Con hỏi: "Bố mẹ có nhiều tiền không?", TS tâm lý mách câu trả lời khiến trẻ nể phục

Hạ Mây - Ngày 23/06/2022 19:03 PM (GMT+7)

Bố mẹ mẹ nên sớm giáo dục con về giá trị lao động và cách sử dụng tiền bạc trong cuộc sống.

Con hỏi: amp;#34;Bố mẹ có nhiều tiền không?amp;#34;, TS tâm lý mách câu trả lời khiến trẻ nể phục - 1

Có bao giờ phụ huynh nhận được câu hỏi như: "Mẹ ơi, nhà chúng ta có giàu không", "Bố mẹ có nhiều tiền không?". Lúc đó, câu trả lời của chúng ta là gì? Liệu phụ huynh sẽ nói thật về gia đình mình hay né tránh câu hỏi của con?

Thực tế, nhiều bậc bố mẹ Việt thường e ngại khi đề cập đến chuyện tiền bạc với con. Họ sợ rằng nếu nói gia đình có tiền sẽ khiến con sinh hư, vòi vĩnh, tiêu xài phung phí, nên hầu hết thường lảng tránh nếu trẻ vô tình hỏi về tiền bạc.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bố mẹ nên sớm giáo dục con về giá trị lao động và cách sử dụng tiền bạc trong cuộc sống. Nếu trẻ không có nhận thức về đồng tiền khi nhỏ thì khi lớn lên sẽ đối mặt với những vấn đề như: Không kiểm soát được cách tiêu dùng, không nhận thức được nhu cầu bản thân, hay không có kiến thức về đầu tư.

Do đó, ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ nên tập trung dạy trẻ 3 điều cơ bản sau đây, có thể giúp trẻ hiểu về tình hình về tài chính gia đình, cũng hình thành những khái niệm về tiền bạc, biết tiết kiệm trong tương lai. 

Con hỏi: amp;#34;Bố mẹ có nhiều tiền không?amp;#34;, TS tâm lý mách câu trả lời khiến trẻ nể phục - 2

Hãy nói cho con biết tiền không tự nhiên mà có

Bố mẹ cần sớm cho trẻ hiểu rằng mọi thứ chúng ta được hưởng đều phải đánh đổi bằng sức lao động và sự cố gắng, để con hiểu mình kiếm được tiền thông qua sức lao động. Tính chất, cường độ, khối lượng công việc khác nhau nên giá trị tạo ra khác nhau và số tiền thu về được cũng khác nhau.

Mặc dù điều này không có nghĩa bố mẹ nên trả tiền để con làm việc nhà vì đây là những việc trẻ phải làm ngay cả khi không được thưởng bất kỳ khoản tiền nào.

Nhưng bố mẹ có thể khuyến khích con học cách thiết lập bán hàng, thanh lý đồ cũ hoặc làm cỏ trong sân vườn hàng xóm khi đủ lớn. Bằng cách này trẻ sẽ hiểu được kiếm tiền là công việc không hề dễ dàng.

Bố mẹ nên sớm giáo dục con về giá trị lao động và cách sử dụng tiền bạc trong cuộc sống.

Bố mẹ nên sớm giáo dục con về giá trị lao động và cách sử dụng tiền bạc trong cuộc sống.

Con hỏi: amp;#34;Bố mẹ có nhiều tiền không?amp;#34;, TS tâm lý mách câu trả lời khiến trẻ nể phục - 4

Giúp con lên kế hoạch nhằm kiểm soát chi tiêu và học cách tiết kiệm

Bố mẹ nên cho con tiền tiêu vặt mỗi tháng nhưng cần đặt ra nguyên tắc để con sử dụng tiền hợp lý, không bị hoang phí. Chẳng hạn như hãy hướng dẫn con lập kế hoạch chi tiêu, chia nhỏ các khoản tiền và chỉ tiêu tiền theo nhu cầu cần thiết. Điều này sẽ giúp trẻ kiểm soát được bản thân.

Ngoài những thứ cần chi tiêu, trẻ nên biết cách tiết kiệm tiền bạc. Có nhiều cách tích luỹ tiền như bỏ ống heo, mở sổ tiết kiệm, mở tài khoản ngân hàng,… bố mẹ cần dạy con chi tiêu đúng cách, tuyệt đối không dùng đến số tiền tiết kiệm trong bất cứ trường hợp nào.

Hãy dành thời gian lên danh sách, nói chuyện nhẹ nhàng để tìm hiểu lý do món đồ trẻ muốn mua. Điều này giúp trẻ nhận thức rõ hơn về mục tiêu cá nhân, đồng thời tránh việc chi tiêu sai mục đích. 

Bên cạnh đó, bố mẹ không nên đưa cho con tiền tiêu ngay khi vừa có. Theo tạp chí Parent, dạy trẻ kiên nhẫn đi đôi với việc kiềm chế ham muốn mua sắm.

Trước khi đi mua sắm, người lớn dạy trẻ tạo một ngân sách, liệt kê những gì sẽ mua, cửa hàng sẽ đến và phạm vi giá cho từng sản phẩm.

Với những mặt hàng giá trị lớn hơn, trẻ tham khảo và so sánh giá của chúng trên mạng. Trẻ sẽ học được thói quen lập kế hoạch mua hàng trước khi đi mua sắm.

Hãy giúp con lên kế hoạch nhằm kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm trong cuộc sống.

Hãy giúp con lên kế hoạch nhằm kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm trong cuộc sống.

Con hỏi: amp;#34;Bố mẹ có nhiều tiền không?amp;#34;, TS tâm lý mách câu trả lời khiến trẻ nể phục - 6

Nói với con rằng tiền không phải là tất cả, nên biết chia sẻ

Tiền bạc quan trọng và không thể tách rời trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Nhưng tiền bạc chắc chắn không phải là thứ quan trọng nhất trên đời. Hãy giúp trẻ hiểu rằng, sức khoẻ, gia đình, tình yêu,… quan trọng hơn tiền bạc rất nhiều. Không nên phụ thuộc hoàn toàn vào đồng tiền mà đánh mất nhiều điều quý giá. 

Hãy nên sử dụng tiền bạc cho những mục đích, nhu cầu chính đáng của bản thân, và không nên để bản thân bị chi phối. Bố mẹ cần nghiêm khắc giáo dục trẻ sử dụng đồng tiền đúng cách, không đánh mất mình trong những ham muốn vật chất tầm thường.

Ngoài ra, quyên góp một phần nhỏ tiền của trẻ để làm từ thiện sẽ dạy cho con rằng tiền có thể được sử dụng để giúp đỡ mọi người, thay vì để mua đồ.

Phụ huynh không cần trực tiếp yêu cầu con quyên góp mà có thể kể cho trẻ nghe câu chuyện có thật về những người kém may mắn, tạo sự đồng cảm sâu sắc, sau đó, mới đề nghị con quyên góp tiền giúp đỡ họ.

Để giúp bố mẹ dễ dàng dạy con hiểu về giá trị lao động và việc sử dụng tiền bạc, Tiến sĩ Kiều Thị Thanh Trà, Trưởng bộ môn Tâm lý học Giáo dục, khoa Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm Tp.HCM đã có những chia sẻ hữu ích xoay quanh vấn đề này. 

Tiến sĩ Kiều Thị Thanh Trà, Trưởng bộ môn Tâm lý học Giáo dục, khoa Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.

Tiến sĩ Kiều Thị Thanh Trà, Trưởng bộ môn Tâm lý học Giáo dục, khoa Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.

Con hỏi: amp;#34;Bố mẹ có nhiều tiền không?amp;#34;, TS tâm lý mách câu trả lời khiến trẻ nể phục - 8

Thưa chuyên gia, bố mẹ có nên dạy con hiểu về giá trị của vật chất hay cách sử dụng tiền bạc? Độ tuổi nào nên bắt đầu là thích hợp?

Theo kết quả nghiên cứu được PFA (Financial Planning Association of Australia) công bố năm 2018, bố mẹ nên dạy con hiểu về giá trị của tiền bạc càng sớm càng tốt.

Độ tuổi được PFA khuyến nghị là khi trẻ khoảng 3 tuổi (tất nhiên, bố mẹ cần bắt đầu với những ý tưởng đơn giản và gần gũi với trẻ).

Việc làm này giúp trang bị cho trẻ kiến thức và kỹ năng cần thiết để trẻ hiểu được giá trị của tiền bạc và có thể tự quản lý tài chính trong tương lai.

Con hỏi: amp;#34;Bố mẹ có nhiều tiền không?amp;#34;, TS tâm lý mách câu trả lời khiến trẻ nể phục - 9

Nếu trong trường hợp trẻ hỏi "Nhà mình có giàu không?" "Bố mẹ có nhiều tiền không?", lúc này bố mẹ nên phản ứng thế nào?

Khi gặp phải những câu hỏi như “Nhà mình có giàu không?”, “Bố mẹ có nhiều tiền không”, bố mẹ cần lưu ý không “tô hồng” hay “bôi đen” gia cảnh của mình.

Thay vào đó, bố mẹ có thể đặt câu hỏi cho trẻ (chẳng hạn như Vì sao con lại hỏi như vậy? Con nhận thấy nhà mình như thế nào?...) và cùng trao đổi thẳng thắn, trung thực với trẻ về hoàn cảnh, điều kiện gia đình.

Thông qua đó, bố mẹ có thể giúp trẻ hình thành quan điểm đúng đắn về tiền bạc và giá trị của tiền bạc.

Con hỏi: amp;#34;Bố mẹ có nhiều tiền không?amp;#34;, TS tâm lý mách câu trả lời khiến trẻ nể phục - 10

Làm cách nào để con hình thành nhận thức đúng đắn về giá trị của lao động và tiền bạc? 

Để trẻ hình thành nhận thức đúng đắn về giá trị của lao động và tiền bạc, bố mẹ nên nói chuyện cởi mở với trẻ về tiền bạc ở những thời điểm thích hợp.

Hãy dạy cho trẻ biết tiền có được từ đâu, giá trị của sức lao động, mối quan hệ giữa sức lao động - tiền bạc - hàng hoá, cách lập ngân sách, cách chi tiêu và tiết kiệm, cách chia sẻ và hỗ trợ những người khó khăn,…

Con hỏi: amp;#34;Bố mẹ có nhiều tiền không?amp;#34;, TS tâm lý mách câu trả lời khiến trẻ nể phục - 11

Ngoài ra, bố mẹ có thể dạy con tiêu tiền hợp lý và biết cách để dành tiền bằng cách nào?

Tiêu tiền và tiết kiệm hợp lý vừa là kỹ năng vừa là thói quen mà bố mẹ có thể giúp trẻ hình thành và rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ.

Bố mẹ có thể bắt đầu bằng cách giải thích các khái niệm cơ bản như chi tiêu, tiết kiệm, ngân sách, mục tiêu tài chính… cho trẻ thông qua những ví dụ hoặc hoạt động gần gũi với trẻ và cố gắng duy trì những cuộc trao đổi này.

Tiếp đó, bố mẹ có thể dạy cho trẻ biết giá trị của đồng tiền và sức lao động bằng cách cho trẻ một khoản tiền nho nhỏ tương ứng với sức lao động mà trẻ đã bỏ ra để thực hiện một nhiệm vụ nhất định nào đó, đồng thời, hướng dẫn trẻ tiết kiệm để đạt được một mục tiêu tài chính cụ thể (chẳng hạn như mua một món đồ chơi, một quyển sách...).

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể giúp trẻ phân biệt giữa “cái trẻ muốn” và “cái trẻ thật sự cần” để trẻ nhận ra tầm quan trọng của việc tiết kiệm và chi tiêu phù hợp với điều kiện hiện có của mình.

Chuyên gia: Những đứa trẻ có chỉ số IQ cao thường có đặc điểm chung này từ bàn tay
Cha mẹ muốn biết liệu con mình có chỉ số IQ cao hay không, có thể quan sát một số tín hiệu trên đôi bàn tay trẻ.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm