Con liên tục nháy mắt khi xem tivi, điện thoại, bố mẹ đưa đi khám mới biết mắc Rối loạn Tic

Thi Thi - Ngày 15/11/2022 19:00 PM (GMT+7)

Năm 2020, nghiên cứu của bác sĩ Phạm Hải Uyên thực hiện tại bệnh viện Nhi Đồng 2 cho thấy trung bình 1 tháng khoảng 20-30 trường hợp trẻ bị rối loạn Tic đến khám tại khoa Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Con liên tục nháy mắt khi xem tivi, điện thoại, bố mẹ đưa đi khám mới biết mắc Rối loạn Tic - 1

Hiện nay, các chuyên gia phát hiện ra rằng, ngày càng nhiều trẻ mắc hội chứng Tic. Theo chuyên gia y tế, hội chứng Tic là việc vận động hoặc phát âm xuất hiện một cách bất thường và lặp đi lặp lại một cách mất kiểm soát. Tần suất, cường độ và thời gian giật các cơ ở từng trẻ khác nhau.

Hội chứng này thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi. Có khoảng 20% trẻ ở độ tuổi đi học mắc phải rối loạn này. Đối với một số trẻ, rối loạn này sẽ biến mất hoàn toàn sau khi lớn nhưng cũng có trẻ đối mặt với nó đến khi trưởng thành.

Theo chuyên gia y tế, hội chứng Tic là việc vận động hoặc phát âm xuất hiện một cách bất thường và lặp đi lặp lại một cách mất kiểm soát. (ảnh minh họa)

Theo chuyên gia y tế, hội chứng Tic là việc vận động hoặc phát âm xuất hiện một cách bất thường và lặp đi lặp lại một cách mất kiểm soát. (ảnh minh họa)

Hội chứng Tic liên quan đến các biểu hiện về vận động và âm thanh, thường được chia làm hai nhóm đơn giản và phức tạp. Tic âm thanh đơn giản bao gồm: Thở dài, ho, lẩm bẩm, các âm thanh khác như tặc lưỡi, hắng giọng, la hét… Tic vận động đơn giản bao gồm nháy mắt, chun mũi, nhún vai, lắc đầu, giật cơ hàm.

Tic phức tạp kéo dài lâu hơn, diễn ra đồng thời các Tic đơn giản bao gồm Tic phức tạp về vận động như nhại động tác của người khác, vuốt tóc, đá chân, nhảy… hoặc về âm thanh nói các từ hoặc các câu lặp đi lặp lại và không phù hợp với bối cảnh, la hét.

Để giúp bố mẹ có thêm thông tin về vấn đề này, bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã có những chia sẻ hữu ích về vấn đề này.

Bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh, Bệnh viện Nhi đồng 2.

Bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh, Bệnh viện Nhi đồng 2.

Con liên tục nháy mắt khi xem tivi, điện thoại, bố mẹ đưa đi khám mới biết mắc Rối loạn Tic - 4

Bác sĩ có thể chia sẻ về hiện trạng số ca trẻ mắc Rối loạn Tic thời gian gần đây?

Tỉ lệ người mắc rối loạn Tic trung bình trên thế giới vào khoảng 6-12% dân số. Trong đó độ tuổi xuất hiện triệu chứng đầu tiên của Tic dao động từ 2-11 tuổi, trung bình 4-6 tuổi, tuổi xuất hiện triệu chứng của Tic xấu nhất dao động từ 10-12 tuổi.

Năm 2020, nghiên cứu của bác sĩ Phạm Hải Uyên thực hiện tại bệnh viện Nhi Đồng 2 cho thấy trung bình 1 tháng khoảng 20-30 trường hợp trẻ bị rối loạn Tic đến khám tại khoa Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Con liên tục nháy mắt khi xem tivi, điện thoại, bố mẹ đưa đi khám mới biết mắc Rối loạn Tic - 5

Cha mẹ thường phát hiện con mắc Rối loạn Tic khi nào?

Một số tình huống thường gặp khi cha mẹ đưa trẻ đi khám bệnh là trẻ nháy mắt khi xem tivi, điện thoại, hoặc khi tập trung làm bài tập, một số khác tạo tiếng tằng hắng (Tic âm thanh) trong miệng sau khi trẻ vừa mới hết bệnh viêm họng, viêm hô hấp trên… Đôi khi, trẻ mắc rối loạn Tic mất một vài tháng mới được chẩn đoán chính xác mặc dù đi khám bệnh sớm.

Ví dụ trẻ nháy mắt được chẩn đoán viêm kết mạc, được cho sử dụng thuốc nhỏ mắt, thuốc bổ mắt không giảm mới đi khám chuyên khoa khác. Những trẻ tạo tiếng ho, tiếng “tằng hắng” có khi mất cả nửa năm để đi khám chuyên khoa hô hấp, tai mũi họng vì nghĩ là bệnh đường hô hấp trước khi được giới thiệu đến chuyên khoa thần kinh.

Con liên tục nháy mắt khi xem tivi, điện thoại, bố mẹ đưa đi khám mới biết mắc Rối loạn Tic - 6

Vậy rối loạn Tic có phải do trẻ xem tivi, điện thoại nhiều

Trong những nghiên cứu về Tic không cho thấy xem tivi điện thoại là tăng biểu hiện của Tic hay làm xuất hiện Tic vì có những bạn nhỏ không xem tivi điện thoại hoặc xem rất ít cũng vẫn bị Tic. Tuy nhiên trên thực tế lâm sàng cho thấy giảm tivi điện thoại giúp cải thiện triệu chứng Tic.

Có thể khi giảm TV, điện thoại, trẻ dành nhiều thời gian để nói chuyện, tương tác với cha mẹ, bạn bè nhiều hơn, trẻ vận động nhiều hơn, từ đó tâm lý thoải mái, giảm căng thẳng. Việc thay đổi thói quen cũ sang một hoạt động mới cũng giúp trẻ “quên" Tic. 

Việc sử dụng tivi điện thoại quá nhiều có nhiều ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe và tinh thần của trẻ, do đó không chỉ trong điều trị Tic mà còn trong các vấn đề tâm thần kinh khác, bác sĩ cũng khuyên trẻ hạn chế sử dụng tivi, điện thoại.

Con liên tục nháy mắt khi xem tivi, điện thoại, bố mẹ đưa đi khám mới biết mắc Rối loạn Tic - 7

Cách điều trị hội chứng Tic? Trẻ sau khi đã điều trị hội chứng Tic có sinh hoạt bình thường như trẻ khác hay cần lưu ý điều gì?

Rối loạn Tic không những làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, mặc cảm tự ti khi bị bạn bè trêu chọc, mà còn làm cho cha mẹ trẻ căng thẳng theo. Trẻ bị rối loạn tic không cố tình tạo biểu hiện, trẻ đôi khi có thể kiểm soát được một phần nhưng không hoàn toàn biểu hiện giật.

90% trẻ rối loạn Tic có cảm giác thúc giục phải giật cơ hoặc nháy mắt. Do đó ưu tiên hàng đầu trong điều trị Tic là can thiệp hành vi, giúp trẻ kiểm soát cảm giác thôi thúc giật cơ, kiểm soát yếu tố kích gợi (như căng thẳng, nóng giận...), kiểm soát biểu hiện của Tic.

Phương pháp can thiệp hành vi này bao gồm giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần, tăng cường vận động thể lực, và một số bài tập giúp trẻ nhận ra Tic sắp xuất hiện và rút ngắn biểu hiện Tic. Điều quan trọng là luôn giữ cho tinh thần của trẻ và cha mẹ luôn thoải mái.

Cha mẹ sẽ là người đồng hành cùng trẻ chứ không phải là người kiểm soát và bắt lỗi trẻ khi bị Tic. Vì Tic có thể kéo dài nhiều năm nên việc điều trị cũng thay đổi tùy theo đáp ứng của trẻ, một tin vui là đa số trẻ sẽ cải thiện dần hoặc hết Tic khi đến tuổi trưởng thành. Trẻ bị rối loạn Tic kể cả khi còn hay hết triệu chứng vẫn có thể sinh hoạt học tập, thể dục thể thao bình thường, không cần hạn chế bất kỳ kỳ vọng nào đối với trẻ.

Việc tập luyện hành vi sẽ được duy trì trong suốt thời gian điều trị, một số thuốc đặc biệt cũng được sử dụng để kiểm soát Tic, các thuốc mới thường ít tác dụng phụ và dễ sử dụng. Tuy nhiên phụ huynh nên đưa trẻ đến khám chuyên khoa thần kinh để được tư vấn kỹ lưỡng cũng như theo dõi trong quá trình điều trị chứ không nên tự uống thuốc.

Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ!

Mùa thu mẹ đừng bỏ qua 5 loại rau này, lượng canxi còn cao hơn cả sữa
Muốn con cao lớn, một mặt cần tăng cường vận động, mặt khác cần ăn nhiều thực phẩm giàu canxi.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn