Nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy trẻ có chỉ số IQ cao thường có 3 biểu hiện rõ ràng trước 6 tuổi.
Nhiều bậc cha mẹ vì không có cái nhìn chính xác về hành vi được cho là có IQ cao của trẻ nên thường bỏ qua thời điểm vàng để bồi dưỡng, uốn nắn thêm cho những năng khiếu thiên phú của con mình.
Trên thực tế, muốn biết chỉ số IQ của trẻ cao hay thấp, khi trẻ dưới 6 tuổi, chúng ta có thể nhận biết thông qua việc quan sát một số hành vi hàng ngày của trẻ.
Một nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra rằng, những đứa trẻ có chỉ số IQ cao có thể thấy trước 6 tuổi, vì đây là thời kỳ phát triển đỉnh cao của não bộ, và chỉ số IQ của trẻ tăng 5% hay 30% so với ban đầu phụ thuộc vào mức độ chăm chỉ hướng dẫn, giáo dục và rèn luyện của cha mẹ.
Theo đó, trẻ có chỉ số IQ cao thường có 3 biểu hiện sau đây trước 6 tuổi, cha mẹ nên quan sát quá trình phát triển và có phương pháp giáo dụng con đúng đắn, giúp trẻ phát huy khả năng tốt hơn.
Khả năng thực hành siêu việt
Nhà tâm lý học Gadner cho rằng, trí tuệ được thể hiện trên nhiều khía cạnh. Trẻ có chỉ số IQ cao nhìn chung có khả năng tư duy, hiểu biết mạnh mẽ và vận dụng thành hành động tốt. Khi suy nghĩ một vấn đề nào đó, trẻ có thể có cái nhìn bao quát và thấu đáo theo nhiều khía cạnh khác nhau.
Đây là lý do tại sao những đứa trẻ có chỉ số IQ cao có thể xuất sắc trong học tập, bởi vì khả năng tư duy, khả năng phán đoán và vận dụng thực hành của trẻ rất mạnh mẽ.
Bác sĩ nhi khoa nổi tiếng Nhật Bản Takeshi Inagaki cho biết, trẻ chủ động dùng cả hai tay làm việc gì đó một cách linh hoạt đây là một kích thích quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của não bộ.
Hoạt động của các ngón tay có mối quan hệ rất lớn với chỉ số thông minh của trẻ. Ngón tay càng linh hoạt thì chỉ số thông minh càng cao. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý quan sát các hành vi khác nhau của con, đừng hiểu sai tín hiệu do ngón tay con gửi đến mà bỏ lỡ thời kỳ phát triển trí não tốt nhất của đứa trẻ.
Cha mẹ nên cho trẻ làm nhiều việc hơn như chăm sóc bản thân, làm việc nhà, xếp khối, ghép hình, chơi với plasticine, đọc sách, nhằm rèn luyện trí tuệ cho con.
Trẻ có chỉ số IQ cao nhìn chung có khả năng tư duy, hiểu biết mạnh mẽ và vận dụng thành hành động tốt.
Siêu tập trung
Trong quá trình phát triển nếu như một em bé nếu như có khả năng tập trung cao là một yếu tố quan trọng quyết định thành công. Bởi khi làm một việc nào đó, chúng ta cần phải đầu tư thời gian và tinh lực thì mới mang lại hiệu quả rất lớn.
Đặc biệt, khi trẻ có thể tập trung thời gian và cố gắng quan sát, chú ý đến một việc trong thời gian dài, thì đó là việc rất đáng được khen ngợi.
Nhà sinh vật học người Pháp George Cuvier từng nói "Biểu hiện đầu tiên của thiên tài, trước hết là sự chú ý". Chuyên gia tâm lý nổi tiếng của Trung Quốc Li Meijin cũng nói rằng tất cả các “thiên tài nhí” đều có một điểm chung, đó là “siêu tập trung”.
Trẻ có khả năng tập trung cao có thể tập trung đọc suốt buổi sáng, ngược lại những trẻ có sự tập trung kém dù chơi với đồ chơi hay đọc sách, có thể không đủ kiên nhẫn trong vòng chưa đầy 5 phút.
Cha mẹ nên chú ý đến việc bảo vệ và nuôi dưỡng sự tập trung của con, cho trẻ làm những việc mà con hứng thú, khi trẻ tập trung vào một việc, đừng làm gián đoạn, cố gắng tạo môi trường phù hợp để con rèn luyện và phát huy.
Trẻ có khả năng tập trung cao có thể tập trung đọc suốt buổi sáng, ngược lại những trẻ có sự tập trung kém dù chơi với đồ chơi hay đọc sách, có thể không đủ kiên nhẫn trong vòng chưa đầy 5 phút.
Rất tò mò và thích đọc
Trẻ em rất tò mò thích đặt câu hỏi, thích khám phá bằng tay và thích tìm câu trả lời thông qua việc đọc.
Trong một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ hiếu động và tò mò thường đạt điểm cao hơn trong bài kiểm tra trí thông minh. Vì vậy các mẹ nên vui hơn khi nhận thấy em bé tò mò về những thứ xung quanh mình, nên kiên nhẫn, chú ý lắng nghe những thắc mắc của con cái, làm rõ những nguyên tắc khi trả lời câu hỏi, tốt nhất nên cùng con đi tìm câu trả lời.
Ngoài ra, những đứa trẻ thích đọc sách, thích được tiếp xúc với những quyển sách cho thấy khả năng bé rất thông minh, lanh lợi. Bé có sở thích đọc sách, là độc giả trung thành hoặc có thể là đọc cho biết, đọc để giải trí. Thực tế cũng chứng minh, cho con đọc sách và ngược lại cha mẹ đọc sách, truyện cho con từ nhỏ sẽ giúp bé phát triển bộ não.
Albert Einstein, nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20 đã từng nói rằng: “Nếu bạn muốn con thông minh, hãy đọc cho bé những câu chuyện cổ tích”.
Những đứa trẻ thích đọc sách, thích được tiếp xúc với những quyển sách cho thấy khả năng bé rất thông minh, lanh lợi.