Những sai lầm nhỏ nhặt trong giao tiếp hàng ngày của bố mẹ nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính cách của trẻ.
Nhiều người thường nói rằng bố mẹ là tấm gương cho con cái, vậy nên không có gì lạ nếu trẻ học theo những điều xấu của bố mẹ, đôi khi bố mẹ không chú ý đến điều này, nhưng sự thật là trẻ luôn quan sát, ghi nhớ và học theo những hành vi đó.
Nếu bố mẹ mắc các sai lầm trong giao tiếp hàng ngày, dù chỉ là những lỗi nhỏ nhặt cũng có thể ảnh hướng đến tính cách của trẻ về sau. Bố mẹ hãy nhớ rằng, trẻ con rất nhạy cảm, những lời khen của bố mẹ có thể chúng không nhớ hết nhưng nếu chỉ quát mắng một lần thì chúng sẽ nhớ mãi.
Dưới đây là những hành vi xấu phổ biến mà trẻ có thể đã học theo bố mẹ trong giao tiếp hàng ngày.
Ngắt lời người lớn
Nếu trẻ thường xuyên ngắt lời người lớn rất có thể chúng đã thấy hình ảnh của bố mẹ ở đâu đó trong các cuộc trò chuyện hàng ngày và làm theo. Vậy nên, với trường hợp này bố mẹ hãy dạy con biết cách đợi đến lượt của mình trong các cuộc trò chuyện hay cả trong các bữa ăn cùng gia đình, giải thích để trẻ hiểu ngắt lời người lớn là hành vi vô lễ, và trẻ em thì không được phép làm điều đó.
Nếu trẻ thường xuyên ngắt lời người lớn rất có thể chúng đã thấy hình ảnh của bố mẹ ở đâu đó trong các cuộc trò chuyện hàng ngày và làm theo.
Đòi hỏi mua đồ chơi
Hành vi đòi hỏi rất thưởng thấy ở nhiều trẻ, điều này xuất phát một phần do sự chiều chuộng của bố mẹ trước đây.
Tuy nhiên, có một sự thật là bố mẹ không thể mua tất cả đồ chơi cho con, vậy nên dạy trẻ hiểu đúng về việc đòi hỏi là rất quan trọng. Do đó, để tránh trường hợp trẻ đòi hỏi mua mọi thứ, bố mẹ có thể cùng trẻ lập ra danh sách những gì cần mua, mẹ có thể vẽ hình nếu trẻ chưa biết đọc và để trẻ quản lý danh sách đó.
Hành vi đòi hỏi của trẻ một phần xuất phát từ việc chiều chuộng và đáp ứng nhiều yêu cầu của con từ bố mẹ.
Nói chuyện thô lỗ
Việc bố mẹ cư xử thô lỗ hoặc thể hiện cảm xúc tiêu cực với con khi còn nhỏ có thể khiến trẻ ghi nhớ và áp dụng vào những cuộc giao tiếp của chính mình. Khi lớn lên, chúng sẽ trở thành người nóng nảy, dễ mất kiểm soát và hung hăng.
Trẻ học rất nhanh nên điều quan trọng là bố mẹ phải nhận ra những hành xi xấu sớm và giúp con sửa chữa nó. Hãy bắt đầu dạy con biết lễ phép bằng những từ đơn giản như "Làm ơn", "Xin chào", "Cảm ơn" và "Tạm biệt".
Việc bố mẹ cư xử thô lỗ hoặc thể hiện cảm xúc tiêu cực với con khi còn nhỏ có thể khiến trẻ ghi nhớ điều đó.
Chê bai người khác
Khi trẻ thích chê bai người khác, thậm chí chê bai ngay cả bố mẹ mình là do phản ứng gương soi, trẻ thường xuyên tiếp xúc với những người có thói quen dèm pha người khác, dần dần trẻ cũng bị ảnh hưởng theo.
Để khắc phục tình trạng này của con, bố mẹ hãy đưa cho trẻ danh sách những điều nên và không nên nói với người khác, tuy nhiên đây không phải là áp dụng cho tất cả các tình huống nhưng nó cũng góp một phần vào việc trẻ nhận thức về hành vi xấu của mình.
Trẻ thích chê bai người khác là do trẻ thường xuyên tiếp xúc với những người có thói quen chỉ trích, dèm pha người khác.
Phụ thuộc vào bố mẹ
Một đứa trẻ khi lớn lên nếu quá phụ thuộc vào bố mẹ sẽ không thể tự mình xây dựng một cuộc sống tự lập, việc trẻ quá sợ hãi khi rời xa bố mẹ sẽ tạo nên những rào cản về giao tiếp.
Nếu trẻ thích làm điều gì đó có một chút mạo hiểm, thay vì cấm đoán con bố mẹ hãy để trẻ được làm điều mình muốn và ở bên quan sát, hướng dẫn.
Bố mẹ hãy để trẻ làm điều mình thích để rèn giũa tính tự lập cho con.
Làm phiền người khác
Trẻ em thường thích đùa nghịch và thậm chí là hay làm phiền người lạ, khi bố mẹ chưa kịp phản ứng thì có thể trẻ đã làm những hành vi xấu. Vậy nên, dạy trẻ một số quy tắc cư xử và tránh làm phiền người ở nơi công cộng là điều mà bố mẹ nên làm.
Việc bố mẹ dạy con không làm phiền người khác là tạo lập cho con thói quen cư xử văn hóa và lịch sự. Điều này thật sự hữu ích cho tính cách của trẻ trong hiện tại và tương lai.
Mỗi đứa trẻ trong quá trình trưởng thành đều phạm phải những lỗi lầm, vậy nên bố mẹ hãy chú ý quan sát và giúp con điều chỉnh hành vi của mình.