Truyện cổ tich: Lá thuốc

Thi Thi - Ngày 23/06/2024 21:59 PM (GMT+7)

Câu chuyện kể về tấm lòng hiếu thảo của người con Út, được chim thần mách cho lá thuốc hay cứu sống mẹ.

Truyện cổ tich: Lá thuốc - 1

Nội dung truyện cổ tích lá thuốc

Có một bà góa nghèo sống trong một túp lều rách nát, tần tảo nắng sương, nhịn ăn, nhịn mặc dành dụm nuôi ba đứa con trai từ tấm bé cho đến lúc lớn khôn. Năm tháng làm lụng vất vả, bữa đói vữa khát, sức bà mỗi ngày một yếu và rồi bà lâm bệnh nặng.

Thấy mẹ lâm bệnh nặng, người con Út lo lắng. Anh đi hết bản nọ đến bản kia tìm thuốc, kiếm thức ăn về cho mẹ. Trong lúc ấy thì người anh Cả, anh Hai thậm thụt bàn nhau:

– Bố chết, để lại chỉ có một cái nỏ và ống tên, một cái ninh đồng đồ xôi, một cái chài. Bây giờ mẹ chết, tao là anh Cả, ta phải lấy cái nỏ và ông tên, cái ninh, còn cái chài thì phần chú.

– Không được rồi – anh Hai nói – nỏ và tên còn mới, ninh bằng đồng, còn cái chài kia chỉ là sợi gai và nó đã rách. Hai thứ ninh và nỏ, anh phải chia thêm cho tôi một thứ.

Thế rồi, người nhận nỏ, kẻ nhận ninh mãi không ngã ngũ. Cuối cùng, anh cả lấy quyền của mình và gọi cả chàng Út đến nói:

– Tao là anh Cả, tao lấy cái ninh. Thằng Hai lấy cái chài và nỏ. Thằng Út lấy cái lều này mà ở.

Chàng Út buồn rầu bảo hai anh:

– Các anh thích cái gì cứ việc lấy, còn em, em chỉ cần lo cho mẹ qua được cơn bệnh nặng này.

Người mẹ nghe thấy các con bàn nhau chia của, trong lúc mình chưa qua khỏi, bà buồn phiên, không lâu sau thì mất. Bà anh em lo khâm liệm cho mẹ, nhưng khi mọi việc đã xong thì Tạo bản không cho chôn trong nghĩa địa của bản vì tang chủ không có đủ rượu, thịt, gạo làm lễ cúng nhập hồn với ma bản, ma rừng. Tạo bản bắt ba anh em phảo khiêng mẹ đi một ngày đường mới được chôn cất. Thấy vậy, anh Cả phân chia việc:

– Tao đưa mẹ đi từ sớm đến trưa, thằng Hai đưa từ trưa đến chiều, thằng Út đưa từ chiều đến tối.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Khi đưa người xấu sốp về nới an nghỉ cuối cùng, bà con dân bản đều có mặt đông đủ để tiễn đưa. Người anh khôn ngoan nhờ các trai bản khiêng giúp linh cữu. Tới lúc mọi người khẩn chào người quá cố ra về thì người anh Cả nói với hai em.

– Tao đã hết phận sự và phải quay về lo liệu nhà cửa, chúng mày hãy đưa mẹ đến nơi an táng.

Người anh Cả ra về. Còn lại hai anh em, họ vất vả lắm mới khiêng được quan tài mẹ đi. Tới chiều, anh Hai nói:

– Út ơi! Tao đã hết phần việc của mình, mày hãy đưa mẹ đi tiếp và lo chôn cất cho mẹ.

Nói xong, anh quay về.

Mặt trời sắp hết nắng, còn lại một mình giữa rừng sâu với linh cữu của mẹ, chàng Út không biết xoay xở thế nào. Anh ôm lấy quan tài mẹ khóc thảm thiết. Các loài chim nghe thấy tiếng khóc của một người con trai gọi mẹ, chúng thấy lạ, hết đàn nọ đến đàn kia bay lại quanh anh. Khi biết rõ sự việc, chúng đồng thanh hót theo những giọng trầm buồn. Bỗng một con chim mở vàng, chân bạc bay tới sau cùng, nói được tiếng người, bảo anh:

– Đứng khóc!

Chàng trai!

Theo đường thẳng đó,

Gặp cây hoa đỏ,

Lá lóng lánh xanh,

Hái về cho nhanh,

Đắp lên miệng mẹ.

Theo lời chim mách, chàng Út lần bước theo khe nước gần đấy, anh gặp những cây có lá xanh óng ánh, hoa đỏ rực rỡ. Anh hái lấy ba lá, đem về nhai ra rồi đắp lên miệng mẹ. Một lúc sau, người mẹ từ từ mở mắt, anh mừng quá gục vào lòng mẹ thổn thức.

Chàng Út đưa mẹ về đến nhà thì gà đã gáy sáng lần thứ nhất. Lúc ấy, anh Cả, anh Hai vẫn chưa ngủ vì họ còn đang cãi nhau ai lấy nỏ, ai lấy ninh, lấy chài. Người em gọi họ mở cửa, họ tưởng mẹ đã thành ma hiện về. Người anh Cả hốt hoảng, tay vái lia lịa, miệng líu ríu:

– Ôi mẹ thương! Mẹ quý! Vắng mẹ mới có một đêm, chúng con nhớ thương mẹ mà không tài nào nhắm được mắt. Chúng con đã lo liệu cho mẹ mồ yên mả đẹp. Mẹ hãy trở về mường Trời của mẹ đi, ngày mai chúng con sẽ mua trâu mổ để cúng mẹ!

Người anh Hai cũng vội vàng chấp tay lạy và nói theo:

– Lạy mẹ thương! Lạ mẹ quý! Chúng con đang bàn lấy những thứ còn lại để mua trâu cúng cho mẹ đấy. Mẹ hãy phù hộ chúng con!

Người mẹ mệt mỏi, đưa mắt nhìn hai người con rồi bảo:

– Đủ rồi! Đủ rồi! Chúng mày hãy xéo đi đâu thì đi. Út ơi! Vào trải đệm cho mẹ ngủ. Mẹ mệt lắm rồi.

Thấy chàng Út vào, hai người anh ngơ ngác, mặt cắt không còn giọt máu. Đến lúc ấy, họ mới tin được là mẹ đã sống lại.

Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa. Tiếng lành chở bằng thuyền xuôi xuống tận mường Kinh vùng biển, thồ bằng ngựa lên đến ngọn núi cao người Mèo, rằng “Có ba anh em nhà nọ, người em Út thương mẹ, thương từ trong lòng thương ra và đã được chim thần mách cho thuốc thần để cứu sống mẹ. Còn hai người anh thương mẹ, chỉ thương cửa miệng nên đang ế vợ”. Tiếng đồn đi xa, rồi tiếng đồn lại trở lại, chui vào tai hai người anh kia. Chỉ nghe lời đồn, hai người anh đã thấy bực bội trong người.

Không những thế, họ đi đến đâu các cô gái mường, gái bản cũng đều tránh mặt họ và còn nói bóng nói gió: “Hổ vằn ngoài da, con người ta vằn trong bụng”. Suy đi tính lại, nếu không có thằng Út kia thì họ đâu đến nỗi bị thành tiếng thành tăm như thế, tất cả là do thằng Út và căm ghét đứa em mình thật sự.

Năm ấy, con gái của Chẩu mường ở mường nọ, không may bị bệnh nặng và khó qua được cái chết. Chẩu mường cho loan báo: Nếu ai chữa khỏi bệnh cho con gái, thì Chẩu mường sẽ gả cho làm vợ và cho cai quản nửa mường.

Nghe được tin đó, người anh Cả hí hửng dỗ ngon dỗ ngọt chàng Út:

– Út ơi! Em hãy giúp anh nhé! Em chịu khó vào rừng lấy cho anh nắm lá thuốc cứu sống người, để anh đến chữa bệnh cho con gái Chẩu mường. Anh đã đến tuổi lấy vợ và khi anh được cai quản nửa mường thì mẹ và em sẽ được sung sướng.

Chàng Út trả lời chung cho cả hai anh:

– Việc gì tôi phải lấy cho các anh? Tôi lấy cho tôi thì sao?

– Nhưng mày còn bé, chưa xứng làm chồng con gái Chẩu mường.

– Thôi được – Chàng Út trả lời – Tôi sẽ giúp anh, còn tôi không cần một thứ gì cả.

Chàng Út nói lại điều đó với mẹ, mẹ anh bảo:

– Cứu giúp người là một điều tốt nên làm, nhưng đừng bắt người ta phải cho mình cái này, cái kia để mình làm giàu. Còn con lấy lá thuốc cho hai thằng anh con thì con phải ngậm sẵn ba lá thuốc ở dưới lưỡi.

Sáng hôm sau, chàng Út vào lấy lá thuốc. Hai người anh đòi đi theo cùng, nhưng chàng Út dứt khoát không cho đi. Chàng Út vừa đi một lúc thì anh cả đã lẻn xuống cầu thang phải, anh Hai lẻn xuống cầu thang trái, đuổi theo.

Mỗi người đi một đường, họ đuổi mãi mà không gặp chàng Út. Đến một bờ vực, anh cả dừng lại nghỉ thì cũng vừa gặp anh Hai đến. Vừa mệt, vừa lo người này sẽ cướp phần của người kia, hai người quay ra cãi nhau. Người anh Cả khỏe hơn, đẩy ngã người anh Hai xuống vực. Vừa lúc ấy chàng Út đi tới. Anh cả tươi cười hỏi:

– Lá thuốc đâu? Đưa cho anh.

Chàng Út vừa đưa thuốc cho anh vừa hỏi anh Hai đi đâu? Anh Cả chỉ tay xuống vực, thản nhiên nói:

– Nó trượt chân ngã xuống vực rồi, mày hãy xuống cứu nó đi.

Chàng Út ra mép bờ vực nhìn xuống. Người anh Cả đẩy nhẹ tay một cái, chàng Út mất đà ngã luôn xuống. Nhưng nhớ lời mẹ dặn, trước khi đưa thuốc cho anh, chàng Út đã ngậm sẵn ba lá thuốc dưới lưỡi, nên anh không việc gì cả, chỉ bị đau qua loa. Nhìn thấy anh Hai nằm chết trong môt vũng nước, chàng Út vội vớt lên và lấy ba lá thuốc vắt nước vào mũi, vào mồm anh. Một lúc sau, anh hải tỉnh dậy và hai anh em tìm đường về nhà.

Nói về người anh Cả, sau khi được ba lá thuốc, hắn vội vã chạy thẳng đến nhà Chẩu mường. Hắn khoác lác là hắn đã chữa khỏi cho mẹ, cho các Chẩu mường. Chẩu các mường ấy đã biếu cho hắn rất nhiều vàng bạc và gả con gái cho hắn nhưng hắn đều từ chối. Hắn khoa chân múa tay làm phép, rồi làm thuốc cho con gái Chẩu mường. Quả nhiên, sau một lúc, con gái Chẩu mường tỉnh dậy và ba ngày sau cô gái đã khỏe mạnh như trước.

Giữ đúng lời hứa, Chẩu mường chia cho hắn một nửa mường để hắn cai quản. Còn việc gả con gái, Chẩu mường hứa khi nào cô gái thật khỏe mạnh sẽ nói chuyện sau.

Nhưng một điều không may cho Chẩu mường và cũng là điều không may cho người anh Cả kia. Vợ Chẩu mường lại sinh bệnh nặng, Chẩu mường gọi người anh Cả kia đến giao cho việc lấy lá thuốc để chữa. Hắn đâm ra lo sợ, vì nghĩ chàng Út đã chết rồi, không thể nhờ chàng ta được nữa. Hắn tìm cớ chối quanh, Thấy vậy, Chẩu mường sinh nghi và nói nếu không chữa được thì sẽ chém đầu.

Hắn càng lo sợ và vội vã đi vào rừng tìm thuốc. Nhưng một ngày qua đi, rồi hai ngày, ba ngày… hắn vẫn chưa tìm được thuốc, trong khi vợ Chẩu mường bệnh càng tăng. Chẩu mường vội cho loan báo, nếu ai chữa khỏi bệnh được cho vợ Chẩu mường thì Chẩu mường xin nhường lại chức.

Nghe được tin loan báo của Chẩu mường, anh Hai bảo chàng Út:

– Ở đời này, người ta chỉ lừa nhau được một lần. Chú có lòng thương người, tính thật thà ngay thẳng, chú đáng làm Chẩu mường lắm. Chú hãy đi lấy lá thuốc đi.

Chàng Út cảm động nhìn anh Hai, rồi lẳng lặng đi vào rừng lấy lá thuốc. CHàng không đến nhà Chẩu mường mà đem về đưa cho anh Hai mang đến chữa.

Người anh Cả không tìm được thuốc, đang nói dối quanh co với Chẩu mường thì gặp anh Hai đến. Mặt hắn tái như gà cắt tiết. Chẩu mường nhận ra điều đó và gặng hỏi nguyên do. Người anh Hai nói xin chữa khỏi bệnh cho vợ Chẩu mường đã, rồi mọi chuyện sẽ nói sau.

Trong lúc người anh Hai chữa bệnh cho vợ Chẩu mường thì anh Cả vội tìm đường lẩn trốn. Nhưng hắn đi đến đâu, mọi người đề xa lánh hắn. Trong phút uất ức và xấu hổ, hắn vào rừng thắt cổ tự tử.

Sau khi nghe anh Hai kể lại mọi việc. Chẩu mường cho mời chàng Út đến gả con gái cho và chia cho nửa mường để chàng cai quản. Chàng Út cảm ơn và từ chối tất cả, chàng chỉ xin Chẩu mường được quyền đi khắp nơi, mọi chốn để tìm thuốc chữa cho mọi người.

Những lá thuốc quý ấy do chàng Út truyền lại từ đời này sang đời sau và cho đến ngày nay, bản nào mường nào cũng biết tìm lá thuốc chữa bệnh chống lại cái chết.

Truyện cổ tich: Lá thuốc - 3

Thử tài trí nhớ qua những câu đố vui

Truyện cổ tich: Lá thuốc - 4

1

Người phụ nữ góa chồng có bao nhiêu đứa con trai.

Hai người con trai.

Ba người con trai.

2

Trong ba người con, ai là người kiên trì đi tìm thuốc cho mẹ?

Anh cả.

Chàng Út.

3

Khi gặp được lá thuốc, chàng Út hái mấy lá?

Ba lá thuốc.

Mười lá thuốc.

Nếu bạn trả lời đầy đủ các câu hỏi trên, hãy nhấn "Xem thêm kết quả"

Truyện cổ tich: Lá thuốc - 5

Truyện cổ tich: Lá thuốc - 6

Truyện cổ tích: Bảy chàng trai
Câu chuyện ca ngợi sự mưu trí, đồng lòng của bảy anh em dũng cảm, chiến đấu với cái ác bảo vệ cuộc sống yên bình.

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Truyện cổ tích cho bé