Vì sao trẻ sơ sinh phải khóc khi chào đời? Biết được 3 lý do mẹ nên vui mừng nếu con khóc to

Thi Thi - Ngày 04/09/2024 10:51 AM (GMT+7)

Thời điểm trẻ chào đời, tiếng khóc phản ánh về vấn đề sức khỏe.

Nếu chú ý, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng sau phòng sinh, tiếng khóc của trẻ như tiếng gọi chiến thắng vang dội, mang lại sự nhẹ nhõm cho người thân đang chờ đón bé ở bên ngoài.

Nhiều người thường nghe nói rằng, đứa trẻ mới chào đời càng khóc to thì càng mạnh mẽ. Điều này không chỉ đơn thuần là một quan niệm dân gian, mà còn phản ánh sự hiểu biết về sức khỏe và sự sống còn của trẻ sơ sinh.

Vì sao trẻ sơ sinh phải khóc khi chào đời? Biết được 3 lý do mẹ nên vui mừng nếu con khóc to - 1

Tại sao trẻ sơ sinh phải khóc sau khi sinh?

Khóc khi mới sinh là nhu cầu sinh lý 

Con người chúng ta đều sử dụng phổi để thở và lấy oxy thông qua hơi thở. Khi trẻ sơ sinh nằm trong bụng mẹ, trẻ sẽ lấy oxy qua “nhau thai và dây rốn”.

Vì vậy, khi trẻ bắt đầu khóc, không khí bắt đầu đi vào phổi và phổi bắt đầu nở ra, nghĩa là trẻ bắt đầu thở bằng phổi, từ đó thiết lập chức năng hô hấp bình thường.

Khóc sau khi sinh có nhiều lợi ích cho trẻ: Khi còn trong bụng mẹ, phổi của thai nhi chứa đầy nước ối. Sau khi em bé chào đời, tiếng khóc có thể co bóp phổi và làm chảy hết lượng nước ối còn sót lại, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng phổi và khó thở.

Trẻ khóc để thích nghi với những thay đổi ở môi trường mới

Em bé rất thoải mái trong bụng mẹ. Đó là môi trường nhiệt độ ổn định bên trong cơ thể mẹ, nhưng sau khi sinh sẽ tiếp xúc môi trường hoàn toàn khác.

Trẻ sơ sinh có thể trải qua sự khác biệt về nhiệt độ ngay sau khi sinh. Vì vậy, khóc có thể giúp trẻ điều hòa nhiệt độ cơ thể, tăng tốc độ trao đổi chất và thích nghi với môi trường mới tốt hơn.

Khóc khi mới sinh là nhu cầu sinh lý.

Khóc khi mới sinh là nhu cầu sinh lý.

Ngoài ra, thai nhi ở trong môi trường áp suất cao trong bụng mẹ, sau khi sinh là môi trường áp suất thấp ở thế giới bên ngoài. Để thích ứng với sự thay đổi này, khóc còn có thể giúp trẻ điều chỉnh áp lực bên trong cơ thể.

Khóc là phản ứng bản năng 

Khi trẻ mới sinh ra, khóc là phản ứng bản năng. Khi đói, khát, khó chịu hoặc cần sự quan tâm, trẻ sẽ khóc để thu hút sự chú ý của người lớn. Đây là một cách giao tiếp nguyên thủy nhưng vô cùng hiệu quả, giúp trẻ đảm bảo rằng nhu cầu cơ bản của mình được đáp ứng. Tiếng khóc chính là ngôn ngữ đầu tiên, phản ánh những trạng thái cảm xúc và thể chất mà trẻ đang trải qua.

Chúng ta thường nói rằng khóc to có nghĩa là bé khỏe mạnh, điều này thực ra có lý. Khóc không chỉ là một phản ứng tức thời mà còn là dấu hiệu cho thấy trẻ đang phát triển bình thường.

Khóc thực chất là biểu hiện cho sự phát triển của hệ thần kinh. Khi trẻ khóc, não bộ của trẻ sẽ kích thích các dây thần kinh và các hệ thống cảm xúc, từ đó giúp trẻ nhận thức và phản ứng với thế giới xung quanh.

Vì sao trẻ sơ sinh phải khóc khi chào đời? Biết được 3 lý do mẹ nên vui mừng nếu con khóc to - 3

Khi trẻ chào đời, bố mẹ nên làm 3 điều

Bố mẹ nên ở cạnh chăm sóc con cái và hợp tác với việc khám của bác sĩ

Sau khi trẻ được sinh ra, thường phải thực hiện một loạt các cuộc kiểm tra.

Ví dụ, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra ngoại hình toàn diện của trẻ từ đầu đến chân, bao gồm các đặc điểm trên khuôn mặt, tay chân, da, bụng, ngực.., xem trẻ có bình thường hay không.

Ngoài ra còn có khám chức năng thể chất, sàng lọc thính giác và thị giác cho trẻ sơ sinh, nghe tim phổi,...

Điều mà bố mẹ cần làm tốt là đưa con đi khám đúng giờ, hợp tác với bác sĩ trong quá trình khám, an ủi tinh thần cho trẻ sau khi khám,... tích cực hợp tác với bác sĩ và bảo vệ sức khỏe của con. 

Sau khi trẻ chào đời, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát về sức khỏe.

Sau khi trẻ chào đời, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát về sức khỏe.

Chú ý thời gian cho bú, ngủ, chăm sóc da...

Việc cho trẻ bú là điều quan trọng nhất. Các bà mẹ đang cho con bú nên biết tư thế bú đúng, bú theo nhu cầu và có thể hiểu kịp thời các tín hiệu đói của trẻ như mút ngón tay, khóc,...

Nếu trẻ bú sữa bột, nên chọn sữa bột phù hợp với lứa tuổi, pha theo đúng tỷ lệ. Khi cho trẻ ăn, chú ý đến góc bình sữa để hít quá nhiều không khí. Sau khi cho trẻ ăn xong, hãy chú ý đến việc ợ hơi...

Giấc ngủ cũng rất quan trọng, trẻ dành phần lớn thời gian để ngủ. Bố mẹ cần tạo cho trẻ một môi trường ngủ yên tĩnh và thoải mái. Nhiệt độ phòng phù hợp và ánh sáng dịu nhẹ, khi trẻ lớn lên cần bồi dưỡng thói quen ngủ tốt.

Bố mẹ nên giữ vệ sinh da cho trẻ và tắm cho trẻ hàng ngày nhưng lưu ý nhiệt độ nước không quá cao. Nếu trẻ khóc, hãy thay tã kịp thời để tránh hăm tã, có thể bôi kem chống hăm sau mỗi lần thay tã.

Chú ý chăm sóc dây rốn, trước khi dây rốn rụng, cần được giữ khô ráo, tránh bị ướt...

Chú ý thời gian cho trẻ bú, ngủ, chăm sóc da...

Chú ý thời gian cho trẻ bú, ngủ, chăm sóc da...

Bố mẹ tếp tục học hỏi kiến thức để nuôi dạy con tốt hơn

Trở thành bố mẹ là một sự thay đổi vai trò trong cuộc sống, và bố mẹ cũng cần nỗ lực hết mình để phát triển bản thân.

Bố mẹ có thể đọc sách và tạp chí chuyên nghiệp về nuôi dạy, theo dõi các tài khoản cộng đồng đáng tin cậy,  tiếp tục học hỏi kiến ​​thức và kỹ năng. Bố mẹ cũng có thể tham gia nhiều hoạt động, trao đổi kinh nghiệm với những phụ huynh khác để học hỏi lẫn nhau.

Vì sao trẻ sơ sinh phải khóc khi chào đời? Biết được 3 lý do mẹ nên vui mừng nếu con khóc to - 6

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ