đoạn tăng trưởng chiều cao nhanh trong 6 tháng đầu, vì lúc này trẻ mới dần bắt đầu được cho ăn bổ sung, nên cơ thể trẻ đã được dung nạp đầy đủ chất dinh dưỡng hơn.
Vậy nên, nếu bố mẹ muốn kiểm tra chiều cao cho bé thì cũng cần phải chú ý đến phương pháp. Dùng quy luật khoa học về sự phát triển chiều cao để kiểm tra xem bé có nằm trong giới hạn chiều cao bình thường hay không?
Bố mẹ nên nắm vững kiến thức về chiều cao của trẻ, để quá trình theo dõi tốc độ phát triển của trẻ diễn ra chuẩn xác hơn.
Đầu tiên, nắm quy luật tăng trưởng của chỉ số chiều dài cơ thể
Chiều dài của bé nói chung là tổng chiều dài của đầu, thân và chi dưới của bé. Tuy nhiên, tỷ lệ của ba bộ phận sẽ phát triển khác nhau ở các độ tuổi khác nhau của bé.
"Báo cáo nghiên cứu về sự ra đời của trẻ sơ sinh" nói rằng, chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh là khoảng 50 cm và chiều dài của trẻ em sau khi sinh phát triển nhanh nhất, với mức tăng trưởng trung bình là 2 cm trong 6 tháng đầu sau khi sinh. Sau đó, tốc độ sẽ tăng dần cho đến năm đầu tiên.
Sự phát triển xương nói chung sẽ phát triển với tốc độ tăng trưởng trung bình là 1,5 cm, nhưng bố mẹ cần đặc biệt lưu ý rằng sau khi bé được 4 tuổi, tốc độ tăng trưởng chiều cao bắt đầu chậm lại, mỗi năm chỉ tăng khoảng 10 cm, kế tiếp sẽ giảm dần còn 5 cm.
Thứ 2, nhờ bác sĩ tư vấn chiều cao của trẻ
Bác sĩ sẽ kết hợp với bố mẹ để ước tính chiều cao của bé ở các độ tuổi khác nhau. Nếu chiều cao đo được của bé nằm trong giới hạn bình thường thì bố mẹ không cần quá lo lắng, nghĩa là bé hấp thụ dinh dưỡng ở mức cân bằng.
Ngược lại, nếu chiều cao của bé chênh lệch rất nhiều so với trẻ cùng độ tuổi thì bố mẹ cần chú ý kiểm tra toàn diện cho bé, đồng thời bé cũng cần được bổ sung dinh dưỡng cần thiết kịp thời.
Sự tham vấn của bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác nhất cho bố mẹ.
Cách hay giúp bố mẹ đo chiều cao cho bé
Phương pháp phát hiện tuổi xương
Phương pháp này chủ yếu là để ước tính tuổi xương của trẻ bằng cách chụp X-quang xương tay, từ đó có thể dự đoán chiều cao của trẻ theo độ cứng và mật độ của xương.
Nếu kết quả kiểm tra chiều cao không nằm trong phạm vi bình thường, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra kịp thời để tránh những nguy hiểm tiềm ẩn không cần thiết.
Đo chiều cao của bố mẹ
Giáo sư Jams, chuyên gia nuôi dạy con người Đức đã từng chỉ ra rằng, yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ chính là gen di truyền, tức khoảng 70% yếu tố di truyền chiều cao của bố mẹ đều có khả năng di truyền cho con cái. Vì vậy, chiều cao của trẻ có thể được ước tính dựa trên chiều cao của bố mẹ.
Như vậy bố mẹ có thể đo chiều cao của mình trước rồi tính chiều cao của bé, cụ thể dùng công thức sau để tính:
Chiều cao khi trưởng thành của trẻ = chiều cao trung bình của bố mẹ ± 6,35 cm (Lưu ý: Cộng 6,35 cm vào chiều cao trung bình của bố mẹ đối với bé trai và trừ đi 6,35 cm đối với bé gái; phương pháp này có thể sai số 10 cm).
Đây là phương pháp tương đối đáng tin cậy. Công thức này có thể tính được chiều cao cuối cùng của trẻ nên bố mẹ có thể lưu lại để áp dụng cho sau này.
Làm thế nào để trẻ ở các độ tuổi khác nhau phát triển chiều cao?
Khi nói đến chiều cao của bé ở các độ tuổi khác nhau, chiều cao trung bình của từng giai đoạn cũng sẽ rất khác nhau. Lúc này, bố mẹ cần kịp thời chú ý đến động thái tăng trưởng của bé và đo chiều cao cho bé kịp thời, nhưng không nên đo em bé quá thường xuyên.
Xét cho cùng, sự vội vàng chỉ khiến bố mẹ lãng phí thời gian và công sức, bởi vì em bé không cao lên cùng một lúc. Nếu muốn bé cao lớn hơn, bố mẹ có thể thay đổi môi trường sống và việc bổ sung dinh dưỡng phong phú hơn cho bé cũng rất hiệu quả lúc này.
Bé dưới 1 tuổi
Đối với trẻ dưới 1 tuổi, bố mẹ có thể làm một số động tác sờ nắn, chăm sóc sức khỏe cho bé để giúp bé rèn luyện các cơ xương, thúc đẩy sự phát triển xương của bé tốt hơn. Bố mẹ cũng có thể cho bé thực hiện một số động tác vặn chân tay đơn giản, nắm, thả,…
Điểm mấu chốt là để bé vận động tay chân, khớp xương thông qua các trò chơi này, điều đó sẽ có lợi cho việc thúc đẩy sự tăng trưởng xương của trẻ.
Trẻ dưới 1 tuổi, bố mẹ có thể thực hiện một số động tác đơn giản như sờ nắn tay, chân trẻ.
Bé từ 1-2 tuổi
Cố gắng cho bé thực hiện một số bài tập vận động đơn giản như đi, chạy, nhảy,… để rèn luyện sức mạnh cơ thể của bé. Lúc này, kỹ năng vận động tinh và vận động thô của trẻ phải trở nên linh hoạt và nhuần nhuyễn hơn.
Để khuyến khích, cũng như kích thích hứng thú vận động của trẻ, bố mẹ có thể chơi cùng trẻ các trò chơi phù hợp với độ tuổi. Như vậy, cơ xương của trẻ sẽ chắc khỏe và phát triển vượt trội hơn.
Trẻ ở độ tuổi này đã có thể leo trèo, bố mẹ đừng cấm cản con mà thay vào đó hãy để con thực hiện và ở bên quan sát con.
Bé 2-3 tuổi
Ở độ tuổi này, bố mẹ đừng sợ con sẽ bị ngã vì chơi các trò chơi vận động mạnh. Ngược lại, bố mẹ nên để trẻ chạy, nhảy, leo trèo, lên xuống cầu thang và các môn thể thao khác, chẳng hạn như chơi bóng đá hoặc tập cho trẻ bơi. Việc tích cực hoạt động, rèn luyện thể dục thể thao sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng hiệu quả và nhanh chóng hệ xương của trẻ.
Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ nhi cũng gợi ý rằng, trẻ sơ sinh ở các độ tuổi khác nhau cần lượng chất dinh dưỡng khác nhau.
Các bà mẹ nên cố gắng tuân theo các phương pháp quản lý dinh dưỡng khoa học, để trẻ tham gia một số bài tập thể dục và hít thở không khí thiên nhiên trong lành, và khi cần thiết bố mẹ có thể bổ sung thêm một số loại thuốc bổ sung canxi cho bé (cố gắng chọn các loại thuốc bổ sung canxi do các hãng lớn sản xuất, có thương hiệu rõ ràng và uy tín trên thị trường).
Giai đoạn tăng trưởng chiều cao nhanh của bé còn ở giai đoạn mầm non, nên bố mẹ cần khuyến khích con vận động nhiều thì hệ xương của con sẽ càng phát triển, để trẻ cao lớn nhanh hơn mỗi ngày.
Bố mẹ khuyến khích con rèn luyện thể dục thể thao sẽ khiến hệ xương của con chắc khỏe và phát triển nhanh hơn.