Bé gái mắc bệnh dạ dày, ngừng tăng chiều cao, bác sĩ cảnh báo 3 món ăn sáng độc hại

Hạ Mây - Ngày 24/11/2021 10:40 AM (GMT+7)

Theo các bác sĩ, có một số món ăn cha mẹ nên tránh cho con ăn quá nhiều vào buổi sáng, đặc biệt 3 loại thực phẩm sau đây. 

Bé gái mắc bệnh dạ dày, ngừng tăng chiều cao, bác sĩ cảnh báo 3 món ăn sáng độc hại - 1

Chị Vịnh Nghi cùng gia đình đang sinh sống tại Trung Quốc, chị có một cô con gái năm nay lên 8 tuổi, cô bé trông rất lanh lợi và xinh xắn với khuôn mặt nhỏ nhắn, đôi mắt to và khuôn miệng nhỏ, những ai từng gặp đều rất yêu quý cô bé.  

Tuy nhiên, từ đâu năm nay, chị Vịnh Nghi phát hiện cân nặng của con gái ngày càng giảm sút, cô bé rất biếng ăn, chiều cao cũng vì thế mà chậm phát triển hơn so với bạn bè. Nhận thấy tình trạng bất thường ở con, chị Vịnh Nghi quyết định đưa cô bé đến gặp bác sĩ để thăm khám. 

Sau khi thăm khám, bác sĩ cho biết cô bé đang mắc bệnh về dạ dày, lá lách và tỳ vị suy yếu, khiến cho thức ăn bị tích tụ, dẫn đến tình trạng biếng ăn, cơ thể thiếu dinh dưỡng sẽ dẫn đến tình trạng còi cọc, không cao lớn được. 

Chị Vịnh Nghi chia sẻ rằng, thời gian trước vì quá bận rộn nên thường cho cô bé ăn thức ăn nhanh vào buổi sáng được mua ở cửa hàng tiện lợi, cô bé cũng thích những món ăn này nên chị càng cho con ăn nhiều hơn. Khi biết được nguyên nhân, các bác sĩ vô cùng tức giận vì chế độ dinh dưỡng không phù hợp này.

Bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày cho cả người lớn và trẻ em. Theo các bác sĩ, có một số món ăn cha mẹ nên tránh cho con ăn quá nhiều vào buổi sáng, đặc biệt 3 loại thực phẩm này. 

Bé gái mắc bệnh dạ dày, ngừng tăng chiều cao, bác sĩ cảnh báo 3 món ăn sáng độc hại - 2

3 món thức ăn mẹ không nên cho trẻ ăn vào buổi sáng

Sữa chua

Sữa chua là một sản phẩm được làm từ sữa, qua quá trình lên men tự nhiên thì acid lactic sẽ được tạo thành. Loại thực phẩm này mang hương vị thơm ngon và phù hợp khẩu vị của rất nhiều người, đặc biệt được trẻ nhỏ ưa thích.

Quan trọng hơn thế, lợi ích của sữa chua với sức khỏe vô cùng ấn tượng và đáng quan tâm. Nó tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giảm cân an toàn, tăng cường miễn dịch, cung cấp vitamin và canxi cho cơ thể.

Thế nhưng không phải cứ ăn sữa chua là tốt, mà chúng ta cần biết cách ăn sữa chua đúng thì việc sử dụng mới có ý nghĩa tích cực. Ngược lại, nếu làm sai cách có thể gây ảnh hưởng không tốt tới cơ thể.

Sữa chua tốt nhất nên ăn cho trẻ sau bữa chính, dùng làm món tráng miệng.

Sữa chua tốt nhất nên ăn cho trẻ sau bữa chính, dùng làm món tráng miệng.

Sữa chua tốt nhất nên ăn sau bữa chính, dùng làm món tráng miệng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bà mẹ cho trẻ ăn sữa chua như bữa chính, nếu cho trẻ ăn sáng mỗi ngày theo cách này không những không làm tăng dinh dưỡng cho trẻ mà còn làm tổn thương tỳ vị, dạ dày của trẻ từng chút một, khiến trẻ bị tích tụ thức ăn thường xuyên sinh ra bệnh tật.

Đồ chiên rán

Nhiều bậc cha mẹ thích cho trẻ ăn đồ chiên rán có sẵn như gà chiên, khoai tây, xúc xích... vì tính tiện lợi của nó. Tuy nhiên, đồ ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ đồ nếu ăn quá thường xuyên vào buổi sáng sẽ làm giảm chức năng vận chuyển của tỳ vị và dạ dày, lâu ngày dễ tăng nguy cơ trẻ béo phì, và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.

Đồng thời, thức ăn chiên rán sau khi chiên, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm bị phá hủy khá nhiều, hơn nữa còn sản sinh ra một số chất có hại cho sức khỏe. Thêm vào đó, thực phẩm qua nhiệt độ cao, ngấm nhiều dầu rất khó tiêu hóa. Nếu uống kèm thêm với sữa có nhiều chất béo sẽ tạo thành bữa ăn sáng có hàm lượng chất béo cao quá mức dung nạp.

Đồ ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ đồ nếu ăn quá thường xuyên vào buổi sáng sẽ làm giảm chức năng vận chuyển của tỳ vị và dạ dày, lâu ngày dễ tăng nguy cơ trẻ béo phì, và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.

Đồ ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ đồ nếu ăn quá thường xuyên vào buổi sáng sẽ làm giảm chức năng vận chuyển của tỳ vị và dạ dày, lâu ngày dễ tăng nguy cơ trẻ béo phì, và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.

Thịt xông khói, thịt hộp

Thịt chứa nhiều protein tốt cho quá trình phát triển của trẻ, nhiều bà mẹ cho con ăn nhiều thịt nhằm bổ sung dưỡng chất này. Tuy nhiên, không phải loại thịt nào cũng có lợi, điển hình như thịt xông khói, thịt hộp, trẻ ăn nhiều lâu dần ảnh hưởng đến dạ dày, sức khỏe. 

Theo các nghiên cứu dinh dưỡng, thịt đóng gói đóng hộp, thịt đã qua xử lý chứa hàm lượng nitrat rất lớn. Bắt đầu một ngày mới bằng các loại thịt này sẽ làm gia tăng nguy cơ bị ung thư ở trẻ. Mẹ có thể thay thế lượng protein cần nạp cho trẻ buổi sáng bằng những thực phẩm lành mạnh hơn như trứng, sữa và phô mai.

Bé gái mắc bệnh dạ dày, ngừng tăng chiều cao, bác sĩ cảnh báo 3 món ăn sáng độc hại - 5

Trẻ có vấn đề về tỳ vị và dạ dày, làm sao cha mẹ có thể nhận biết?

Trong quá trình nuôi dưỡng, nếu trẻ gặp vấn đề về sức khỏe cơ thể sẽ phát ra một số tín hiệu, mẹ nên chú ý theo dõi nhằm phát hiện kịp thời và giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.

Bé gái mắc bệnh dạ dày, ngừng tăng chiều cao, bác sĩ cảnh báo 3 món ăn sáng độc hại - 6

Ăn không ngon miệng

Tỳ vị cũng giống như dạ dày, cũng ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hóa thức ăn. Nếu tỳ vị kém thì thức ăn không vận chuyển được, gây ra tình trạng trẻ luôn không muốn ăn và biếng ăn. Vì vậy, khi trẻ thường biếng ăn, không muốn ăn, hay chướng bụng sau khi ăn thì cần xem xét trẻ có bị thiếu tỳ vị hay không.

Táo bón hoặc tiêu chảy

Trẻ thiếu tỳ vị không thể vận chuyển các chất lỏng trong cơ thể xuống ruột già, có thể gây khô đường tiêu hóa và gây táo bón. Đặc biệt là trẻ em tỳ vị hư nhược. Do chất độc tích tụ trong cơ thể, không thể đào thải ra ngoài và hấp thụ nhiều lần nên trẻ bị thiếu hụt tỳ vị, sẽ thường gặp các vấn đề như táo bón, tiêu chảy.

Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu, thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa, cha mẹ nên chú ý.

Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu, thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa, cha mẹ nên chú ý.

Khả năng miễn dịch thấp, dễ bị cảm lạnh

Những trẻ gặp vấn đề về dạ dày thường biếng ăn, chán ăn và chậm tăng cân do trẻ không ăn uống được nhiều, từ đó thiếu hụt các chất dinh dưỡng, khi dưỡng dưỡng không dung nạp không đủ cho cơ thể sẽ dễ dẫn đến khả năng miễn dịch thấp, trẻ dễ ốm vặt, cảm lạnh. 

Trong trường hợp này, nếu cha mẹ càng tìm cách ép con ăn nhiều hơn thì lại vô tình khiến bệnh dạ dày ở trẻ tiến triển nặng nề hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, đặc biệt là tâm lý của trẻ.

Trẻ gầy và thấp hơn so với bạn bè cùng lứa tuổi

Trẻ có tỳ vị và dạ dày kém thường gầy và thấp hơn so với các bạn cùng lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ bị tỳ vị hư nhược không nên bổ sung quá nhiều dinh dưỡng, vì tỳ vị và dạ dày vốn đã yếu, không vận chuyển được thức ăn.

Trẻ ăn càng nhiều thì khả năng vận chuyển thức ăn càng ít, hoặc ăn quá nhiều có thể khiến thức ăn bị tích tụ. Do đó, khi nhận biết trẻ đang gặp các vấn đề về dạ dày, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám nhằm có phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu tỳ vị kém thì thức ăn không vận chuyển được, gây ra tình trạng trẻ luôn không muốn ăn và biếng ăn.

Nếu tỳ vị kém thì thức ăn không vận chuyển được, gây ra tình trạng trẻ luôn không muốn ăn và biếng ăn. 

Bé gái mắc bệnh dạ dày, ngừng tăng chiều cao, bác sĩ cảnh báo 3 món ăn sáng độc hại - 9

Cha mẹ nên làm thế nào để nuôi dưỡng con khỏe mạnh, ít ốm đau?

Theo các bác sĩ, cha mẹ nên chú ý làm tốt 2 việc sau nhằm giúp điều chỉnh sức khỏe và tránh gặp các bệnh về tiêu hóa.

Chú ý điều hòa lá lách và dạ dày của trẻ

Một khi lá lách và dạ dày của trẻ hoạt động kém, thức ăn có thể bị tích tụ trong cơ thể, gây hại cho sức khỏe. Do đó, muốn con khỏe mạnh thì bố mẹ nên chú ý điều hòa tỳ vị, dạ dày cho trẻ. Nếu trẻ ăn uống tốt và tiêu hóa nhanh thì cơ thể trẻ mới có thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Đậu phộng, đậu nành, cà rốt, khoai mỡ,… có tác dụng bồi bổ dạ dày, bố mẹ nên cho con ăn nhiều để duy trì sức khỏe.

Trẻ em thường xuyên tham gia các môn thể thao không chỉ giúp loại bỏ độ ẩm dư thừa trong cơ thể mà còn có tác dụng rèn luyện cơ thể, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa trong dạ dày và ruột.

Trẻ em thường xuyên tham gia các môn thể thao không chỉ giúp loại bỏ độ ẩm dư thừa trong cơ thể mà còn có tác dụng rèn luyện cơ thể, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa trong dạ dày và ruột.

Khuyến khích trẻ hình thành thói quen vận động

Trẻ em thường xuyên tham gia các môn thể thao không chỉ giúp loại bỏ độ ẩm dư thừa trong cơ thể mà còn có tác dụng rèn luyện cơ thể, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa trong dạ dày và ruột, nâng cao khả năng trao đổi chất của cơ thể, từ đó giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Ngoài ra, tập thể dục cũng có thể giúp con bạn luôn vui vẻ, giảm bớt áp lực học tập, cải thiện chất lượng giấc ngủ và cho phép trẻ lớn lên khỏe mạnh.

5 nhóm thực phẩm siêu hại, mẹ vô tư cho con ăn làm giảm chiều cao và trí thông minh
Những loại thực phẩm sau có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên tránh cho con ăn.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ Sohu/
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cách tăng chiều cao cho trẻ