Những kiểu ngủ dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cả thể chất lẫn trí tuệ, bố mẹ nên chú ý điều chỉnh sớm cho con.
Giấc ngủ rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, có tác động lớn đến thể chất và trí tuệ. Đặt trẻ đúng tư thế khi ngủ là một trong những điều kiện quan trọng giúp trẻ đi vào giấc ngủ nhanh nhất.
Trong trường hợp trẻ sủ sai tư thế hoặc sai cách thường sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của trẻ, nếu trẻ mắc phải 8 thói quen ngủ không tốt sau đây, mẹ hãy sửa chữa kịp thời.
Ngủ trên gối cao
Nhiều bà mẹ lo lắng con ngủ không ngon nên thường kê thêm gối cho bé, nhưng theo các chuyên gia bố mẹ không nên cho trẻ nằm gối quá sớm hoặc chọn loại gối quá cao, bởi điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương cột sống và cổ của con.
Lý do là vì cột sống của trẻ sơ sinh hoàn toàn khác so với cột sống của một người trưởng thành. Trong khoảng thời gian này những khớp xương của con vẫn còn rất yếu, em bé cần được nằm thẳng để tránh tuyệt đối những tổn thương không đáng có ảnh hưởng đến cột sống của con.
Thêm vào đó, vật liệu để làm nên ruột và vỏ gối đến từ nhiều nguồn khác nhau và hầu như không được kiểm định chất lượng nên gối có thể trở thành nguồn cơn khởi phát dị ứng hoặc gây khó chịu đối với trẻ khi vào giấc ngủ.
Chưa kể việc gối đầu ở một tư thế nhất định trong thời gian dài có thể dẫn đến sự biến dạng của đầu như móp phải, móp trái, lõm sau…
Chính vì những mối nguy hại trên, việc cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi nằm gối là điều không cần thiết. Thay vào đó, mẹ chỉ nên dùng một chiếc khăn bông mềm dày khoảng 1mm để lót đầu cho bé.
Giấc ngủ rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, có tác động lớn đến thể chất và trí tuệ.
Mở miệng ngủ
Một số bà mẹ nuôi con nhỏ sẽ thấy bé thích thở há miệng nhỏ khi ngủ rất dễ thương, nước dãi chảy ra cũng có biểu hiện như đang đói.
Thực tế, ngậm miệng khi ngủ là cách tốt nhất để duy trì sinh lực, nếu há miệng để thở, trẻ không chỉ dễ hít phải bụi mà còn dễ kích thích khí quản và phổi bởi không khí lạnh, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Bởi thở bằng miệng khi ngủ không phải là một hoạt động sinh học bình thường. Cơ thể con người được tạo ra tự nhiên để thở bằng mũi và việc thở bằng mũi rất quan trọng khi nó là yếu tố cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe.
Vì mũi lọc không khí chúng ta hít vào, loại bỏ chất độc và các phần tử lạ. Không khí sẽ được làm ẩm và làm ấm khi qua mũi để phù hợp với phổi đồng thời giúp chúng ta ngửi được mọi mùi vị ở thế giới xung quanh. Việc thở bằng miệng có thể thỉnh thoảng diễn ra khi chúng ta nói chuyện hoặc tham gia vào các hoạt động thể chất.
Do vậy nếu trẻ thường xuyên thở bằng miệng lúc ngủ thì có thể trẻ đang gặp một số vấn đề về sức khỏe.
Nghiêm trọng đó có thể là biểu hiện của chứng ngưng thở lúc ngủ. Đây là một chứng rối loạn giấc ngủ xảy ra khi các mô của đường hô hấp trên và vòm miệng mềm sập xuống khi ngủ, làm tắc một phần hoặc hoàn toàn nguồn cung cấp không khí.
Khi phát hiện bé có thói quen há miệng khi ngủ, bố mẹ hãy kịp thời điều chỉnh, trong một số trường hợp nghiêm trọng nên đưa trẻ đến bệnh việc để kiểm tra, phát hiện rõ nguyên nhân và có phương pháp sửa chữa kịp thời.
Trùm kín đầu khi ngủ
Một số trẻ nhỏ có thói quen trùm chăn kín đầu, giúp bé dễ đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên khi bé đã ngủ, phụ huynh nên kéo chăn khỏi đầu bé, ngang tới cổ để đảm bảo vẫn giữ ấm cơ thể.
Thực tế, điều này là phản khoa học và không tốt cho sức khỏe. Che đầu bằng chăn bông khi ngủ. Khi nồng độ carbon dioxide trong chăn tăng lên, nồng độ oxy sẽ tiếp tục giảm xuống.
Theo thời gian, nó sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy, dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém, gặp ác mộng, chóng mặt và mệt mỏi sau khi thức dậy.
Khi phát hiện trẻ ngủ mà chăn bông trùm kín đầu, cần kịp thời phơi đầu cho trẻ, để trẻ được hít thở không khí trong lành, không bị ngột ngạt.
Để tạo giấc ngủ tốt cho con, mẹ nên chú ý giảm ánh sáng trong phòng ngủ, hạn chế tiếng ồn, hạn chế tiếp xúc ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, từ các thiết bị điện tử trước khi ngủ.
Nếu trẻ thường xuyên ngủ gối cao, mở miệng khi ngủ thì bố mẹ cần điều chỉnh sớm cho con.
Bật quạt hoặc điều hòa mạnh khi ngủ
Vào mùa hè, vì thời tiết nóng nực nên ở nhà ai cũng thích bật điều hòa hoặc quạt mạnh. Trên thực tế, nếu trẻ thường xuyên nằm ngủ gặp gió thổi, cổ và lưng lạnh sẽ dẫn đến tắc nghẽn các cơ và bàng hệ, sinh ra cứng khớp và đau nhức vào buổi sáng, vận động không được trơn tru.
Các nghiên cứu cho thấy, việc bật quạt có thể khiến mồ hôi và độ ẩm bay hơi nhanh hơn đáng kể, từ đó dẫn đến tình trạng mất nước, khô miệng và đường mũi.
Nếu trẻ đang có chứng dị ứng nào đó, hãy hạn chế ngủ mở quạt. Theo các nhà nghiên cứu, gió tạo ra từ quạt có thể giúp lưu thông các phần tử gây dị ứng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như hen suyễn, khô mắt, dị ứng mắt và sốt hoa cỏ.
Mặc đồ ngủ quá chật
Một số phụ huynh thích mặc quần áo bó sát cho con vì cảm thấy rằng nó sẽ giúp giữ ấm. Nhưng trên thực tế, những bộ đồ ngủ quá chật sẽ không chỉ ảnh hưởng đến hô hấp mà còn dẫn đến tuần hoàn máu, rất dễ bị tỉnh giấc khi ngủ.
Đồng thời, nếu quấn trẻ trong rất nhiều lớp, khiến trẻ bị quá nóng và còn liên quan đến nguy cơ hội chứng chết đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDS). Mặc dù nguy cơ sẽ giảm đi khi trẻ trên 6 tháng, nhưng kể cả những trẻ tập đi thì nguy cơ này vẫn tồn tại.
Để giữ ấm cho bé, mẹ có thể sử dụng nhiệt kế để xác định chính xác nhiệt độ phòng. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần học cách cảm nhận và tin vào trực giác của mình. Nếu bố mẹ cảm thấy thoải mái trong bộ đồ ngủ của mình, thì cũng nên mặc cho bé bộ độ ngủ của bé với chất liệu tương tự.
Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ
Trong trường hợp bình thường, không nên ăn trước khi đi ngủ 1 tiếng, vì ăn quá no trước khi đi ngủ sẽ khiến não bộ hưng phấn, khó đi vào giấc ngủ hoặc khó đi vào giấc ngủ sâu.
Hơn nữa, cơ thể con người có khả năng trao đổi chất thấp nhất vào ban đêm, ăn trước khi ngủ sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa trong cơ thể, gây khó tiêu, lâu ngày dẫn đến béo phì.
Vì thế, để kiềm chế tình trạng này, việc quan trọng cần làm là đảm bảo trẻ em có bữa tối đúng giờ. Nếu ăn đêm trở thành một thói quen, trẻ sẽ tăng cân do hấp thụ quá mức, gây ra thừa cân hoặc béo phì.
Hãy tạo cho trẻ môi trường ngủ tốt để giúp con phát triển thuận lợi hơn.
Người lớn ngủ đối mặt với trẻ
Mặc dù trẻ ngủ chung với bố mẹ mang đến một số tác động tích cực nhưng các chuyên gia nhi khuyến cáo không nên cho bé ngủ chung giường với bố mẹ, đặc biệt là khi bố mẹ ngủ đối mặt với trẻ.
Khi bé ngủ đối mặt với bố mẹ, lượng CO2 do người lớn thải ra không thoát được sẽ khiến bé khó thở. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bé luôn bất an, trằn trọc và quấy khóc nhiều.
Đồng thời, điều này rất dễ dẫn đến việc cung cấp oxy cho não không đủ, dẫn đến mất ngủ , mơ màng, chóng mặt và mệt mỏi sau khi thức dậy. Hơi thở người lớn có thể ẩn chứa vi khuẩn gây bệnh, trẻ hít phải lâu ngày có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.