Nếu cha mẹ biết điều tiết cảm xúc của chính mình trong lúc nóng giận, điều này sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của trẻ trong tương lai.
Kiên nhẫn là một trạng thái của con người, rất cần thiết cho tất cả công việc trong đời sống. Kiên nhẫn sẽ giúp chúng ta dễ dàng thành công hơn.
Việc nuôi dạy trẻ nhỏ cũng vậy. Cha mẹ cũng nên học cách kiên nhẫn trong việc giáo dục con cái, bởi vì trẻ con khi còn nhỏ rất nghịch ngợm, hay tỏ ra ngang ngược. Nếu cha mẹ cứ luôn mất bình tĩnh, la mắng sẽ rất bất lợi cho sự trưởng thành của trẻ.
Về vấn đề này, giáo sư Li Meijin, một chuyên gia chăm sóc trẻ nổi tiếng ở Trung Quốc cũng đã từng nói: “Cha mẹ hãy học cách kiên nhẫn với con cái, đặc biệt là với trẻ dưới 12 tuổi”.
Đặc biệt, nếu cha mẹ “chịu đựng” được 3 điều này khi dạy con, trẻ sẽ ngày càng tự giác và dễ thành công hơn trong tương lai.
Kìm hãm sự nóng nảy của cha mẹ
Khả năng kiểm soát cảm xúc của trẻ rất kém khi còn nhỏ. Các bé thường dễ làm cha mẹ khó chịu, nhất là khi mắc lỗi. Khi gặp trường hợp này, cha mẹ nên kiềm chế cảm xúc của mình và đừng để mất bình tĩnh. Nếu cha mẹ dùng cách quát mắng để giáo dục con, không những không hiệu quả mà còn khiến trẻ cảm thấy bị dọa nạt, mất an toàn.
Muốn giáo dục trẻ thành những người thành công, trước hết cha mẹ phải học cách kiểm soát cảm xúc, chỉ khi thực sự giao tiếp được với trẻ thì trẻ mới sẵn sàng tâm sự và giúp cha mẹ có những đánh giá về tính cách của con để tìm ra phương pháp dạy dỗ thích hợp nhất.
Nếu cha mẹ dùng cách quát mắng để giáo dục con, không những không hiệu quả mà còn khiến trẻ cảm thấy bị dọa nạt, mất an toàn.
Đừng làm gián đoạn sự nhiệt tình của trẻ
Cha mẹ chắc chắn sẽ gặp phải trường hợp như vậy trong quá trình giáo dục con cái. Đôi lúc, khi dạy trẻ ăn nhưng bé lại thích nghịch đồ chơi, không nghe muốn nghe lời. khi gặp tình huống này các bậc cha mẹ thường rất sốt ruột và thể hiện thái độ tức giận, ép trẻ ăn. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm.
Trẻ nhỏ rất dễ bị phân tâm nên việc trẻ không nghe tiếng gọi của cha mẹ là điều dễ hiểu. Vì vậy, cha mẹ cần kiềm chế cảm xúc của mình lại, đừng vội vàng ngăn cản hành động hay ngắt lời trẻ.
Trẻ nhỏ rất dễ bị phân tâm, vì vậy cha mẹ cần kiềm chế cảm xúc của mình lại, đừng vội vàng ngăn cản hành động hay ngắt lời trẻ.
Không chiều chuộng trẻ quá mức
Ngày nay, hầu hết các gia đình rất cưng chiều con cái. Một khi trẻ muốn thứ gì, cha mẹ đều cố gắng đáp ứng cho con ngay. Tuy nhiên, điều này nếu cha mẹ lặp lại trong thời gian dài, có thể ảnh hưởng đến việc phát triển tính độc lập của trẻ.
Cha mẹ không tiếc mọi thứ để cưng chiều con mình, vì thế trẻ sẽ dễ hình thành tính kiêu ngạo, khi lớn lên rất dễ bị cô lập khi không có khả năng kết bạn và hòa nhập. Đồng thời, trẻ cũng có xu hướng phụ thuộc vào cha mẹ khi trưởng thành.
Vì vậy, cha mẹ nên khuyến khích con cái của mình, hãy để con tự do làm những điều con muốn. Bên cạnh đó, để trẻ có thể dễ dàng thành công hơn, cha mẹ có thể áp dụng thêm 2 cách dưới đây.
Nếu cha mẹ chiều chuộng trẻ quá mức, trẻ sẽ dễ hình thành tính kiêu ngạo, khi lớn lên rất dễ bị cô lập khi không có khả năng kết bạn và hòa nhập.
Trau dồi khả năng vận động của trẻ
Việc trau dồi khả năng vận động của trẻ là rất quan trọng. Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ vì lo sợ cho sức khỏe và an toàn của con nên thích nhốt trẻ ở nhà và ngăn trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Điều này là không chính xác, vì tập thể dục không chỉ giúp ích cho cơ thể của trẻ mà còn thúc đẩy sự phát triển của não bộ.
Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, các bé đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng. Vì vậy, mẹ hãy cố gắng đưa con ra ngoài vận động, hay ít nhất là vận động tại nhà đều đặn hàng ngày.
Không chỉ vậy, kiên trì tập thể dục còn có thể rèn luyện tính cách của trẻ, giúp trẻ quyết tâm và lạc quan hơn. Khi gặp phải thất bại trong tương lai, trẻ sẽ không lùi bước mà có xu hướng dũng cảm đối mặt.
Việc trau dồi khả năng vận động của trẻ là rất quan trọng, kiên trì tập thể dục còn có thể rèn luyện tính cách của trẻ, giúp trẻ quyết tâm và lạc quan hơn.
Trau dồi trí tuệ cảm xúc cho trẻ
Nguyên nhân khiến trẻ không nghe lời là do trẻ ở lứa tuổi này chưa có khả năng bộc lộ cảm xúc, chưa thích nghi với cuộc sống tập thể, vì vậy cha mẹ nên chú trọng trau dồi trí tuệ cảm xúc cho trẻ càng sớm càng tốt, giúp con phát triển tốt hơn.
Nếu trẻ có EQ cao khi còn nhỏ, thì dù công việc và các mối quan hệ cá nhân trong xã hội có phức tạp đến đâu, trẻ sẽ có thể xử lý rất tốt và dễ dàng đạt được thành tựu và hạnh phúc.
Theo kết quả nghiên cứu, thời điểm tốt nhất để trau dồi khả năng quản lý cảm xúc của trẻ là giáo dục con càng sớm càng tốt. Cha mẹ có thể cùng con đọc sách để trau dồi kiến thức về cách ứng xử cũng như những chuyện thế giới.
Trau dồi trí tuệ cảm xúc cho trẻ càng sớm càng tốt, giúp con phát triển tốt hơn.