Kể chuyện cổ tích cho bé nghe giúp gắn kết tình cảm giữa cha mẹ, cũng như mang tới nhiều lợi ích tuyệt vời cho sự phát triển của trẻ.
Voi và chuột
Ở cuối một ngôi làng nọ là nhà của hai vợ chồng bác chuột chù tử tế và tốt bụng. Cả hai tuy đã lớn tuổi nhưng vẫn chưa có mụn con nào cho vui cửa vui nhà.
Cất công chạy chữa khắp nơi, cuối cùng ông trời cũng rủ lòng thương nên vợ bác chuột đậu thai và hạ sinh được một chú chuột con kháu khỉnh. Hai vợ chồng bác vui mừng khôn xiết, liền sửa soạn vài mâm cơm để thiết đãi hàng xóm.
Chuột con càng lớn càng gầy nhom vì không chịu ăn uống nhiều nên bố mẹ gọi là chuột còi. Tuy vậy chuột còi rất hiền lành ngoan ngoãn, gặp người lớn cậu đều chào hỏi lễ phép. Ai nhờ việc gì cậu cũng đều mau mắn đi ngay không nề hà.
Chuột còi luôn nghĩ ra những trò chơi mới lạ, lại biết nhiều câu chuyện hay. Do đó các bạn nhỏ trong xóm rất thích chơi với chuột còi, thường tìm cậu để chơi chung.
Trong số các bạn của chuột có bạn voi mập. Hễ trông thấy bóng dáng của voi mập mọi người sẽ tản ra ngay vì nó ỷ mình to con nên thường xuyên ăn hiếp bạn bè, nhất là chuột còi.
Có lần cả nhóm chơi đá bóng, voi mập đã cố ý ngáng chân chuột còi khiến cậu ngã đau điếng, đầu bị u một cục to tướng. Vậy mà voi vẫn thản nhiên nói:
Mắt mũi đâu mà không chịu chú ý, ráng chịu à.
Các bạn rất bất bình và tội nghiệp chuột còi nhưng không thể làm được gì.
Ảnh minh họa.
Một hôm lũ trẻ rủ nhau ra bờ sông chơi. Trong khi các bạn chơi xa bờ thì voi mãi bắt bướm đã chạy đến mép sông. Do nơi đây rất trơn trợt nên vọi trượt chân té xuống sông.
Nó sợ hãi vẫy vùng kêu cứu. Một số bạn chần chừ sợ hãi, riêng chuột còi nhanh chân kiếm khúc cây dài đưa voi nắm rồi bảo mọi người kéo voi vào bờ.
Sau hôm ấy voi bị ốm phải nghỉ học ở nhà. Chuột còi lò dò đến thăm bạn. Voi con ngượng nghịu nhìn chuột , lí nhí:
Cảm ơn chuột nhiều nhé… Tớ… xin lỗi…
Không có gì đâu, chúng ta là bạn mà. Nhưng từ nay voi đừng hiếp đáp các bạn nữa nha.
Voi gật đầu, ánh mắt lấp lánh niềm vui.
Dê đen và Dê trắng
Dê đen và Dê trắng cùng sống trong một khu rừng. Hàng ngày, cả hai thường đến uống nước và tìm cái ăn ở trong khu rừng quen thuộc.
Một hôm, Dê trắng đi tìm cái ăn và uống nước suối như mọi khi. Dê đang mải mê ngặm cỏ, bất chợt một con Sói ở đâu nhảy xổ ra.
Sói quát hỏi:
- Dê kia! mi đi đâu?
Dê trắng sợ rúm cả người, lắp bắp:
Dạ, dạ, tôi đi tìm… tìm cỏ non và…và uống nước suối ạ!
Sói lại quát hỏi:
Mi có gì ở chân?
Dạ, dạ, chân của tôi có móng ạ…ạ!
Trên đầu mi có gì?
Dạ, dạ, trên đầu tôi có đôi sừng mới nhú…
Sói càng quát to hơn:
Trái tim mi thế nào?
Ôi, ôi, trái…trái tim tôi đang run sợ…sợ…
Hahaha…
Sói cười vang rồi ăn thịt chú Dê trắng tội nghiệp.
Dê đen cũng đi tới khu rừng để ăn cỏ non và uống nước suối. Đang tha thẩn ngặm cỏ, chợt Sói xuất hiện, nó quát hỏi:
Dê kia, mi đi đâu?
Dê đen nhìn con Sói từ đầu tới chân rồi ngước cổ trả lời:
Ta đi tìm kẻ nào thích gây sự đây! Sói bị bất ngờ, nó hỏi tiếp:
Thế dưới chân mi có gì?
Ảnh minh họa.
Chân thép của ta có móng bằng đồng.
Thế…thế…trên đầu mi có gì?
Trên đầu của ta có đôi sừng bằng kim cương!
Sói sợ lắm rồi, nhưng vẫn cố hỏi:
Mi…mi…trái tim mi thế nào?
Dê đen dõng dạc trả lời:
Trái tim thép của ta bảo ta rằng: hãy cắm đôi sừng kim cương vào đầu Sói. Nào, Sói hãy lại đây.
Ôi trời, sợ quá, con Sói ba chân bốn cẳng chạy biến vào rừng, từ đó không ai trông thấy nó lởn vởn ở khu rừng đó nữa.
Ba chú chim nhỏ
Cũng phải cách đây mấy nghìn năm rồi, ở vùng rộng mênh mông này có rất nhiều ông vua nhỏ. Trong số đó có ông vua núi Coitơ rất thích đi săn. Một lần vua cùng thợ săn của hoàng cung đi săn, lúc ấy dưới chân núi có ba chị em nhà kia đang chăn bò, thấy vua và đám thợ săn đi qua, cô lớn nhất réo gọi hai cô kia, chỉ nhà vua và nói:
– Ê, này, nếu chị không lấy được người này thì chị ở vậy.
Cô thứ hai từ phía bên này núi vừa đáp vừa chỉ vào người đang đi bên phải nhà vua:
– Ê, này, nếu em không lấy được người kia thì em cũng ở vậy.
Cô em út chỉ vào người đang đi bên tay trái nhà vua và reo lên:
– Ê, này, nếu em không lấy được người kia thì em cũng ở vậy.
Hai người đi bên vua chính là hai quan thượng thư. Vua nghe được hết tất cả, nhưng khi về tới hoàng cung nhà vua cho đòi ba cô gái đến, hỏi họ nói những gì ở trong núi ngày hôm qua. Cả ba cô đều không chịu nói. Vua hỏi cô chị cả có muốn lấy mình làm bạn trăm năm không. Cô bằng lòng. Còn hai cô em đều ưng thuận lấy hai quan thượng thư. Cả ba cô đều xinh đẹp, cô chị cả lại có bộ tóc dài óng như tơ.
Một hôm nhà vua phải đi xa, cho mời họ tới ở và chăm sóc luôn hoàng hậu vì bà đang có thai. Vài ngày sau, Hoàng hậu sanh được một cậu con trai kháu khỉnh, lại có núm đồng tiền ở má. Hai cô em bàn nhau hãm hại đứa bé, và họ ném nó xuống nước – hình như ném xuống sông Vêdơ thì phải – ngay lúc đó có một con chim nhỏ bay vút lên và hót:
Ảnh minh họa.
Cũng phải cách đây mấy nghìn năm rồi, ở vùng rộng mênh mông này có rất nhiều ông vua nhỏ. Trong số đó có ông vua núi Coitơ rất thích đi săn. Một lần vua cùng thợ săn của hoàng cung đi săn, lúc ấy dưới chân núi có ba chị em nhà kia đang chăn bò, thấy vua và đám thợ săn đi qua, cô lớn nhất réo gọi hai cô kia, chỉ nhà vua và nói:
– Ê, này, nếu chị không lấy được người này thì chị ở vậy.
Cô thứ hai từ phía bên này núi vừa đáp vừa chỉ vào người đang đi bên phải nhà vua:
– Ê, này, nếu em không lấy được người kia thì em cũng ở vậy.
Cô em út chỉ vào người đang đi bên tay trái nhà vua và reo lên:
– Ê, này, nếu em không lấy được người kia thì em cũng ở vậy.
Hai người đi bên vua chính là hai quan thượng thư. Vua nghe được hết tất cả, nhưng khi về tới hoàng cung nhà vua cho đòi ba cô gái đến, hỏi họ nói những gì ở trong núi ngày hôm qua. Cả ba cô đều không chịu nói. Vua hỏi cô chị cả có muốn lấy mình làm bạn trăm năm không. Cô bằng lòng. Còn hai cô em đều ưng thuận lấy hai quan thượng thư. Cả ba cô đều xinh đẹp, cô chị cả lại có bộ tóc dài óng như tơ.
Một hôm nhà vua phải đi xa, cho mời họ tới ở và chăm sóc luôn hoàng hậu vì bà đang có thai. Vài ngày sau, Hoàng hậu sanh được một cậu con trai kháu khỉnh, lại có núm đồng tiền ở má. Hai cô em bàn nhau hãm hại đứa bé, và họ ném nó xuống nước – hình như ném xuống sông Vêdơ thì phải – ngay lúc đó có một con chim nhỏ bay vút lên và hót:
“Thương ôi chú bé xinh sao,Để cho huệ trắng nhuộm màu tóc tang.”
Nghe tiếng chim hót, hai cô bủn rủn cả người, muốn bỏ mặc hoàng hậu đấy mà đi trốn. Khi nhà vua trở lại hoàng cung, hai cô em kể với nhà vua rằng, hoàng hậu sinh ra một con chó. Nhà vua nói:
– Cái gì trời sinh ra cũng có lý cả.
Có một người thuyền chài vớt được đứa bé, đứa bé vẫn còn thoi thóp. Vì không có con nên hai vợ chồng người đánh cá đem đứa bé về nhà nuôi nấng dạy dỗ cho khôn lớn.
Năm sau vua lại đi xa. Hoàng hậu lại sinh con trai. Máu ganh tị nổi lên, hai cô em lại ném đứa bé xuống sông, ngay lúc đó có một con chim nhỏ bay vút lên và hót:
“Thương ôi chú bé xinh sao,Để cho huệ trắng nhuộm màu tóc tang.”
Vua vừa về tới hoàng cung , hai cô em đã ra đón và kể rằng hoàng hậu lần này cũng sinh ra một con chó. Nhà vua chỉ nói:
– Cái gì trời sinh ra cũng có lý cả.
Người thuyền chài kia lại vớt được đứa bé và đem nó về nhà nuôi nấng dạy dỗ.
Lần này nhà vua lại phải đi xa. Hoàng hậu sinh con gái. Hai cô em độc ác kia lại ném đứa bé xuống sông, ngay lúc đó có một con chim nhỏ bay vút lên và hót:
“Thương ôi cô bé xinh sao,Để cho huệ trắng nhuộm màu tóc tang.”
Khi nhà vua trở về, hai cô em kể rằnghoàng hậu lần này sinh ra một con mèo. Nhà vua nổi giận lôi đình, truyền giam hoàng hậu vào ngục tối. Nhiều năm đã trôi qua mà hoàng hậu vẫn ở trong ngục tối.
Giờ đây các con bà đã trưởng thành, khôn lớn. Một hôm đứa con trai cả muốn cùng các bạn thanh niên khác đi đánh cá. Nhưng bọn kia không muốn cho chàng đi cùng nên chế giễu:
– Đồ con rơi con nhặt mà cũng đòi đi cùng.
Chàng buồn rầu đi về hỏi ông lão đánh cá xem có phải thật thế không. Ông kể chính chàng là đứa bé mà ông đã vớt khi kéo lưới lên. Chàng liền xin cho đi tìm cha. Ông lão đánh cá muốn chàng ở lại nhưng chàng không chịu, ông đành để chàng đi.
Cũng phải cách đây mấy nghìn năm rồi, ở vùng rộng mênh mông này có rất nhiều ông vua nhỏ. Trong số đó có ông vua núi Coitơ rất thích đi săn. Một lần vua cùng thợ săn của hoàng cung đi săn, lúc ấy dưới chân núi có ba chị em nhà kia đang chăn bò, thấy vua và đám thợ săn đi qua, cô lớn nhất réo gọi hai cô kia, chỉ nhà vua và nói:
– Ê, này, nếu chị không lấy được người này thì chị ở vậy.
Cô thứ hai từ phía bên này núi vừa đáp vừa chỉ vào người đang đi bên phải nhà vua:
– Ê, này, nếu em không lấy được người kia thì em cũng ở vậy.
Cô em út chỉ vào người đang đi bên tay trái nhà vua và reo lên:
– Ê, này, nếu em không lấy được người kia thì em cũng ở vậy.
Hai người đi bên vua chính là hai quan thượng thư. Vua nghe được hết tất cả, nhưng khi về tới hoàng cung nhà vua cho đòi ba cô gái đến, hỏi họ nói những gì ở trong núi ngày hôm qua. Cả ba cô đều không chịu nói. Vua hỏi cô chị cả có muốn lấy mình làm bạn trăm năm không. Cô bằng lòng. Còn hai cô em đều ưng thuận lấy hai quan thượng thư. Cả ba cô đều xinh đẹp, cô chị cả lại có bộ tóc dài óng như tơ.
Một hôm nhà vua phải đi xa, cho mời họ tới ở và chăm sóc luôn hoàng hậu vì bà đang có thai. Vài ngày sau, Hoàng hậu sanh được một cậu con trai kháu khỉnh, lại có núm đồng tiền ở má. Hai cô em bàn nhau hãm hại đứa bé, và họ ném nó xuống nước – hình như ném xuống sông Vêdơ thì phải – ngay lúc đó có một con chim nhỏ bay vút lên và hót:
“Thương ôi chú bé xinh sao,Để cho huệ trắng nhuộm màu tóc tang.”
Nghe tiếng chim hót, hai cô bủn rủn cả người, muốn bỏ mặc hoàng hậu đấy mà đi trốn. Khi nhà vua trở lại hoàng cung, hai cô em kể với nhà vua rằng, hoàng hậu sinh ra một con chó. Nhà vua nói:
– Cái gì trời sinh ra cũng có lý cả.
Có một người thuyền chài vớt được đứa bé, đứa bé vẫn còn thoi thóp. Vì không có con nên hai vợ chồng người đánh cá đem đứa bé về nhà nuôi nấng dạy dỗ cho khôn lớn.
Năm sau vua lại đi xa. Hoàng hậu lại sinh con trai. Máu ganh tị nổi lên, hai cô em lại ném đứa bé xuống sông, ngay lúc đó có một con chim nhỏ bay vút lên và hót:
“Thương ôi chú bé xinh sao,Để cho huệ trắng nhuộm màu tóc tang.”
Vua vừa về tới hoàng cung , hai cô em đã ra đón và kể rằng hoàng hậu lần này cũng sinh ra một con chó. Nhà vua chỉ nói:
– Cái gì trời sinh ra cũng có lý cả.
Người thuyền chài kia lại vớt được đứa bé và đem nó về nhà nuôi nấng dạy dỗ.
Lần này nhà vua lại phải đi xa. Hoàng hậu sinh con gái. Hai cô em độc ác kia lại ném đứa bé xuống sông, ngay lúc đó có một con chim nhỏ bay vút lên và hót:
“Thương ôi cô bé xinh sao,Để cho huệ trắng nhuộm màu tóc tang.”
Khi nhà vua trở về, hai cô em kể rằnghoàng hậu lần này sinh ra một con mèo. Nhà vua nổi giận lôi đình, truyền giam hoàng hậu vào ngục tối. Nhiều năm đã trôi qua mà hoàng hậu vẫn ở trong ngục tối.
Giờ đây các con bà đã trưởng thành, khôn lớn. Một hôm đứa con trai cả muốn cùng các bạn thanh niên khác đi đánh cá. Nhưng bọn kia không muốn cho chàng đi cùng nên chế giễu:
– Đồ con rơi con nhặt mà cũng đòi đi cùng.
Chàng buồn rầu đi về hỏi ông lão đánh cá xem có phải thật thế không. Ông kể chính chàng là đứa bé mà ông đã vớt khi kéo lưới lên. Chàng liền xin cho đi tìm cha. Ông lão đánh cá muốn chàng ở lại nhưng chàng không chịu, ông đành để chàng đi.
Rồi chàng lên đường, đi hết ngày này sang ngày khác, sau cùng tới bờ một con sông lớn. Gặp một bà già đang ngồi câu cá, chàng nói:
– Chào mẹ!
– Chào con!
– Chắc lâu lâu mới có một con cá cắn câu mẹ nhỉ?
– Còn con thì còn phải đi tìm lâu lắm mới gặp được cha đẻ mình. Giờ con qua sông bằng cách nào?
– Dạ, cái đó chỉ có trời mới biết.
Bà già liền cõng chàng qua sông. Chàng đi hoài đi mãi mà vẫn chưa gặp được cha. Một năm đã trôi qua, giờ đây người em trai lên đường đi tìm anh. Đến bên bờ sông lớn kia, mọi việc lại xảy ra như đối với người anh cả. Đợi mãi không thấy hai anh trở về, cô em gái sốt ruột, xin bố mình cho đi tìm hai anh. Khi tới bên bờ con sông lớn kia cô gặp một bà vụ già, cô chào:
– Con xin chào mẹ!
– Chào con!
– Lạy trời phù hộ mẹ câu được nhiều cá!
Thấy cô gái ăn nói phúc hậu, bà liền cõng cô qua sông, còn cho cô một cái roi và dặn:
– Con ạ, con cứ đi thẳng theo đường này, nếu dọc đường con có gặp một con chó mực to thì cứ thản nhiên đi qua, không cười mà cũng đừng nhìn nó. Tiếp đó con sẽ tới một lâu đài lớn, cửa để ngỏ, con để roi rơi xuống ngưỡng cửa. Con đi xuyên từ đầu này đến đầu kia của lâu đài, rồi bước ra chỗ giếng sau lâu đài. Từ trong lòng giếng mọc lên một cây cổ thụ, trên cây có treo một chiếc lồng, trong có một con chim.
Con lấy lồng chim xuống và múc ở giếng một cốc nước, con cầm hai thứ ấy và theo đường cũ trở về. Con nhặt cái roi ở ngưỡng cửa lên, nhớ khi đi qua con chó thì quất cho nó một roi vào đúng mõm nó, rồi con đi thẳng về đây với mẹ.
Cô gái nghiệm thấy mọi việc xảy ra đúng như lời bà cụ dặn. Trên đường về cô gặp hai anh, họ đã đi chu du được nửa thiên hạ. Ba anh em cùng đi, tới chỗ con chó mực đang nằm, cô quất roi vào mõm, nó hiện nguyên hình thành một hoàng tử khôi ngô tuấn tú, chàng đã được giải thoát, giờ đây cả bốn người cùng đi.
Tới bờ sông họ gặp lại bà cụ già, bà cõng họ qua sông và chính vì thế mà bà cũng được giải thoát khỏi phép yêu. Họ cùng nhau trở lại nhà ông lão đánh cá, mọi người chuyện trò vui vẻ và treo lồng chim lên cạnh tường.
Người con thứ hai chỉ nghỉ một lúc ở nhà rồi cầm nỏ đi săn. Đi mãi chàng mỏi chân, liền dừng lại lấy sáo ra thổi một bài. Nhà vua đang đi săn trong rừng, nghe tiếng sáo lạ, nhà vua cứ theo hướng tiếng sáo mà đi, tới nơi vua hỏi:
– Ai cho phép ngươi săn ở cánh rừng này?
– Thưa không ai cho phép cả.
– Thế ngươi là con cái nhà ai?
– Thưa tôi là con trai người đánh cá.
– Người đó làm gì có con.
– Nếu bệ hạ không tin lời tôi nói, xin mời bệ hạ cùng đi.
Tới nơi nhà vua hỏi chuyện ông lão đánh cá. Ông kể hết sự tình. Con chim nhỏ trong lồng cũng cất tiếng hót theo:
“Mẹ ngồi buồn tủi, trong cảnh tù đày
Mấy đứa con đây đều là ngoan cả
Hai dì xảo trá
Làm chúng khốn cùng
Quăng chúng xuống sông
Ông già vớt được.”
Nghe chuyện mọi người sững sờ.
Nhà vua đưa chim, đón các con cùng ông lão đánh cá về hoàng cung. Vua sai mở cửa ngục, hoàng hậu nom già nua ốm yếu. Cô con gái đưa cốc nước giếng cho bà uống, da dẻ bà lại hồng hào, người thấy khỏe hẳn ra. Hai cô em quỷ quyệt bị đi đày ngoài hoang đảo. Sau đó lễ cưới công chúa lấy hoàng tử được tổ chức.
Bài học hay từ những câu chuyện cổ tích
Kể chuyện cổ tích cho bé nghe giúp gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái, cũng như mang tới nhiều lợi ích tuyệt vời cho sự phát triển của trẻ. Việc kể chuyện cho bé mỗi ngày sẽ giúp bé cải thiện khả năng chú ý, giúp trẻ lắng nghe người khác hơn.
Kể chuyện cổ tích cho bé nghe giúp gắn kết tình cảm giữa cha mẹ.