Trẻ nhỏ hệ tiêu hóa chưa tốt nên dễ gặp một số vấn đề như chướng bụng, đầy hơi, bố mẹ nên chú ý.
Mỗi bước trưởng thành của trẻ đều ảnh hưởng đến tâm hồn của bố mẹ, nuôi dạy trẻ khôn lớn không phải là điều dễ dàng. Trong đó, một số trẻ thường gặp các vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu... khiến bố mẹ lo lắng.
Đặc biệt, trong những ngày nghĩ lễ, nguy cơ trẻ gặp các vấn đề trên càng có nguy cơ tăng cao hơn bởi lúc này trẻ thường được tự do, vui chơi và ăn uống hơn những ngày thường.
Nếu trẻ gặp tình trạng này, bố mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân từ đó đưa ra các giải pháp nuôi dưỡng phù hợp để con khỏe mạnh và tăng trưởng tốt hơn.
Nguyên nhân trẻ dễ tích tụ thức ăn, chướng bụng, đầy hơi
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tích tụ thức ăn ở trẻ, nhưng cơ bản xuất phát từ 3 nguyên nhân sau.
Dạ dày của trẻ còn yếu và chức năng tiêu hóa chưa tốt
Cấu tạo hệ tiêu hóa ở trẻ em có nhiều điểm khác biệt so với người trưởng thành, cụ thể hoạt động cơ dạ dày của trẻ nhỏ còn tương đối yếu, đặc biệt là ở cơ thắt tâm vị.
Tuy nhiên, vùng cơ thắt môn vị của trẻ lại phát triển tốt và đóng chặt. Sự phối hợp không nhịp nhàng này gây ra tình trạng nôn trớ của trẻ sau khi ăn.
Bố mẹ có thể quan sát xem trẻ có các triệu chứng buồn nôn, nôn trớ, chướng bụng và tiêu chảy hay không, nếu trẻ có những biểu hiện như vậy thì phần lớn là do trẻ tiêu hóa kém.
Lượng thức ăn không được kiểm soát
Một số phụ huynh luôn cảm thấy con ăn quá ít nên thay đổi phương pháp cho ăn nhiều hơn. Thực tế khi còn nhỏ, dung tích dạ dày chưa lớn nên không thể ăn quá nhiều, nếu buộc phải cho ăn quá nhiều, dạ dày không chịu nổi sẽ gây tích tụ thức ăn.
Trẻ nhỏ thường dễ gặp các vấn đề tiêu hóa.
Tình trạng này lâu dần có thể khiến trẻ gặp phải vấn đề tâm lý, chán thức ăn. Dung tích dạ dày của trẻ tương đối nhỏ nên không thích hợp để trẻ ăn quá no.
Bố mẹ nên chú ý cho trẻ ăn theo định lượng, bữa phụ cũng nên hợp lý. Nếu thấy trẻ không muốn ăn thì đừng ép.
Trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa
Do hệ tiêu hóa còn non nớt nên trẻ em thường dễ bị các bệnh đường tiêu hóa, trong đó có 5 vấn đề tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ nhỏ bao gồm: Đau bụng, trào ngược dạ dày- thực quản, không dung nạp lactose, tiêu chảy, táo bón.
Sau 7 tuổi trở, hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện và gần như tương đồng với người trưởng thành cả về giải phẫu lẫn sinh lý, đặc biệt là hệ vi sinh vật đường ruột.
Nếu có các dấu hiệu bất thường về đường tiêu hóa, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện khám ngay để tránh bệnh biến chứng nguy hiểm.
Những cách hỗ trợ giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, con tăng trưởng tốt
Dù giải pháp có tốt đến đâu thì cũng nên phòng tránh trước. Chế độ ăn uống điều độ, hợp lý là cách tốt để tránh tích tụ thức ăn hiệu quả.
Bổ sung vi khuẩn có lợi
Lợi khuẩn góp phần cân bằng hệ vi sinh đường ruột và áp chế sự phát triển của các hại khuẩn, nấm men và vi rút gây bệnh. Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, con cần duy trì tỷ lệ 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn.
Mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho trẻ bằng cách cho con ăn các thực phẩm lên men tự nhiên như sữa chua, phô mai, natto hoặc uống sữa công thức có bổ sung chủng lợi khuẩn tự nhiên trong cơ thể.
Các lợi khuẩn này cư trú ở hàng rào màng nhầy niêm mạc ruột, có khả năng hỗ trợ sự phát triển của các lợi khuẩn khác để duy trì, tái lập sự cân bằng vi sinh trong ruột và phối hợp với hệ miễn dịch chống tác nhân ngoại lai xâm nhập, giúp con lớn lên khỏe mạnh và phát triển tối ưu.
Mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho trẻ bằng cách cho con ăn các thực phẩm lên men tự nhiên như sữa chua, phô mai.
Cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ làm phân mềm hơn, dễ dàng di chuyển qua hệ tiêu hóa. Trẻ em từ 2 tuổi trở lên nên được bổ sung lượng chất xơ bằng số tuổi cộng thêm 5g mỗi ngày. Ví dụ, bé 5 tuổi cần ăn 10-15g chất xơ/ngày.
Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, các loại rau, đậu, quả hạch và ngũ cốc nguyên hạt.
Chia khẩu phần ăn thành các bữa nhỏ
Trẻ ăn quá nhiều một lúc sẽ khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, dẫn đến đau bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa… Chưa kể, bé ăn quá nhiều sẽ khó nhai kỹ khiến dạ dày phải vất vả hơn khi nghiền trộn thức ăn.
Mẹ nên cho bé ăn ít nhất 3 bữa chính và 2 bữa phụ rải đều trong ngày. Các bữa ăn nên cách nhau 2-3 giờ để hệ tiêu hóa có thời gian hoạt động và nghỉ ngơi.
Hãy dạy trẻ nhai kỹ để enzyme trong nước bọt hòa trộn đều với thức ăn, hỗ trợ giải phóng chất dinh dưỡng, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.
Cho trẻ uống nhiều nước
Việc uống đủ nước giúp thức ăn di chuyển trong đường ruột tốt hơn, giảm nguy cơ táo bón. Ngoài 3 cữ sữa mỗi ngày, mẹ nên cho con uống đủ nước để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nếu con không thích uống nước, mẹ có thể cho thêm vài lát trái cây hay chút nước ép để bé dễ uống hơn.
Việc vận động thể chất thường xuyên giúp nhu động ruột của trẻ hoạt động hiệu quả, thức ăn được đẩy đi nhanh chóng.
Khuyến khích trẻ vận động thể chất đều đặn
Việc vận động thể chất thường xuyên giúp nhu động ruột của trẻ hoạt động hiệu quả, thức ăn được đẩy đi nhanh chóng và dễ dàng hơn, không bị tắc ứ gây táo bón. Ngoài ra, vận động còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Để giúp con hình thành thói quen vận động lành mạnh, bố mẹ nên cho bé ra ngoài chơi đùa ít nhất 30 phút/ngày. Các hoạt động thể chất phù hợp cho bé bao gồm đi bộ, chạy nhảy, bơi lội, đạp xe, đá bóng…