Bố mẹ đau đầu vì con đi học bắt chước bạn nói bậy, TS tâm lý chỉ cách xử lý

Thi Thi - Ngày 05/11/2022 11:41 AM (GMT+7)

Bố mẹ nên tìm ra nguyên nhân vì sao trẻ thường xuyên nói hỗn, chửi bậy từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp cho con.

Bố mẹ đau đầu vì con đi học bắt chước bạn nói bậy, TS tâm lý chỉ cách xử lý - 1

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân tác động đến việc trẻ nhỏ hình thành thói quen nói bậy, nhất là ở độ tuổi tập nói từ 1 đến 3 và lớn hơn khi con bắt đầu đi học là từ 4 đến 7 tuổi.

Trong trường hợp này thay vì nổi nóng hay quát mắng, bố mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao con nói bậy để có phương pháp uốn nắn phù hợp. 

Theo nhận định của các chuyên gia, dưới đây là 3 nguyên nhân chủ yếu tác động chính đến cách sử dụng ngôn ngữ hàng ngày của trẻ ở giai đoạn đang phát triển.

Bố mẹ đau đầu vì con đi học bắt chước bạn nói bậy, TS tâm lý chỉ cách xử lý - 2

Trẻ bắt chước, ảnh hưởng từ môi trường sống

Hầu như chúng ta đều biết trẻ nhỏ có khả năng học hỏi, bắt cưới rất nhanh. Đặc biệt, trẻ vẫn chưa phân biệt được đúng sai nên dễ sao chép những điều chưa tốt.

Nếu một đứa trẻ sống trong gia đình có nhiều thành viên thường xuyên nói tục, chửi bậy thì sẽ dần dần hình thành theo thói quen nguy hiểm này.

Trẻ đang tập nói sẽ rất dễ bắt chước những ngôn ngữ mới lạ.

Trẻ đang tập nói sẽ rất dễ bắt chước những ngôn ngữ mới lạ.

Đặc biệt ở độ tuổi trẻ đang tập nói, nên rất dễ bắt chước những ngôn ngữ mới lạ. Môi trường xung quanh nhiều người thường nói tục, chửi bậy thì rất khó để trẻ tránh được việc nói bậy.

Ngoài ra, nguyên nhân khiến trẻ nói tục, chửi bậy còn do việc tiếp thu từ phim ảnh, internet hay nói tục để thể hiện cái tôi với bạn bè.

Do vậy, các bậc phụ huynh cần có những biện pháp uốn nắn và lời khuyên phù hợp để xử trí trước tình huống trẻ nói tục, chửi bậy.

Tuyệt đối không mắng trẻ bằng những câu nói tục hay có những hành động xấu, chửi bậy trước mặt trẻ. Một khi trẻ nghe được từ miệng bố mẹ những từ bậy bạ, trẻ sẽ bắt chước rất nhanh và rất khó thuyết phục trẻ không được nói như thế.

Bố mẹ đau đầu vì con đi học bắt chước bạn nói bậy, TS tâm lý chỉ cách xử lý - 4

Trẻ không được giáo dục nghiêm khắc, sửa lỗi từ bé

Có một nghiên cứu đã chứng minh việc nói bậy có thể giúp giảm đau, khiến ta cảm thấy thoải mái hơn. Hơn nữa, trẻ thường chỉ nói bậy như một hình thức thử nghiệm do học từ người lớn.

Vì thế, nhiều người cho rằng bản thân việc trẻ nói bậy không quá nặng nề như chúng ta nghĩ. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không nghiêm khắc giáo dục, sửa lỗi, trẻ sẽ dễ hình thành thói quen xấu. 

Khi nghe thấy trẻ nói bậy từ nhỏ mà phụ huynh không giải thích, không điều chỉnh ngay thì từ hành vi sẽ trở thành thói quen khó thay đổi.

Do đó, bố mẹ nên xem xét tình trạng, mức độ của con và nên hướng trẻ nói những từ dễ chấp nhận, trong những hoàn cảnh nhất định.

Bố mẹ cnên nghiêm khắc giáo dục khi con thường xuyên nói hỗn, chửi bậy.

Bố mẹ cnên nghiêm khắc giáo dục khi con thường xuyên nói hỗn, chửi bậy.

Bố mẹ đau đầu vì con đi học bắt chước bạn nói bậy, TS tâm lý chỉ cách xử lý - 6

Trẻ muốn gây sự chú ý, quan tâm của người khác

Với những gia đình mà trẻ ít được quan tâm trò chuyện cũng dẫn đến trẻ hay nói bậy để gây sự chú ý và tìm người chơi cùng. Chính vì thế, bố mẹ cần dành thời gian cho con, chơi cùng con để trẻ tránh được cảm giác cô đơn, lạc lõng.

Nếu thấy con nói bậy dù chỉ là lần đầu, bố không nên xem đó là chuyện bình thường. Bởi nói bậy không chỉ là cách sử dụng ngôn ngữ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức, nhân cách và cách sống của trẻ về sau.

Tiến sĩ tâm lý Kiều Thị Thanh Trà, đã đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp phụ huynh có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề này, cũng như phương pháp điều chỉnh phù hợp khi con thường xuyên nói bậy hay học theo những thói quen xấu.

Tiến sĩ tâm lý Kiều Thị Thanh Trà, Trường Đại học Sư phậm Tp.HCM.

Tiến sĩ tâm lý Kiều Thị Thanh Trà, Trường Đại học Sư phậm Tp.HCM.

Bố mẹ đau đầu vì con đi học bắt chước bạn nói bậy, TS tâm lý chỉ cách xử lý - 8

Thưa chuyên gia, nguyên nhân vì sao nhiều trẻ nhỏ nói bậy, đặc biệt ở giai đoạn tập nói và đến tuổi đi học?

Ở giai đoạn tuổi nhỏ, đặc biệt là giai đoạn tập nói, một số trẻ nhỏ có thể nói bậy có thể đơn thuần là trẻ đang khám phá để hình thành và phát triển ngôn ngữ, hoặc trẻ bắt chước từ một ai đó mà trẻ tình cờ nghe được, hoặc trẻ nói như vậy vì nghĩ đây là cách thu hút sự chú ý.

Trong đa số trường hợp, trẻ nhỏ thường không thực sự hiểu nghĩa của những từ ngữ này và việc sử dụng những từ ngữ như vậy là không được phép.

Bố mẹ đau đầu vì con đi học bắt chước bạn nói bậy, TS tâm lý chỉ cách xử lý - 9

Mặc khác, nhiều người nhận định rằng, trẻ thường xuyên nói bậy là cách thể hiện sự chống đối, trẻ đang gặp vấn đề về tâm lý và phát triển nhân cách, theo chuyên gia nhận định này có đúng không và chuyên gia nghĩ sao về điều này?

Không có bằng chứng cụ thể để đưa ra kết luận rằng trẻ thường xuyên nói bậy là cách thể hiện sự chống đối hay gặp vấn đề về tâm lý và phát triển nhân cách.

Như đã chia sẻ, trên thực tế, có nhiều nguyên nhân ẩn đằng sau hành vi này ở trẻ. Vì vậy, vấn đề cốt lõi là bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể là gì để có biện pháp giáo dục phù hợp

Bố mẹ đau đầu vì con đi học bắt chước bạn nói bậy, TS tâm lý chỉ cách xử lý - 10

Việc trẻ thường xuyên nói bậy có hại cho trẻ không?

Chúng ta cho rằng việc trẻ thường xuyên nói bậy sẽ ảnh hưởng xấu đến trẻ. Tuy nhiên, không có bằng chứng rõ ràng để xác nhận việc trẻ thường xuyên nói bậy có gây hại cho trẻ hay không.

Trong trường hợp nói tục, chửi thề như là một hình thức của bạo lực tinh thần thì có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho cả trẻ lẫn những người xung quanh.

Ngược lại, nếu không tồn tại như là một kiểu bạo lực tinh thần, việc trẻ nói bậy thường gây khó chịu cho những người xung quanh chủ yếu liên quan đến các giá trị, chuẩn mực đạo đức, văn hoá và dễ dẫn đến trẻ bị “dán nhãn” là một đứa trẻ hư, không được giáo dục đầy đủ.

Bố mẹ đau đầu vì con đi học bắt chước bạn nói bậy, TS tâm lý chỉ cách xử lý - 11

Trẻ đến tuổi đi học sẽ tiếp xúc với bạn bè, lúc này trẻ có thể học nói bậy từ bạn bè, bố mẹ nên làm gì để con mình không nói bậy và tránh học các thói quen xấu từ bạn?

Trẻ có thể bắt chước bất kỳ ai xung quanh trẻ (ngay cả từ phim ảnh hay các video clip trên internet), vì vậy để giáo dục trẻ, bố mẹ có thể:

- Bày tỏ thái độ rõ ràng với trẻ khi nghe được trẻ nói bậy, không phớt lờ hay phản ứng thái quá.

- Trao đổi với trẻ về cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp trong các tình huống khác nhau.

- Thiết lập nguyên tắc ứng xử trong gia đình, chẳng hạn như “Nói lời hay, làm việc tốt” và cùng trẻ thực hiện.

- Hướng dẫn cho trẻ cách bày tỏ cảm xúc một cách phù hợp thay vì nói tục, chửi thề, chẳng hạn như “Con đang cảm thấy vô cùng bực bội”.

- Làm gương cho trẻ. Hành vi, cách cư xử của bố mẹ chính là những khuôn mẫu đầu tiên và quan trọng nhất đối với trẻ. Vì vậy, để trẻ không nói tục, chửi thề hay có những hành vi không phù hợp thì chính bố mẹ cần phải hết sức cẩn trọng với lời nói và hành vi của mình để làm gương cho trẻ.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ. Trong trường hợp bố mẹ cảm thấy không thể xử lý hoặc kiểm soát tốt các tình huống khi trẻ nói tục, chửi thề hoặc có hành vi không phù hợp, việc tìm kiếm sự hỗ trợ là cần thiết. Sự hỗ trợ này có thể đến từ người thân, bạn bè hoặc thậm chí tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ chuyên viên tâm lý.

5 kiểu bố mẹ dễ nuôi dạy con giỏi giang, ngoan ngoãn
Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng, những kiểu bố mẹ sau đây dễ nuôi dạy con trở nên ngoan ngoãn và thành công.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời