Dựa vào sự khác biệt rõ ràng giữa trẻ thường xem TV và trẻ không xem, cha mẹ cần cân nhắc thời gian và thói quen xem TV của con.
Một số trẻ có tính cách bướng bỉnh hơn, khó ăn, hay quậy quá, làm ồn và không chịu nghe lời, vậy nên nhiều phụ huynh đã nghĩ ra một phương án để "dụ" con nghe lời hơn là cho các bé xem TV.
Trẻ con vốn tò mò, thích màu sắc, ánh sáng và các vật chuyển động, mà TV lại thỏa mãn cả ba yếu tố trên. Vậy nên, dù trẻ có phá phách đến đâu, thì khi ngồi trước màn hình TV, trẻ rất vui và chịu khó ngồi yên lặng, chăm chú theo dõi. Một số bậc cha mẹ cho rằng hành vi này của trẻ là biểu hiện của sự tập trung cao độ nhưng thực tế không phải vậy, việc cho trẻ xem TV không có lợi ích như cha mẹ nghĩ.
Năm 1999, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã công bố khuyến cáo về việc trẻ em xem TV. Họ cho rằng cha mẹ nên cấm trẻ em dưới ba tuổi xem TV và không được xem TV quá hai giờ, nếu không sẽ rất có hại cho trẻ. Vậy sự khác biệt giữa trẻ thường xem TV và những trẻ không xem là gì và ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ?
Khoảng cách trong mối quan hệ cha mẹ - con cái
Theo nghiên cứu, nếu trẻ nghiện xem TV trong thời gian dài, khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ sẽ kém hơn rất nhiều so với các bạn cùng lứa tuổi. Nếu cha mẹ không cho phép con xem TV, một số trẻ sẽ ăn vạ, khóc lóc, thậm chí gây sự, về lâu dài cũng ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách và phát triển tâm lý trẻ, có thể tạo ra thêm khoảng cách trong mối quan hệ giữa cha mẹ và các con.
Đối với những đứa trẻ không hay xem TV, trẻ sẽ dành thời gian cho các hoạt động khác, chẳng hạn như chơi với bạn bè, đi công viên với cha mẹ, hoặc làm điều gì đó mà mình thích. Điều này có ích rất nhiều đối với trẻ, không chỉ giúp kích thích tiềm năng của não bộ mà khả năng kiềm chế cảm xúc cũng sẽ được cải thiện.
Trẻ nghiện xem TV về lâu dần ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách và mối quan hệ trong gia đình.
Vì vậy, cha mẹ nên kiên nhẫn, đừng chiều chuộng con quá nhiều mà hãy cùng tham gia nhiều hoạt động với con, thay vì cho con dành quá nhiều thời gian để xem TV, cũng như dạy con biết cách đặt ra quy tắc và thực hiện chúng.
Khả năng diễn đạt kém
Nếu trẻ đã thích xem TV từ khi còn nhỏ, khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ kém hơn các bạn khác, vì phần lớn thời gian trẻ im lặng để tập trung vào màn hình, thay vì trò chuyện và vui chơi với bạn bè.
Các chương trình truyền hình luôn có sức hút đặc biệt với trẻ, khiến trẻ dễ mê đắm trong thế giới ảo đó, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng biểu đạt của bản thân và khả năng tư duy.
Ngược lại, với những đứa trẻ không thường xem TV, trẻ sẽ có thời gian để giao tiếp với người khác, giúp kích thích khả năng ngôn ngữ, phát triển kỹ năng giao tiếp, đây là tiền đề tốt để phát triển một tương lai lành mạnh.
Xem TV nhiều khiến trẻ dễ mắc ADHD
Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ từng tuyên bố rằng nếu trẻ tiếp xúc với TV sớm sẽ dễ mắc hội chứng ADHD. ADHD là một loại rối loạn bao gồm sự kết hợp của các vấn đề khó chú ý, hiếu động quá mức và hành vi bốc đồng.
Hình ảnh nhanh và màu sắc tươi sáng trên TV khiến đứa trẻ dễ bị thu hút, nhưng với sự kích thích ấy trong thời gian dài, sẽ ảnh hưởng đến khả năng chú ý của trẻ, sự tập trung bị phân tán, dễ dẫn đến mắc hội chứng ADHD.
Trẻ luôn im lặng mỗi khi xem TV, nhưng khi không xem TV, trẻ sẽ suy sụp tinh thần và “gây náo loạn” vì não của trẻ đã thích nghi với sự chuyển đổi hình ảnh với tốc độ cao. Vậy nên, nhiều bác sĩ đã khuyến cáo mẹ không nên cho trẻ xem TV quá nhiều.
Trẻ xem TV từ nhỏ cũng ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ.
Cha mẹ nên quản lý việc xem TV của trẻ như thế nào?
Nếu muốn con từ bỏ thói quen xem TV, cha mẹ nên kiên nhẫn và đặt ra các quy tắc và theo dõi sát sao hành động của con. Chẳng hạn như trong một ngày trẻ có thể xem TV trong bao lâu và nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong hôm đó như học 5 từ vựng, luyện viết chữ,... thi không được phép xem TV.
Thông thường, thời gian xem TV của trẻ nên được quy định theo độ tuổi. Nếu trẻ còn nhỏ thì chỉ nên xem trong 20 phút, trẻ tiểu học thì xem trong 40 phút, và cha mẹ có thể tăng dần thời gian xem TV theo độ tuổi của con, nhưng mỗi lần xem không quá 2 tiếng. thời gian xem tivi sẽ tăng dần theo độ tuổi.
Cha mẹ nên đặt ra các quy tắc và quy định thời gian mỗi ngày trẻ được phép xem TV.