Các chuyên gia đã tổng hợp 3 "bữa sáng giả" phổ biến, cha mẹ nên biết và cần tránh khi chuẩn bị bữa sáng cho con.
Bữa sáng rất cần thiết cho dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ, nếu không ăn sáng, trẻ rất dễ mắc các vấn đề như khả năng miễn dịch kém, suy dinh dưỡng, chậm lớn. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ thường mắc phải một số hiểu lầm khi chuẩn bị bữa sáng cho con, những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tình trạng học tập của trẻ.
Một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em quen với việc bỏ bữa sáng sẽ bị giảm khả năng tập trung, không có khả năng suy nghĩ tích cực và mệt mỏi về thể chất trong thời gian học tập, nhất là những trẻ ở độ tuổi lớp 1 và lớp 2 .
Nếu không ăn sáng, trẻ sẽ ở trạng thái “nhịn ăn” khoảng 12 tiếng, lượng đường dự trữ trong cơ thể đã cạn kiệt, phản ứng hạ đường huyết. Não bộ trở nên kém hưng phấn, sức phản ứng cũng giảm sút, khó tập trung sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả học tập vào buổi sáng.
Các chuyên gia đã tổng hợp 3 "bữa sáng giả" phổ biến, cha mẹ nên biết và cần tránh khi chuẩn bị bữa sáng cho con.
Cháo trắng và bánh hấp
Đối với một số gia đình, cháo trắng và bánh hấp là bữa sáng tiêu chuẩn, nhưng thực tế sự kết hợp này không cung cấp nhiều dinh dưỡng tốt cho trẻ.
Ví dụ, đối với cháo, nguyên liệu chính là gạo và nước, trong gạo chứa lượng đường và tinh bột cao, trong khi đó những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: protein, vitamin, khoáng chất thì chiếm hàm lượng rất thấp. Thực phẩm giàu tinh bột như bánh hấp cũng có vấn đề này.
Tiến sĩ Zhang Wenhong nói rằng trẻ nên ăn một số thức ăn giàu chất dinh dưỡng vào buổi sáng, và trẻ có thể uống nước cháo một cách hợp lý. Mỗi ngày chỉ nên ăn một bữa là đủ thay vì chỉ ăn cháo liền một lúc.
Nếu gia đình đã quen ăn cháo trắng và bánh hấp vào buổi sáng thì nên bổ sung thêm thịt băm, ngũ cốc nguyên hạt, rau.
Nguyên liệu nấu cháo chính là gạo và nước, trong gạo chứa lượng đường và tinh bột cao, trong khi đó những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: protein, vitamin, khoáng chất thì chiếm hàm lượng rất thấp.
Sữa đậu nành và các món chiên rán
Nhiều bậc cha mẹ biết rằng không nên cho con mình ăn các món chiên rán như gà rán, khoai tây chiên, tuy nhiên vẫn có nhiều phụ huynh chuẩn bị kiểu ăn sáng này cho con vì tính tiện lợi của nó.
Khi làm các món chiên rán cần thêm các loại phụ gia tạo phồng có chứa nhôm, phèn chua, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu ăn quá nhiều nhôm sunfat sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh trung ương.
Ngoài ra, chất gây ung thư sẽ sinh ra do nhiệt độ cao trong quá trình chiên, và món chiên ngập dầu cũng sẽ vượt quá tiêu chuẩn về chất béo, dễ làm trẻ tăng cân. Không chỉ có bột chiên xù mà các loại xiên que, bánh quy, chả giò… đều là những thực phẩm có hàm lượng calo cao và nhiều chất béo.
Thêm vào đó, không nên cho trẻ uống sữa đậu nành một cách bừa bãi. Nếu sữa đậu nành không được nấu chín hoàn toàn, nó có thể gây ngộ độc, nôn mửa và đau bụng trong trường hợp nhẹ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng trong trường hợp nặng.
Chuyên gia khuyến cáo, để giữ được chất dinh dưỡng và đảm bảo độ an toàn, tốt nhất mẹ nên tự nấu sữa đậu nành ở nhà, khi nấu sữa đậu nành nếu có nhiều bọt, đó là "sôi giả". Tiếp tục đun khoảng 5 phút, đợi đến khi hết bọt và sôi hẳn thì coi như đã chín, sau đó mẹ có thể yên tâm cho trẻ uống.
Khi làm các món chiên rán cần thêm các loại phụ gia tạo phồng có chứa nhôm, phèn chua, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu ăn quá nhiều nhôm sunfat sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh trung ương.
Đồ ăn để qua đêm và dưa muối
Trên bàn ăn của một số gia đình, nhiều món ăn để qua đêm ăn cùng dưa muối là sự kết hợp phổ biến hơn cả. Nhưng kiểu kết hợp ăn sáng này không có lợi cho sự sức khỏe của bé.
Nhược điểm của dưa muối và đồ ăn qua đêm là chúng chứa nitrit, hàm lượng muối trong dưa chua rất cao, tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến lượng natri quá mức và gây ra huyết áp cao, bệnh tim, bệnh thận và các bệnh khác.
Các kết quả thí nghiệm khoa học đã phát hiện, thức ăn để qua đêm lâu ngày sẽ khiến vi khuẩn phát triển, nitrat trong bát đĩa có thể bị vi khuẩn khử thành nitrit, nitrit là chất gây ung thư, điều này không tốt cho cơ thể con người.
Nhược điểm của dưa muối và đồ ăn qua đêm là chúng chứa nitrit, hàm lượng muối trong dưa chua rất cao, tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến lượng natri quá mức và gây ra huyết áp cao, bệnh tim, bệnh thận và các bệnh khác.
Tiến sỹ, bác sĩ Trương Hồng Sơn cung cấp nhiều thông tin hữu ích dưới đây để giúp cha mẹ hiểu hơn về tầm quan trọng của bữa ăn sáng đối với sức khỏe của trẻ, cũng như nên cho trẻ ăn những món ăn nào, cha mẹ có thể tham khảo và đưa vào thực đơn ăn sáng cho con.
Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn.
Bữa ăn sáng có vai trò quan trọng thế nào đối với sức khỏe của trẻ?
Nghiên cứu trường Đại học King, London (Anh) khảo sát hơn 1.600 đối tượng trẻ em từ 4 - 18 tuổi cho thấy 14% bé trai và 19% bé gái không bao giờ ăn sáng, trong khi có khoảng 50% cả bé trai và bé gái đều bỏ bữa ăn này ít nhất 1 lần trong vài ngày.
Sau mỗi giấc ngủ dài từ 8-10 giờ, bữa sáng là nguồn cung cấp năng lượng chính của não, giúp bổ sung năng lượng cần thiết cho trẻ, thúc đẩy trí nhớ và khả năng tập trung tốt hơn nghiên cứu năm 2013 cho thấy, trẻ ăn bữa sáng thường xuyên có kết quả học tập tốt hơn trong các bài kiểm tra.
Bỏ bữa sáng có thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh hoặc bồn chồn. Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) chỉ ra rằng việc bỏ bữa sáng có thể làm giảm lượng calo tổng thể lên đến 400 calo/ngày.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những đứa trẻ bỏ bữa ăn sáng dễ có nguy cơ bị thiếu hụt chất sắt, calci và i ốt. Một phần ba những người bỏ bữa ăn sáng thậm chí không đáp ứng được mức hấp thu dinh dưỡng được khuyến nghị thấp nhất, trong khi 1/5 đối tượng bị thiếu hụt calci và i ốt.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa tần suất ăn sáng và tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-17 tuổi ở Trung Quốc. từ 2010-2012 cho thấy Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ không ăn sáng trong tuần là 16. 5% (59/356), trẻ thấp còi và gầy còm là 5. 6% (20/358) và 11. 0% (39 / 356), cao hơn đáng kể so với tỷ lệ trẻ ăn sáng hàng ngày.
Bữa sáng giúp kiểm soát cân nặng cho bé. Một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Khi không ăn sáng, cơ thể có nhu cầu bù đắp lại năng lượng thiếu hụt nên các em sẽ ăn nhanh, nhiều và no vào các bữa trưa, chiều tối. Năng lượng cung cấp quá nhiều vào cuối ngày nhưng không có hoạt động thể lực để tiêu hao sẽ tích lũy dưới dạng mỡ và gây thừa cân béo phì.
Ăn sáng thường xuyên có khả năng kiểm soát quá trình trao đổi chất tốt hơn, từ đó ngăn chặn các yêu tố nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bữa sáng cũng có tác dụng tạo dựng những thói quen lành mạnh để xây dựng lối sống lành mạnh hơn.
Cha mẹ lưu ý gì khi chuẩn bị bữa sáng cho con?
Cha mẹ cần lưu ý một số điều sau khi chuẩn bị bữa sáng cho con:
Bữa sáng không ăn quá nhiều calo: Mỗi cơ thể sẽ có lượng calo tiêu thụ calo khác nhau tùy theo cơ địa và tuổi tác nhưng trong đó, lượng calo chiếm 1/4 năng lượng cần thiết mỗi ngày, khoảng từ 400 - 500 calo là thích hợp. Tránh ăn quá nhiều calo, thay vào đó là cần đa dạng các dưỡng chất khác như vitamin, protein, khoáng chất...
Bổ sung thêm sữa: Đây được xem là thời điểm tốt nhất để cơ thể có thể hấp thụ tốt nhất các dưỡng chất trong sữa, bao gồm canxit, protein, vitamin... Ngoài sữa tươi như sữa bò, sữa dê, bạn có thể thay thế bằng sữa chua (ít đường hoặc không đường).
Chọn thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa: Bữa sáng không nên ăn quá nhiều thức ăn giàu dưỡng chất, khó tiêu hóa. Cần chọn thức ăn nhẹ nhàng, đảm bảo dinh dưỡng nhưng dễ tiêu như cháo, súp, bánh mì, trứng luộc... tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn ngọt dễ dẫn đến nặng nề, buồn ngủ.
Ngoài ra, bữa sáng cũng là thời điểm tốt nhất để ăn hoa quả, trái cây và thực phẩm giàu chất xơ để cung cấp vitamin, chất xơ giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả cho 1 ngày.
Uống nhiều nước vào buổi sáng: Sau một đêm ngủ dài, chúng ta thường rơi vào trạng thái thiếu nước, nguyên nhân là cơ thể đã dùng một lượng lớn nước cho việc tiêu thụ thức ăn và chuyển hóa dinh dưỡng
Cho trẻ ăn sáng đúng giờ: Tốt nhất là sau khi thức dậy 20-30 phút. Khi đó hệ tiêu hoá của trẻ đã “sẵn sàng” để chuẩn bị hoạt động cho một ngày dài và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể. Không nên cho trẻ ăn sáng muộn vì sẽ làm rối loạn nhịp sinh hoạt của cơ thể, làm mất cảm giác ngon miệng.
Những món ăn sáng phù hợp với trẻ, cha mẹ nên cho con ăn?
Sữa tươi hoặc sữa công thức: Cần luôn được duy trì vì sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho mỗi bữa sáng. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý nếu trẻ chỉ uống một ly sữa buổi sáng sẽ vẫn không đủ năng lượng cho cả ngày học tập ở trường của trẻ, cần cho trẻ ăn thêm các món ăn khác kèm theo để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
Yến mạch: Giúp trẻ thông mình mà còn rất tốt trong việc giảm cholestorel trong máu, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa chứng ung thư. Chỉ mất khoảng 15 phút để nấu yến mạch cán mỏng mỗi sáng là mẹ đã có một bát cháo yến mạch hoặc yến mạch trộn sữa công thức (sữa tươi) ngon lành cho bữa ăn sáng của trẻ.
Trứng: trứng có chứa nguồn protein và vitamin D dồi dào, là thực phẩm lý tưởng cho ngày mới tràn đầy năng lượng
Sữa chua: Một ly sữa chua trộn trái cây mà trẻ yêu thích vào buổi sáng sẽ là gợi ý tuyệt vời cho trẻ một nguồn dinh dưỡng và năng lượng dồi dào.
Các bé lớn, bước sang tuổi thanh thiếu niên sẽ cần cung cấp nhiều canxi, các nhóm vitamin và khoáng chất thiết yếu để cơ thể phát triển mạnh về chiều cao, thể lực và trí tuệ. Bữa sáng cho bé nên có 1 ly sữa hoặc các chế phẩm từ sữa, 1 lượng thích hợp rau xanh hoặc hoa quả tươi, 100 gram tinh bột (bánh mỳ, bánh bao, cơm, bún, phở,…) hoặc các thực phẩm giàu carbonhydrate khác